Các loại rau củ, hoa quả là ‘thần dược’ với người bị gout
Chế độ ăn uống quá nhiều protein, thịt đỏ, hải sản hay đồ uống có đường… là nguyên nhân chính khiến bệnh gout ngày một nặng hơn. Chính vì thế, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh hoa quả, hạn chế protein là hết sức cần thiết.
Chế độ ăn uống quá nhiều protein, thịt đỏ, hải sản hay đồ uống có đường… là nguyên nhân chính khiến bệnh gout ngày một nặng hơn. Ảnh: Internet
Một trong những nguyên nhân gây nên gout chính là do tinh thể urate tích tụ bên trong khớp, mà tinh thể urate lại được hình thành khi nồng độ Acid uric tăng cao. Khi cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm, rau củ chứa purin sẽ dẫn đến Acid uric hình thành gây nên tình trạng đau nhức.
Chính vì thế, khi chọn lựa rau hay hoa quả, bạn cần quan tâm đến hàm lượng purin.
Khi chọn rau, trái cây nhiều chất xơ: Chất xơ sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Các chuyên gia của trung tâm Y tế Đại học Maryland hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ có nói: Nam giới nên tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày, còn phụ nữ cần tới 38 gam chất xơ.
Ngoài ra, cần lựa chọn các loại rau giàu chất chống oxy hóa. Nồng độ Acid uric cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đây chính là lý do để bạn lựa chọn những loại rau giàu chất chống oxy hóa.
Với những người bị bệnh gout, các gốc tự do có thể tích tụ và gây viêm chính vì thế việc bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều flavonoid sẽ giúp giảm bớt các vấn đề phát sinh của bệnh gout.
Cải bẹ xanh là loại rau có chứa lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó trong cải xanh cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp quá trình thải axit uric ra ngoài nhanh chóng. Ảnh: Internet
Cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh là loại rau có chứa lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó trong cải xanh cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp quá trình thải axit uric ra ngoài nhanh chóng. Bạn có thể dùng cải xanh luộc hoặc nấu canh và sử dụng hàng ngày.
Thừa cân béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây nên gout. Chính vì vậy, bí đỏ chính là thực phẩm vàng mà người bị gout nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ảnh: Internet
Bí đỏ
Video đang HOT
Thừa cân béo phì là một trong nhiều nguyên nhân gây nên gout. Chính vì vậy, bí đỏ chính là thực phẩm vàng mà người bị gout nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Bí đỏ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt ít chất béo, ít calo có tác dụng giảm mỡ máu, hạ đường huyết hiệu quả.
Bí xanh có tính mát, vị ngọt chứa nhiều nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm béo. Ngoài ra, bí xanh còn là loại thực phẩm chứa rất ít purin cực tốt đối với người bệnh gout. Ảnh: Internet
Bí xanh
Bí xanh có tính mát, vị ngọt chứa nhiều nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm béo. Ngoài ra, bí xanh còn là loại thực phẩm chứa rất ít purin cực tốt đối với người bệnh gout. Đây chính là gợi ý lý tưởng để người bị gout bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
Cần tây là một loại thực phẩm có tính mát, lợi tiểu nó được xem là loại rau rất tốt cho người bị gout. Trong cần tây có chứa ít purin có khả năng làm giảm axit uric trong máu nhằm hạn chế tối đa các cơn gout cấp tái phát. Ảnh: Internet
Cần tây là một loại thực phẩm có tính mát, lợi tiểu nó được xem là loại rau rất tốt cho người bị gout. Trong cần tây có chứa ít purin có khả năng làm giảm axit uric trong máu nhằm hạn chế tối đa các cơn gout cấp tái phát. Với cần tây, người dùng có thể ép lấy nước uống hoặc kết hợp làm rau gia vị làm món ăn hàng ngày.
Trong 100 gam dưa leo chỉ chứa 7,3g purin, đây là hàm lượng rất thấp và cực thích hợp đối với người mắc bệnh gout. Ảnh: Internet
Dưa leo
Trong 100 gam dưa leo chỉ chứa 7,3g purin, đây là hàm lượng rất thấp và cực thích hợp đối với người mắc bệnh gout.
Ngoài ra, dưa leo còn hỗ trợ thúc đẩy bài tiết axit uric qua đường tiết niệu giúp điều trị bệnh gout hiệu quả.
