Các loại thực phẩm bạn ăn khiến người khác muốn tránh xa
Có những thực phẩm khiến bữa ăn ngon hơn nhưng làm hơi thở của bạn có mùi khó chịu, người xung quanh không muốn lại gần.
Chắc hẳn ai cũng muốn mình có một hình ảnh chỉn chu nhất có thể, đặc biệt vào một số thời điểm quan trọng. Đó là trước một cuộc phỏng vấn hay hẹn hò, bạn diện bộ đồ đẹp, nghĩ tới những chuyện thú vị để chia sẻ.
Tuy nhiên, ấn tượng về bạn trong mắt người khác có thể bị ảnh hưởng khi hơi thở của bạn không được thơm tho. Dưới đây là một số thực phẩm bạn cần tránh nếu có các giao tiếp ngay sau bữa ăn.
Tỏi
Mùi nồng rất rõ của tỏi không chỉ bốc lên ngay lập tức mà còn bám dai dẳng trong hơi thở của bạn suốt thời gian dài.
Trong tỏi có sunfua giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tật, kể cả ung thư. Tuy nhiên, chất này có thể đi trực tiếp vào máu sau khi bạn ăn tỏi và thoát ra ngoài qua đường phổi. Đó là lý do tại sao một số người cảm thấy vẫn còn vương vấn mùi tỏi suốt cả ngày dù chỉ ăn một lần.
Hành
Loại rau củ này xuất hiện trong rất nhiều món ăn nhờ vị cay nồng, kích thích vị giác và đem lại màu sắc đẹp. Tuy nhiên, tương tự tỏi, hành cũng chứa nhiều hợp chất giàu sunfua. Bởi vậy, hơi thở có mùi khó chịu. “Khi hợp chất sunfua đi vào máu, chúng sẽ bốc mùi gấp đôi khi tỏa ra từ miệng và phổi”, chuyên gia sức khỏe người Mỹ, Alexandra Napoli, cho hay.
3. Cà phê
Đồ uống này tỏa ra mùi thơm khi được rang xay, pha chế. Nhưng khi bạn uống chúng thì tác dụng lại không được như vậy. Cà phê để lại mùi khó chịu trong miệng. Bởi vậy, bạn có thể ưu tiên một cốc trà xanh thay thế cà phê trước cuộc hẹn quan trọng.
Rượu
Loại chất lỏng này sẽ khiến cho cơ thể của bạn mất nước. Nó giảm lượng nước bọt khiến khoang miệng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển.
Video đang HOT
Protein (trứng, ức gà, sữa)
Ảnh minh họa: Serious Eat
Protein có lợi cho sức khỏe của bạn nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, chúng sẽ khiến cho hơi thở có mùi rất tệ.
“Khi bạn ăn một lượng carb vừa phải, cơ thể sẽ đốt chất béo và protein để có được năng lượng. Trong quá trình này, hợp chất hữu cơ ketone được sản sinh”, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Isabel Smith, cho hay.
Thật đáng tiếc, ketone lại có mùi khó chịu, khó có thể biến mất dù bạn đánh răng. Bởi vậy, các bác sĩ khuyên bạn cắt giảm lượng protein mỗi ngày và uống nhiều nước hơn.
Đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, khiến chúng sinh sôi phát triển trong khoang miệng và hơi thở bốc mùi. Bởi vậy, trừ khi những viên kẹo cao su có đề “không đường”, bạn mới hy vọng hơi thở mình thơm tho.
Phô mai
Sau cùng, rượu và phô mai không quyến rũ như chúng ta tưởng. Các thực phẩm chế biến từ sữa có nhiều đường có thể gây ra các mùi không mong muốn trong miệng.
Cá hộp
Các món ăn từ cá tỏa ra mùi và ngay cả cá đóng hộp cũng không tránh được tác dụng phụ này. Khi bữa trưa của bạn có cá hộp, mùi sẽ tồn tại lâu. Khi thực phẩm đóng hộp, chúng bắt đầu oxy hóa và có mùi. Nếu không muốn hơi thở gây khó chịu cho người khác, bạn nên tạm tránh ăn cá.
Cà chua
Cũng như hành, cà chua là loại thực phẩm xuất hiện trong rất nhiều món ăn. Loại quả này giàu axit và những loại vi khuẩn sản sinh ra mùi có thể sống tốt trong môi trường axit. Bởi vậy, bạn nên tránh ăn nhiều cà chua nếu không thể vệ sinh răng ngay sau đó.
Chớ chủ quan với suy thận ở nam giới!
