Các lỗi hệ thống điện phổ biến trên ô tô
Các dấu hiệu như xe khó khởi động, đèn trần nhấp nháy bất thường có thể bắt nguồn từ sự cố hệ thống điện. Hãy cùng tìm hiểu một số lỗi về hệ thống điện phổ biến nhất trên xe hơi để có cách sửa chữa, khắc phục kịp thời.
Ắc quy bị cạn
Lỗi về hệ thống điện phổ biến nhất trên xe hơi đó là ắc quy xe bị cạn kiệt. Đây là bộ đầu tiên cần kiểm tra khi xe không có điện và khó khởi động.
Nên kiểm tra ắc quy định kỳ 4-6 tháng/lần. Ảnh: mechanicbase
Khi khởi động, động cơ cần lấy năng lượng từ ắc quy. Vì vậy khi ắc quy sắp cạn, nó không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, dẫn đến động cơ mất nhiều thời gian hơn để khởi động. Trong tình huống này, bạn sẽ nghe thấy tiếng máy kêu chậm hơn bình thường. Hoặc khi ắc quy bị cạn kiệt hoàn toàn, bạn sẽ không nghe thấy tiếng động cơ.
Ngoài ra, các thiết bị khác hoạt động bằng nguồn điện trên xe cũng có dấu hiệu trục trặc. Do điện yếu, đèn pha sẽ không sáng như cũ, bảng điều khiển mờ hơn, loa bị rè v.v…
Điều kiện thời tiết cực đoan như quá nóng hoặc quá lạnh cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy. Bạn nên tránh làm ắc quy cạn quá sâu trước khi sạc lại, việc này làm ắc quy nhanh bị “chai” và rút ngắn thời gian sử dụng.
Để theo dõi tình trạng sức khỏe của ắc quy, bạn có thể sắm một bộ đồng hồ đo điện để kiểm tra định kỳ. Ắc quy tốt trong tình trạng được sạc đầy sẽ có điện áp 12,6 volt trở lên. Khi điện áp giảm xuống còn 12,2 Volt nghĩa là ắc quy đã bị chai, chỉ còn 50 % dung lượng. Nếu điện áp ở mức dưới 12 Volt, ắc quy đã bị hỏng hoàn toàn và cần mua bộ mới để thay thế.
Cực ắc quy bị lỏng, ăn mòn
Một vấn đề thường gặp khác đối với hệ thống điện đó là cực ắc quy bị ăn mòn, lỏng lẻo. Qua thời gian, cực ắc quy sẽ bị ăn mòn bởi hóa chất, làm giảm khả năng dẫn điện.
Sự cố này sẽ dẫn đến hiện tượng động cơ khởi động chậm, đèn không sáng nên thường bị nhầm với trường hợp cạn ắc quy. Nếu không tìm hiểu kỹ, chủ xe sẽ phải thay ắc quy không cần thiết, gây tốn kém.
Video đang HOT
Cực ắc quy bị ăn mòn vì hóa chất. Ảnh: Goauto
Dấu hiệu cực ắc quy bị mòn rất dễ nhận biết. Các cực ắc quy sẽ có một lớp bột màu trắng, xanh lá cây bao phủ. Việc vệ sinh cực ắc quy rất đơn giản và có thể tự làm ở nhà. Bạn chỉ việc tháo kết nối ở cực âm ắc quy, sau đó đến cực dương, rồi tiến hành vệ sinh bằng bàn chải, nước hoặc dung dịch tẩy rửa mua từ cửa hàng.
Nếu ắc quy của bạn còn mới mà xe vẫn gặp hiện tượng đề khó nổ thì khả năng cao máy phát điện trên xe đã bị hỏng.
Máy phát điện chính là nguồn sạc của cả chiếc xe. Nó tạo ra năng lượng điện từ cơ năng của động cơ. Điện phát ra được sử dụng để sạc cho ắc quy, vận hành các thiết bị điện như đèn táp lô, đèn trần, điều hòa nhiệt độ…Khi máy phát điện hoạt động ổn định, tuổi thọ của ắc quy sẽ được tối ưu. Điện áp sạc quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy.
Bạn nên kiểm tra máy phát điện định kỳ từ 4-6 tháng/lần. Hãy nổ máy, tắt tất cả các thiết bị điện và đo điện áp đầu ra của máy phát. Nếu đo được điện áp từ 13,1 đến 14,6 Volt nghĩa là máy phát điện đang hoạt động tốt. Điện áp cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng này đều không tốt cho xe.
Bộ khởi động (củ đề) là một linh kiện giúp khởi động động cơ ô tô. Nó nhận năng lượng điện từ ắc quy để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Khi bộ khởi động bị lỗi, bạn sẽ không nghe thấy tiếng kêu tách khi vặn khóa điện. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra tất cả kết nối từ ắc quy tới bộ khởi động, sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải để làm sạch các giắc nối.
Một lý do khác khiến củ đề không hoạt động là bánh răng bị kẹt. Khi đó, động cơ không nổ máy nhưng đèn pha, kính gạt nước vẫn hoạt động.
Bugi là một linh kiện khác trên xe hơi sẽ bị hao mòn sau thời gian sử dụng. Các nhà sản xuất ô tô thường khuyên bạn nên thay thế bugi sau quãng đường sử dụng khoảng 50.000 đến 80.000 km.
