Các loại thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở
Bạn không uống rượu, bia nhưng vô tình ăn một số loại hoa quả nhiều đường để chín quá lên men có thể sinh ra cồn trong hơi thở.
Tôi nghe nói một số loại đồ ăn, thức uống có thể làm sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở dù không uống rượu bia. Điều đó có chính xác không? (Hoàng Minh, Yên Bái)
Dưới đây là một số tư vấn từ các chuyên gia:
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên viện Cộng nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội:
Một số thực phẩm ăn hàng ngày có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu ăn xong bạn ra đường tham gia giao thông ngay, khi cơ quan công an yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thở vào dụng cụ test sẽ cho kết quả dương tính.
Lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu.
Dưới đây là những thực phẩm có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở bạn cần lưu ý:
Sầu riêng:Loại quả này có hàm lượng đường rất lớn, chín nhanh, lên men nhanh. Men này gây ra cảm giác cay cay khi ăn nhưng được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều người lại có sở thích ăn khi sầu riêng lên men nhưng vô tình sinh ra cồn trong hơi thở.
Vải, nhãn: Đây cũng là hai loại quả dễ lên men nhất.
Video đang HOT
Món ăn nấu dạng sốt vang: Một số món ăn nấu với rượu vang, rượu mai quế lộ vô tình có thể còn cồn.
Ngoài ra còn nhiều loại hoa quả khác có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như dứa, thanh long.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Ứng dụng Việt Nam:
Thực tế các loại hoa quả nhiều đường như sầu riêng, mít, chuối tiêu, chôm chôm… đều có thể lên men tự nhiên và sinh ra cồn. Tuy nhiên, lượng cồn này chỉ ở trong miệng, qua hơi thở không có trong máu. Thời gian hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.
Ngoài ra, có một số ít người bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
Các sản phẩm đồ uống có cồn từ hoa quả cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu. Dù không xếp vào rượu bia nhưng đây là thực phẩm xếp vào đồ uống có cồn, do đó, người dân nên thận trọng.
Những thực phẩm để lâu trong bếp sẽ sinh ra độc tố
Những thực phẩm tự nhiên ở trong nhà bếp vốn an toàn nhưng có thể gây hại cho sức khỏe người ăn bởi nguy cơ sinh ra độc tố.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, cho biết, các thực phẩm con người ăn được hầu như an toàn nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản có thể sinh ra độc tố gây ngộ độc nhưng người ăn không biết.
Dưới đây là những thực phẩm sinh ra độc tố khi được bảo quản ở gian bếp bạn cần lưu ý:
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì không tiếc. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn tới tử vong vì khi khoai già và mọc mầm, việc chuyển hóa thành các loại đường trong quá trình thúc đẩy sinh trưởng của mầm khoai sinh ra alcaloit.
Người ngộ độc alcaloit ít có thể gây các vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nhưng ngộ độc nặng gây mê sảng, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, đau bụng, thậm chí tử vong.
Do đó, bạn không nên ăn khoai tây mọc mầm và có mảng màu xanh, héo, sâu. Bởi dù khoét mầm, bạn vẫn không thể loại bỏ được alcaloit. Khi ăn nên chọn khoai tây mới rỡ, tươi ngon.
Khoai tây mọc mầm hay có màu xanh tuyệt đối không nên ăn. Ảnh: Dreamstime
Lưu ý, khoai lang, hành mọc mầm không sinh ra độc tố. Bạn có thể gọt bỏ phần mọc mầm trong khoai lang, ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 phút trước khi sử dụng.
Dưa chuột đắng
Dưa chuột là loại quả nhiều người yêu thích của nhiều gia đình. Dưa chuột chứa nhiều nước, chất xơ tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, dưa chuột chứa tới 90% nước nên dễ thối, hỏng. Vị đắng của quả dưa chuột là do cucurbitacin vốn có ở thân cây. Với liều lượng nhỏ cucurbitacin giúp lợi tiểu, tốt cho cơ thể nhưng hàm lượng cao có thể gây ngộ độc. Cucurbitacin ở quả dưa đắng không gây chết người nhưng tốt nhất không nên ăn vì khiến sẽ bạn khó tiểu, tiểu nhiều gây mất nước.
Khi ăn dưa chuột, tốt nhất bạn nên chọn dưa tươi, ngon, không ăn dưa đắng, xốp, héo. Bạn có thể ngâm dưa chuột trong nước muối 3-5 phút để loại bỏ nhựa của quả này.
Tương tự các loại bí, mướp, bầu có vị đắng bạn cũng không nên ăn vì có thể ngộ độc Cucurbitacin.
Lạc, gạo mốc
Bạn tuyệt đối không ăn lạc và các loại ngũ cốc khác bị mốc, đặc biệt, không rửa đi để ăn lại. Bởi nấm mốc của ngũ cốc sinh ra độc tố aflatoxin, độc tố này có khả năng gây ung thư gan.
Độc tố này không bị hủy bởi nhiệt hay qua việc làm sạch. Mức độ ảnh hưởng của nấm mốc aflatoxin phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ, thời gian phơi nhiễm, sức miễn dịch, chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường.
Độc tố không nhìn được bằng mắt thường, vì vậy, nếu thấy gạo ngả màu, ngô, lạc mốc bạn nên bỏ ngay tránh đưa độc tố này vào cơ thể.
Mía mốc đỏ
Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc, ví dụ các chấm màu đỏ là chất Arthrinium sản sinh một loại độc tố Axit 3-nitropropionic, gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Loại độc tố này không loại bỏ được bằng cách rửa hay nhiệt. Tốt nhất, bạn không nên ăn mía mốc đỏ để tránh nhiễm độc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5 loại quả quen thuộc được mệnh danh là 'thần dược phòng the' 5 loại quả được mệnh danh là "thần dược phòng the" dưới đây sẽ giúp "chuyện ấy" của các cặp đôi hưng phấn hơn. Dưới đây là những loại quả quen thuộc ở Việt Nam, có rẻ giá bèo nhưng lại giúp cho "chuyện ấy" của các cặp vợ chồng lãng mạn hơn. Táo Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang The Healthsite cho biết,...