Các loại rau quả thích hợp cho nông dân phố “nghịch ngợm” trên mái nhà trong tháng 8
Xà lách, đậu bắp, su hào..là những loại rau cho năng suất cao khi được gieo trồng trong tháng 8 này.
Rau xà lách
Rau xà lách có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 4 sang năm đối với loại xà lách trứng và từ tháng 7 đến thoáng 2 đối với loại xà lách li.
Cách trồng : Hạt ngâm nước ấm 1-2 giờ rồi đem gieo sâu vào đất khoảng 0.5cm. Xà lách ưa râm mát, vừa đủ nắng, muốn rau giòn thì tưới nước thường xuyên. Sau 30-50 ngày, bạn cắt ngọn để ăn dần và bón phân bổ sung dinh dưỡng cho đợt sau.
Muốn xà lách giòn, ngọt thì cần phải tưới nước thường xuyên.
Su hào
Su hào là cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt bắt đầu từ tháng 8. Khi trồng cây đúng thời vụ, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…phù hợp, bạn sẽ tốn ít công chăm sóc, phân bón, mà rau vẫn cho năng suất và chất lượng cao.
Video đang HOT
Cách trồng : Chuẩn bị thùng xốp, chậu hoặc bồn để trồng cây. Su hào ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ. Hạt sau khi ngâm gieo sâu từ 0.3 – 0.5 cm dưới bề mặt đất ẩm. Khi những lá thật đầu tiên mọc ra (khoảng 20 ngày), bạn có thể chuyển cây con vào chậu trồng, mỗi chậu khoảng 2-3 cây.
Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tiến hành che phủ cho cây mới cấy trong vòng 1 tuần.
Su hào là loại rau củ thích hợp trồng vào tháng 8.
Rau cải nói chung là loại rau rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình với vô vàn món ăn ngon mà lại tốt cho sức khỏe bởi chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Rau cải có thể trồng theo vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 12, hoặc vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6. Các loại rau cải thích hợp gieo trồng vụ đông xuân có thể kể đến cải chíp, cải bẹ xanh, cải cúc, cải ngọt, cải xoong, cải canh, cải thảo,…
Cách trồng: Cải dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp (hoặc ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh trước khi gieo). Sau khi gieo nên phủ 1 lớp giá thể (đất) mỏng lên trên, tưới nhẹ để giữ ẩm và làm chắc gốc khi cây lớn.
Khi cây rau có 2-3 lá thật, nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân trùn vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lít nước, sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.
Rau cải rất dễ trồng mà nhanh được thu hoạch
Đậu bắp
Đậu bắp được xem là loại thực phẩm đa năng, có thể nấu canh chua, xào, luộc ăn với cơm hoặc dùng để ăn kèm cùng các món nướng đều ngon, thích hợp trồng vào mùa vụ Đông Xuân từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Cách trồng : Để trồng đậu bắp, bạn chuẩn bị đất tới xốp, gieo hạt (đã ủ) vào lỗ sâu 1-2cm rồi lấp lại, tưới ẩm. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm, khi cây con được tầm 7-10 ngày thì con cây khỏe để lại. Trồng cây con trong chậu hoặc thùng xốp nếu không có đất sân vườn.
Theo Dân Việt
Trồng sâm trên độ cao 1.400m ở Lâm Đồng, vừa chất vừa năng suất
Mới đây, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc và Công ty CP Sâm Việt VGC đã tổ chức hội thảo quốc tế về "Phát triển sâm Việt Nam công nghệ cao lần thứ nhất tại Lâm Đồng".
Tại hội thảo này, các nhà khoa học cho rằng, sâm Việt Nam nếu trồng bằng hạt trên đất bằng với mái che nhân tạo và công nghệ mới tại độ cao 1.400m ở Lâm Đồng sẽ cho năng suất cao, hàm lượng saponin vượt trội so tiêu chí dược điển Việt Nam.
Theo TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều cây dược liệu quý, trong đó có sâm Việt Nam. Những năm qua, sâm Việt Nam là một trong những cây trồng được quan tâm tại địa phương và được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu nhân giống bằng in vitro, phân tích, xác định hàm lượng saponin...
Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố với quốc tế, khẳng định đây là cây sâm quý của Việt Nam và trên thế giới. Qua 5 năm thử nghiệm (2014 - 2019) cho thấy, việc trồng sâm Việt Nam tại Lâm Đồng là hoàn toàn khả thi. Cây sâm trồng từ hạt có tỷ lệ nảy mầm, ra hoa, năng suất cây trồng cao.
Việc trồng thành công sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam. Ảnh: V.L
GS - TS Nguyễn Minh Đức - Trưởng khoa Dược (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), một trong những nhà khoa học trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả trồng cây sâm tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ mới có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam.
"Lần đầu tiên, cây sâm được trồng đại trà trên cánh đồng phẳng với mái che nhân tạo. Cũng là lần đầu tiên cây sâm được di thực thành công đến Lâm Đồng là nơi có độ cao thấp hơn, khí hậu có nhiệt độ trung bình cao hơn và cách xa vùng sâm bản địa Ngọc Linh. Việc này mở ra triển vọng ở nhiều địa phương cho đất nước ta. Từ Lâm Đồng trở lên với độ cao và nhiệt độ như vậy thì đều có thể trồng sâm" - ông Đức nhận định.
TS Phạm S cũng cho biết, từ những kết quả đạt được, sắp tới, địa phương sẽ giao cho Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa quy trình canh tác theo hướng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng sẽ tiếp cận quy trình để từng bước chuyển giao phát triển sản xuất quy mô lớn trong thời gian tới tại tỉnh.
Được biết, sâm Việt Nam còn gọi là sâm Ngọc Linh, sâm K5... được phát hiện đầu tiên vào năm 1973, ở độ cao 1.800m tại vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Các công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực công bố đến nay đã chứng minh được sâm Việt Nam là loại sâm quý của Việt Nam và thế giới.
Theo Danviet
Giống mít siêu to khổng lồ ở miền Tây, 1 múi nặng hơn 2 lạng cực thơm ngon Trong một lần tình cờ thụ phấn chéo các loại mít với nhau, lão nông ở miền Tây không ngờ tạo ra một giống mít có trái nặng tới 40kg. Trong đó, múi mít rất dày, có màu vàng ươm nặng hơn 200gram, thơm ngon. Ông Sơn bên trái mít nghệ do chính ông lai tạo giống có múi vàng ươm, dày, thơm,...