Đầu bugi bị cháy đen sau thời gian hoạt động. Ảnh: Wheeljoint
Ngoài hiện tượng xe khó khởi động, lỗi về bugi còn có thể dẫn đến các hậu quả hỏng hóc nghiêm trọng hơn như hỏng xi-lanh động cơ, thay thế rất tốn kém. Nếu có thể, khi thay bugi, bạn cũng nên thay luôn dây bugi mới để đảm bảo xe hoạt động ổn định.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chập điện trên xe hơi, có thể do hỏng giắc nối, hỏng rơ le, bóng đèn bị cháy….,hoặc trong quá trình lắp đặt thiết bị mới, bảo dưỡng ô tô cũng có thể làm bong lớp vỏ cách điện các dây dẫn và gây ra chập điện.
Nhìn chung, chi phí sửa chữa chập điện thường không quá tốn kém nhưng phần khó nhất là xác định vị trí bị chập điện. Đôi lúc, thợ sửa chữa sẽ phải tháo tung chiếc xe để tìm nguyên nhân.
Cách khắc phục muội than bám trong động cơ xe
Sau một thời gian sử dụng, động cơ ít nhiều sẽ bám muội than. Đặc biệt là trên những chiếc xe cũ thì muội than sẽ bám carbon nhiều hơn điều này khiến động cơ bị rung lắc.
Nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, những chiếc ôtô hiện nay có thể chạy nhiều vạn km mà không gặp phải hỏng hóc lớn nào. Tuy nhiên, sự sụt giảm về hiệu năng hoàn toàn có khả năng xảy ra khi một số linh kiện của xe hao mòn và bám bẩn theo thời gian.
Trong trường hợp này, một trong những phương án xử lý thường được nhắc tới là vệ sinh muội than buồng đốt động cơ.
Tại sao cần vệ sinh muội than động cơ?
Muội than thường xuất hiện trong động cơ và hệ thống xả. Khi hoạt động một thời gian dài, những muội than sản sinh trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn của động cơ sẽ tạo thành dạng hạt mịn có độ cứng cao, chúng tích tụ và bám chặt vào xupap, đầu piston, thành xi lanh hay bugi....
Muội than thường xuất hiện trong động cơ và hệ thống xả
Về lâu về dài, lớp muội than dày có thể làm xước thành xi hay lanh hay ảnh hưởng tới tỉ số nén động cơ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho động cơ hoạt động với hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiên liệu hơn.
Động cơ làm việc yếu sẽ kéo theo nhiều tình trạng khác nhau:
Xe chạy không ổn định, tăng tốc kém và giảm tốc không đềuThường xuyên ngắc ngứ, khó khởi độngXe chạy ì, giật cục, tiếng động cơ kêu toHao tốn nhiên liệu hơn mức bình thườngTuổi thọ động cơ giảm, tốn thời gian bảo trì bảo dưỡng
Theo khuyến cáo từ các hãng xe, sau mỗi 15.000 - 20.000 km, nên thực hiện vệ sinh muội than kết hợp với vệ sinh kim phun để tối ưu hoạt động của động cơ và nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Các phương pháp vệ sinh muội than động cơ
Cách đơn giản nhất và tiết kiệm chi phí nhất là sử dụng các chất phụ gia vệ sinh động cơ. Chất phụ gia này chỉ cần đổ vào xe cùng nhiên liệu và được chia làm hai loại: Vệ sinh khi muội than đã hình thành và xúc tác tăng hiệu quả đốt cháy nhiên liệu, giúp ngăn ngừa việc hình thành muội than. Cách sử dụng dung dịch có ưu điểm là nhanh, gọn nhẹ tuy nhiên hiệu quả đem lại thì khó để kiểm chứng thực tế.
Cách đơn giản nhất và tiết kiệm chi phí nhất là sử dụng các chất phụ gia vệ sinh động cơ
Nếu tình hình không cải thiện, xe sẽ cần được đưa đến các xưởng sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. Nhiều gara hiện nay có các thiết bị camera để thực hiện "nội soi" động cơ, qua đó xác định rõ ràng tình trạng bám muội than và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Đầu tiên là phương pháp vệ sinh buồng đốt bằng khí Hydrogen, sử dụng máy chuyên dụng. Máy điện phân nước thành khí H2 và O2, hỗn hợp khí này đi vào buồng đốt, sau đó lại được đốt cháy tạo thành nước, sản sinh nhiệt lượng cao (xấp xỉ 3.000 độ C), giúp triệt tiêu và đẩy muội than ra qua đường ống xả. Đây được xem là một giải pháp an toàn cho động cơ của bạn với chi phí hợp lý.
Giải pháp cuối cùng và phức tạp nhất là tháo rã máy, dùng các dụng cụ làm sạch thủ công (đại tu máy). Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh đó, việc tháo rã máy máy cũng làm cho động cơ của bạn mất "zin", làm giảm giá trị xe rất nhiều nếu bạn muốn bán xe.
4 dạng hư hỏng mâm xe ôtô và cách xử lý Mâm xe ôtô không được bảo dưỡng tốt sẽ khiến tài xế gặp rắc rối trong quá trình vận hành. Chăm sóc mâm xe ôtô đúng cách là một phần thiết yếu của chế độ bảo dưỡng. Ảnh: TK Mâm xe ôtô bị móp khi vận hành Móp mâm xe là loại hư hỏng đầu tiên mà tài xế cần chú ý. Có...