Nam giới có nguy cơ suy thận cao hơn nữ giới và bệnh tiến triển âm thầm đến khi triệu chứng rõ ràng đã ở giai đoạn nặng. Suy thận ở nam giới cần điều trị như thế nào?
Suy thận ở nam giới diễn biến rất âm thầm nên không nên chủ quan
Suy thận là gì?
Thận là bộ phận quan trọng nhất trong hệ tiết niệu, đảm nhận vai trò lọc chất thải dư thừa của máu, sau đó bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Suy thận là tình trạng tổn thương ở thận gây ra nhiều tổn hại tới sức khỏe Tổn thương ở đây sẽ khiến thận bị suy giảm chức năng và yếu đi theo thời gian.
Bệnh suy thận chủ yếu được chia thành 2 giai đoạn chính: cấp tính và mạn tính. Mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây suy thận
Thường xuyên ăn quá nhiều hải sản cũng làm tăng nguy cơ suy thận
Ăn nhiều đạm (protein): Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất đạm trong thời gian dài sẽ tăng gánh nặng cho thận, khiến thận phải hoạt động quá tải dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Nhịn tiểu, không uống đủ nước: Nhịn tiểu là nguyên nhân gây tăng áp lực bàng quang, gây ra tình trạng ngược bàng quang niệu quản dẫn đến viêm bể thận, suy thận. Khi uống không đủ nước, các chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Ăn mặn: Ăn mặn khiến nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, tạo thêm gánh nặng cho thận, giảm chức năng thận.
Tác dụng phụ của thuốc Tây: Có nhiều loại thuốc gây hại gan, thận. Dùng liều lượng lớn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận.
Độ tuổi: Khi tuổi càng cao, chức năng của thận càng suy giảm. Khi có yếu tố tác động sẽ dễ gây suy thận.
Dấu hiệu cảnh báo nam giới bị suy thận
Các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm và khó phát hiện. Kiểm tra các dấu hiệu dưới đây xem bạn có bị suy thận không nhé!
Mệt mỏi: Hiện tượng sụt giảm hormone erythropoietin khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải... là dấu hiệu suy thận đầu tiên cần chú ý.
Thay đổi khi đi tiểu: Tiểu nhiều, tiểu đêm, nước tiểu có máu... là triệu chứng thận có vấn đề.
Sưng, phù: Khi bị suy thận bệnh nhân sẽ có biểu hiện sưng chân tay, mặt... là do nước bị tích tụ do thận bị suy giảm chức năng thải lọc.
Hơi thở có mùi: Bệnh suy thận dẫn tới sự tích tụ của chất thải ure trong máu gia tăng khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Yếu sinh lý, rối loạn chức năng tình dục: Suy giảm chức năng thận gây rối loạn chức năng tình dục với biểu hiện xuất tinh sớm, rối loạn cương dương...
Đau lưng cạnh sườn: Theo Đông y, thận chủ cốt tủy, nghĩa là thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi xương cốt. Nếu chức năng thận suy giảm thì cột sống sẽ bị đau nhức, ê buốt...
Rùng mình, chi lạnh: Tứ chi lạnh băng, lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh, thường kèm các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, thở yếu, nhạt miệng...
Điều trị suy thận ở nam giới như thế nào?
Muốn điều trị suy thận thành công cần kiên trì và tuân theo phác đồ của bác sĩ
Khi bệnh được phát hiện sớm, người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, đồng thời cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, sẽ giúp làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và đề phòng các biến chứng bất lợi.
Có chế độ ăn uống khoa học, sớm nhận biết và điều trị bệnh thận sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển, phòng tránh suy thận.
Với những người chưa bị suy thận nhưng có dấu hiệu bệnh thận, suy giảm chức năng thận với các triệu chứng như lãnh cảm, di tinh, tiểu đêm, tiểu nhiều, đau lưng, mỏi gối, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tóc bạc, tai ù, chân tay tê lạnh... có thể sử dụng thuốc bổ thận Đông y thế hệ 2.
Thuốc bổ thận Đông y thế hệ 2 sản xuất từ nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiên tiến, trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc bổ thận Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn thuốc.
Mùi hơi thở tiết lộ những bệnh nghiêm trọng gì? Hơi thở có mùi không phải lúc nào cũng có nghĩa là vệ sinh kém, nhưng đó có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nào đó. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đây là danh sách các triệu chứng mùi hôi và các căn bệnh, theo Bright Side. 1. Mùi hôi: Viêm nha chu, hoặc bệnh nướu răng Nếu răng hư, thì hơi...