Các loại salad tốt cho người bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh nguy hiểm khác như bệnh thận, mất trí nhớ, giảm thị lực, đau thắt ngực và tràn dịch màng phổi. Giảm cân, giảm muối trong chế độ ăn uống và đồng thời bổ sung kali, chất xơ sẽ làm giảm huyết áp. Và ăn salad một cách thích hợp là chế độ ăn uống cung cấp nhiều kali và chất xơ nhất cho cơ thể.
Ít muối, giàu kali và chất xơ
Loại salad tốt nhất cho người bệnh cao huyết áp còn tùy thuộc vào khẩu vị của từng người, nhưng nên luôn có các loại rau trái giàu kali và chất xơ như atiso, khoai lang, rau bina, nấm, các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, anh đào…), chanh, cam, quýt, bưởi, các loại trái cây ăn được vỏ hoặc hạt (nho, táo, hạnh nhân, cà chua…), khoai tây nướng cả vỏ và các loại hạt. Bạn nên tránh ăn các loại nước xốt đã chế biến sẵn, chúng chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe và hàm lượng muối cao. Thay vì dùng muối, bạn hãy sử dụng tiêu, húng quế, ngải giấm, quế, mù-tạc, hành, tỏi để làm gia vị cho salad. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nam giới nên hấp thu khoảng 38 gam chất xơ và đối với phụ nữ là 25 gam. Đồng thời, người lớn nên hấp thu khoảng 4,700 mg kali mỗi ngày.
Salad nấm và atiso
Các loại trái cây, rau cải, đậu và ngũ cốc nguyên cám rất giàu chất xơ. Đồng thời cũng có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng kali cao như: cứ 84 gam atiso chứa 595 mg kali, 160 gam đậu xanh chứa 183 mg kali và 110 gam nấm chứa 220 mg kali. Do đó, bạn có thể làm món salad giàu chất dinh dưỡng bằng cách trộn atiso, nấm, đậu xanh với tỏi, mù tạc, dầu oliu và giấm.
Video đang HOT
Salad trái cây
Cứ 250 ml sữa chua không béo chứa 579 mg kali. Đồng thời, có rất nhiều loại trái cây giàu kali như mơ đóng hộp, chà là, nho khô, mâm xôi, dưa đỏ và đu đủ. Ngoài ra, còn có những loại trái cây vừa giàu kali vừa có hàm lượng chất xơ cao như mâm xôi, cam và lê lấy cả vỏ. Vì vậy, bạn hãy thêm món salad trái cây trộn sữa chua vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh cao huyết áp để giúp giảm huyết áp.
Salad rau đậu
Khoai lang và khoai tây có chứa hàm lượng kali cao (khoai lang là 694 mg và khoai tây là 619 mg). Vì vây, bạn có thể làm món salad khoai với cả 2 loại khoai trên. Hãy thêm bông cải xanh, cà rốt, đậu đen, đậu trắng, đậu rằng, bơ và cà chua cùng đậu xanh, cần tây và hành… (các loại thực phẩm giàu kali và chất xơ) sẽ làm món salad khoai của bạn ngon và bổ dưỡng hơn.
Theo Thanhnien
5 nhóm thực phẩm giúp làm giảm nhiệt miệng
Nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện những bóng nước hoặc vết loét màu đỏ trong vùng miệng. Những vết loét nhỏ trong niêm mạc của khoang miệng hoặc lưỡi thường là vô hại nhưng thực sự gây nên rất nhiều đau đớn.
Vitamin B
Thiếu vitamin này có thể dẫn đến loét miệng, thiếu máu, mệt mỏi, hưng cảm và trầm cảm. Để chữa nhiệt miệng, hãy thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B vào khẩu phần ăn như hàu, trứng cá, sữa đậu nành, thịt, trứng và sữa gạo.
Các thực phẩm giàu sắt
Sắt không chỉ chữa loét miệng mà còn củng cố xương và cơ bắp. Để có một cơ thể cân đối và khỏe mạnh, luôn luôn lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, thịt bò, hàu, gan gà, gà tây, thịt nguội, mè, ngũ cốc, bí ngô, khoai tây, bông cải xanh, lúa mì gram và trứng.
Axit folic
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miêng, hãy chấm dứt chuỗi ngày đau đớn lặp đi lặp lại bằng cách bổ sung axit folic trong khẩu phần ăn hàng ngày. Rau màu xanh đậm như rau bina, cải lá xanh, măng tây, rau diếp, đậu xanh và củ cải xanh đều rất giàu acid folic. Ngoài ra còn có đậu, đu đủ, dứa, chuối và nho cũng có công dụng rất tốt trong việc giảm nhiệt miệng.
Nước dừa
Đây là một loại thức uống có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Để chữa bệnh loét miệng, một trong những cách dễ nhất là uống thật nhiều nước dừa. Nước dừa làm dịu viêm miệng và cũng ngăn ngừa các vết loét miệng tái phát.
Trái cây
Trái cây có múi, dứa và chuối là nhũng loại hoa qua chuyên dùng để chữa bệnh loét miệng. Các loại trái cây còn giúp cải thiện tiêu hóa cung cấp chất chống viêm và rất giàu vitamin C. Khi bạn có loét miệng hoặc viêm miệng, hãy ăn nhũng loại hoa quả này để vết loét mau lành.
Theo VNE
9 lời khuyên dinh dưỡng cho người huyết áp cao Người cao huyết áp cần hạn chế rượu, dè chừng muối ăn, ít ăn thịt, tăng cường sử dụng bơ thực vật, ngũ cốc nguyên vỏ lụa, bổ sung nhiều rau quả chứa kali, sữa đã gạn kem... Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM, cho biết chế độ...