Các loại vũ khí Nga sử dụng ở Ukraine có thể buộc NATO phải cải thiện năng lực phòng không
NATO đang cân nhắc cách tăng cường hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa để chống các mối đe dọa như máy bay không người lái và tên lửa hành trình mà Nga đã sử dụng ở Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, Trung tướng không quân Johnny Stringer, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không quân Liên quân NATO, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng phạm vi thách thức mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải đối mặt đã tăng lên trong thập kỷ qua, khi mà các đối thủ có khả năng mua sắm và vũ khí hóa máy bay không người lái với số lượng lên tới hàng nghìn chiếc.
Máy bay không người lái có thể là một thách thức đối với các hệ thống phòng không vì chúng thường bay thấp và khó bị phát hiện. Đạn dược để bắn hạ chúng thường có giá cao hơn giá trị của bản thân máy bay không người lái, làm tăng chi phí chiến tranh.
Ông Stringer nói thêm: “Mức độ phổ biến của tên lửa hành trình và một số quốc gia lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu vượt âm cũng là một mối quan ngại”.
Do đó, ông Stringer cho rằng NATO cần đảm bảo khả năng phòng không của mình có thể đối phó với các mối đe dọa. Ông nói thêm rằng đây sẽ tiếp tục là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng khi Nga sử dụng các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng ở Ukraine.
Ông phát biểu: “NATO sẽ và đang xem xét tình hình tương lai đó và những năng lực cần có trong tương lai”.
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, tên lửa và máy bay không người lái của Nga đã tấn công phần lớn cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, khiến hàng triệu người không có điện và nước ổn định trong mùa đông. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga có khả năng đã nhận được thêm máy bay không người lái từ bên ngoài và đang tìm cách mua thêm vũ khí, trong đó có hàng trăm tên lửa đạn đạo.
Kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine vào tháng 2, NATO đã tăng cường hệ thống phòng không dọc theo sườn phía Đông, trong đó đặt hệ thống Patriot của Đức và Hà Lan ở Slovakia và hệ thống MAMBA đất đối không của Pháp ở Romania. Đức cũng đang gửi tên lửa Patriot tới Ba Lan sau khi một tên lửa phòng không của Ukraine rơi nhầm xuống một ngôi làng biên giới vào tháng 11.
Ít nhất 15 quốc gia sẽ ký kết một dự án do Đức đứng đầu, theo đó cùng nhau mua thiết bị phòng không và tên lửa nhằm tạo ra một lá chắn chống tên lửa cho châu Âu để tăng cường khả năng bảo vệ cho phần lớn lục địa này.
Bệ phóng tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ tham gia cuộc tập trận của NATO tại Trondheim, Na Uy. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu ngày 29/8: “Các nước láng giềng châu Âu nên thiết lập một hệ thống phòng không chung trong bối cảnh xung đột Ukraine và các thách thức an ninh khác xảy ra… Chúng ta có rất nhiều việc để làm khi nói đến phòng thủ trước các mối đe dọa trên không và trên không gian tại châu Âu. Đó là lý do tại sao Đức sẽ đầu tư đáng kể vào hệ thống phòng không của châu Âu trong những năm tới. Đồng thời, ngay từ đầu, Đức sẽ thiết kế hệ thống phòng không trong tương lai theo cách mà các nước láng giềng châu Âu vẫn có thể tham gia nếu họ muốn. Đây cũng sẽ là một lợi thế an ninh cho châu Âu nói chung và là một ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh trụ cột châu Âu trong khối NATO được củng cố”.
Theo Thủ tướng Sholz, duy trì lá chắn phòng không chung sẽ hiệu quả hơn cả về mặt chi phí thay vì từng quốc gia châu Âu tiếp tục phát triển các giải pháp phòng thủ riêng.
Nhà lãnh đạo Đức cũng nói rằng Berlin có thể đảm nhận trách nhiệm đặc biệt trong giúp Ukraine có được các loại vũ khí phòng không và hệ thống pháo tiên tiến.
Trước đây, các nhà lãnh đạo EU từng kêu gọi các nỗ lực phòng thủ chung để làm cho khối mạnh hơn. Năm 2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất thành lập quân đội châu Âu thực sự để hỗ trợ cho khối quân sự NATO.
