Các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể chia làm các mức độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng. Các thể: thể thấp còi, thể nhẹ cân, thể teo đét, thể phù và thể hỗn hợp.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Các mẹ để ý bé bị chậm phát triển chiều cao so với bạn bè, chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó bé nhà bạn đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo.
Các mẹ có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn sau để theo dõi chiều cao của bé:
2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Biểu hiện ở giai đoạn này là bé có cân nặng thấp hơn so với cân nặng chuẩn 20%.
Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn trung bình của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO:
Video đang HOT
Khi trẻ bị loại suy dinh dưỡng này, biểu hiện sẽ là biếng ăn, ăn ít, vẻ ngoài gầy gò do khó hấp thu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có trường hợp mẹ chăm chút nhưng vẫn không tăng cân đều được. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé kém, không hiệu quả, có thể do trước đây tập ăn dặm sớm, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này, hay do bé bị bệnh,nhiễm giun…
3. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể teo
Khi đã ở thể này tức là các bé trông đã rất gầy, bé chỉ đạt 60% so với cân nặng tiêu chuẩn. Cơ thể mất nước, gầy gò, ốm yếu, da bọc xương nhăn nheo như người già.
Đứng trước tình trạng này sẽ làm bé đuối sức, hay bị nhiễm bệnh, thường xuyên quấy khóc và bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do bé bị thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, hoặc do điều kiện gia đình, mẹ ít sữa hoặc chế độ ăn uống không phù hợp.
Để có thể phục hồi được trong giai đoạn này, bé cần một chế độ chăm sóc đặc biệt, kỹ lưỡng, và cần điều trị tại bệnh biên.
4. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù
Một số trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Cụ thể là bị sưng phù toàn thân, da trắng bệch, cơ mềm, cân nặng chỉ đạt khoảng 60-80% so với tiêu chuẩn. Tóc bị thưa, mềm, dễ gãy, ăn ít, bụng bị chướng to. Trên da có biểu hiện xuất hiện những đốm nhỏ đỏ li ti khắp cơ thể, dần bị đổi màu và bong tróc, gỉ nước, dễ dàng bị nhiễm trùng và lở loét.
Nguyên nhân khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là do không được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bị thừa tinh bột và thiếu protein cùng các chất khoáng, vitamin trầm trọng.
5. Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng hỗn hợp
Ở giai đoạn này, trẻ chỉ đạt mức cân nặng 60%, tuy bị teo cơ nhưng có thể có biểu hiện phù, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chân tay teo cơ, bụng bị phình to. Hay có thể trẻ trước đây đã thuộc diện bị suy dinh dưỡng thể phù, được điều trị nhưng chưa dứt điểm.
Biểu hiện chung của các trường hợp suy dinh dưỡng trẻ em đều gây suy yếu sức khỏe ở trẻ, suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, thiếu máu, xanh xao.
Trên đây là các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện mẹ cần biết để có thể dễ dàng phát hiện bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nào, giúp các mẹ có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé.
Thanh Thương(tổng hợp)
Theo vietnamnet
Khối u 60 kg khiến bụng người phụ nữ tròn căng như trống
Bệnh nhân 38 tuổi (Mỹ) phải dùng xe lăn và bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Bác sĩ Vaagn Andikyan từ Bệnh viện Danbury chưa bao giờ gặp trường hợp có khối u lớn đến vậy. Chia sẻ với TIME, chuyên gia ung thư cho biết ông tiếp nhận bệnh nhân giấu tên 38 tuổi sau khi cô này liên tục tăng cân suốt 2 tháng, trung bình mỗi tuần lên 4,5 kg.
Thời điểm người phụ nữ đến viện, khối u ở bụng cô đã nặng 60 kg. Bệnh nhân không thể tự đi lại mà phải dùng xe lăn. Bên cạnh đó, cô bị suy dinh dưỡng trầm trọng do khối u chặn hệ tiêu hóa và đẩy ruột về phía ngực.
Khối u khổng lồ khiến bụng bệnh nhân tròn căng to như cái trống. Ảnh: Danbury Hospital.
Ngày 14/2/2018, bác sĩ Andikyan cùng đội ngũ gần 25 đồng nghiệp tiến hành ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng nhằm loại bỏ khối u khổng lồ đồng thời tái tạo phần bụng cho bệnh nhân. Kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi. Không chỉ cắt thành công khối u, nhóm phẫu thuật còn cứu được tử cung, buồng trứng bên phải cùng hầu hết ống dẫn trứng của người phụ nữ, từ đó ngăn chặn mãn kinh sớm và bảo vệ khả năng mang thai.
Bác sĩ Andikyan cho biết bệnh nhân đã rất may mắn vì khối u lành tính và được can thiệp kịp thời. Để muộn hơn một vài tuần, nhiều khả năng cô không qua khỏi.
Trải qua thời gian hồi phục tại bệnh viện Danbury, hiện người phụ nữ đã về nhà và quay lại làm việc. Các bác sĩ cho biết cô sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào.
Trên thực tế, khối u 60 kg của bệnh nhân trên chưa phải khối u lớn nhất lịch sử. Trước đây, y văn từng ghi nhận khối u nặng 150 kg. "Không ai biết chắc vì sao các khối u lành tính lại lớn như vậy", bác sĩ Andikyan nói. "Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ giải đáp được câu hỏi này".
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Bé bụ bẫm nhưng vẫn có thể còi xương, suy dinh dưỡng,các mẹ đừng nên chủ quan! Không ít bố mẹ vẫn tâm niệm rằng: Trẻ ăn nhiều, ăn ngon và tăng cân tốt chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, không bị còi xương. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng, hoang mang không hiểu vì sao con mình rất bụ bẫm nhưng khi đi khám lại được bác sĩ chẩn đoán là bị còi xương và suy dinh dưỡng?...