Củng cố các hệ thống tên lửa và phòng không phù hợp xu hướng cải tổ sâu rộng hệ thống phòng thủ của NATO sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine. Các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí tại một hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào tháng 6 năm ngoái về thiết lập một mô hình lực lượng mới mà theo đó sẽ đặt khoảng 300.000 binh sĩ trong tình trạng báo động cao để đối phó với mối đe dọa trong tương lai.
Phương Tây 'thở phào nhẹ nhõm' khi xác nhận sự cố tên lửa ở Ba Lan không phải do Nga tấn công
Các xác nhận từ Ba Lan, NATO và Mỹ đã giúp ngăn chặn sự leo thang lớn vì một cuộc tấn công có chủ ý của Nga vào Ba Lan nguy cơ lôi kéo liên minh quân sự này vào cuộc xung đột.
Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp ở Brusells ngày 16/11. Ảnh: Reuters
Theo nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 17/11, sau sự cố tên lửa rơi xuống vùng nông thôn của Ba Lan khiến hai người thiệt mạng, Warszawa (Vác-sa-va), một thành viên NATO và Tổng Thư kí của Liên minh này đã xác nhận "không có dấu hiệu" nào cho thấy đó là một cuộc tấn công có chủ ý.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết: "Lực lượng phòng thủ của Ukraine đã phóng tên lửa theo nhiều hướng khác nhau và rất có khả năng một trong những tên lửa này đã không may rơi xuống lãnh thổ Ba Lan. Không có gì, hoàn toàn không có gì, để cho rằng đó là một cuộc tấn công có chủ ý nhằm vào Ba Lan".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đã lặp lại những điều tra ban đầu của Ba Lan, nói: "Chúng tôi cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý".
Trước đánh giá của Ba Lan và NATO, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nói rằng "không có khả năng" Nga đã bắn tên lửa nhưng nói thêm: "Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ điều tra chính xác điều gì đã xảy ra".
Những đánh giá trên về sự cố tên lửa đã làm giảm khả năng gây ra một sự leo thang lớn khác trong cuộc xung đột dài gần 9 tháng giữa Nga vào Ukraine. Nếu Nga cố tình nhắm mục tiêu vào Ba Lan, họ có thể có nguy cơ lôi kéo NATO vào cuộc xung đột.
Ba quan chức Mỹ cho biết các đánh giá sơ bộ cho thấy tên lửa đã được lực lượng Ukraine phóng đi. Ukraine, nước thuộc khối Xô Viết cũ, duy trì kho vũ khí do Liên Xô và Nga sản xuất, bao gồm cả tên lửa phòng không, và cũng đã thu giữ thêm nhiều vũ khí của Nga trong khi đánh trả các lực lượng của Moskva trong cuộc xung đột.
Các lực lượng phòng không Ukraine đã phải tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga hôm 15/11 vào các cơ sở sản xuất và truyền tải điện, bao gồm cả khu vực phía Tây của Ukraine giáp với Ba Lan.
Tại châu Âu, các thành viên NATO là Đức và Anh đã kêu gọi điều tra kỹ lưỡng vụ rơi tên lửa cùng với những lời chỉ trích đối với Moskva.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận xét: "Điều này sẽ không xảy ra nếu không có cuộc xung đột Nga - Ukraine, không có tên lửa hiện đang tấn công dữ dội và trên quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine".
Điện Kremlin cũng đã chỉ trích phản ứng ban đầu của một số quốc gia đối với sự cố tên lửa và hiếm khi đánh giá cao một nhà lãnh đạo Mỹ, cho rằng Tổng thống Biden "phản ứng kiềm chế, chuyên nghiệp hơn".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: "Chúng tôi đã chứng kiến một phản ứng vội vàng, bài Nga khác mà không dựa trên bất kỳ dữ liệu thực tế nào. Ngay lập tức, tất cả các chuyên gia nhận ra rằng đó không thể là một tên lửa có liên quan đến lực lượng vũ trang Nga".
Tại sao máy bay không người lái đặt ra thách thức khác với Ukraine so với tên lửa? Tên lửa hành trình và máy bay không người lái "tự sát" đều là loại vũ khí tấn công và phát nổ khi đến mục tiêu, nhưng chúng lại gây ra các mối đe dọa khác nhau. Những máy bay không người lái cảm tử có giá rẻ hơn so với 1 quả tên lửa đánh chặn chúng. Ảnh: AFP Theo hãng tin...