Bạn có thể dùng dưa leo ép lấy nước hoặc ăn sống,dùng làm nộm…
Việt quất là một loại trái cây cực kỳ tốt mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho những người mắc phải “căn bệnh nhà giàu”. Ảnh: Internet
Việt quất
Việt quất là một loại trái cây cực kỳ tốt mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho những người mắc phải “căn bệnh nhà giàu”. Lượng purin trong quả việt quất khá thấp giúp hạn chế quá trình hình thành Axit uric. Đây còn là một loại quả rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt trong việt quất có chứa hoạt chất anthocyanin có hoạt tính kháng viêm hiệu quả. Nếu có điều kiện, hãy thường xuyên sử dụng loại quả này cho thực đơn hàng ngày.
Trong bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm do gout gây ra. Ảnh: Internet
Bưởi
Bưởi là một loại trái cây có rất nhiều kali – một chất quan trọng trong việc điều trị gout. Ngoài ra, Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Trong bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm do gout gây ra. Chính vì thế, đừng ngần ngại bổ sung những trái bưởi mọng nước, những ly nước ép bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Đây là loại quả kiềm tính, mát và có vị ngọt có vai trò rất tích cực trong việc điều trị bệnh gout. Ảnh: Internet
Táo, lê
Đây là loại quả kiềm tính, mát và có vị ngọt có vai trò rất tích cực trong việc điều trị bệnh gout. Trong quả táo và lê có chứa nhiều nước, kali và đặc biệt là không có purin. Ngoài ra, lê và táo còn có hàm lượng chất xơ rất cao.
Thường xuyên sử dụng 2 loại quả này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức cho người bệnh gout.
Sử dụng nho hàng ngày sẽ giúp người bệnh gout giảm đau đớn nhanh chóng và hiệu quả. Ảnh: internet
Quả nho
Đây là một loại quả giàu dưỡng chất, đặc biệt nó chứa hàm lượng purin cực kỳ thấp. Sử dụng nho hàng ngày sẽ giúp người bệnh gout giảm đau đớn nhanh chóng và hiệu quả.
Đây là một loại trái cây đặc biệt tốt cho người bị bệnh gout giai đoạn cấp tính. Ảnh: Internet
Dưa hấu
Dưa hấu có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu… Đây là một loại trái cây đặc biệt tốt cho người bị bệnh gout giai đoạn cấp tính. Bên cạnh đó, dưa hấu còn chứa nhiều nước, kali và đặc biệt không chứa purin.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng tốt cho Trái đất
Theo nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ) và Đại học Oxford (Anh), việc áp dụng rộng rãi chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm đáng kể tác động của ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm đối với hệ sinh thái, bởi thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng có lợi cho môi trường.
Trong một phân tích mới công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhà sinh thái học David Tilman và các cộng sự đã xem xét tác động sức khỏe và môi trường của 15 nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại hạt, trái cây, rau củ, thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, trứng, cá, dầu ô liu, các loại đậu và đồ uống có đường. Các thực phẩm được so sánh với nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ mắc bệnh và sự hao tốn tài nguyên trên Trái đất như sử dụng nước và đất, mức độ thải khí nhà kính và cách chúng ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm nước và đất.
Để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã xem xét 19 nghiên cứu trước đó đối với hàng triệu người trong thời gian dài. Họ sử dụng dữ liệu đó để tính toán việc ăn thêm một phần thực phẩm nhất định mỗi ngày ảnh hưởng ra sao đến nguy cơ ung thư đại trực tràng, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường típ 2 và nguy cơ tử vong nói chung. Tương tự, dữ liệu về tác động môi trường của thực phẩm cũng được lọc ra từ các phân tích về vòng đời thực phẩm, bao gồm nhu cầu sử dụng máy móc, đất đai và các tài nguyên khác trong quá trình nuôi, trồng thực phẩm.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phát hiện thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cũng có xu hướng tốt cho hành tinh và ngược lại. Cụ thể, hầu hết các loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức khỏe (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, đậu, hạt và dầu ô liu) có tác động môi trường thấp nhất. Trong khi đó, các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất - chủ yếu là thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê) chế biến và chưa qua chế biến - lại tác động tiêu cực đến môi trường nhiều nhất.
Mặc dù sản xuất các loại hạt tiêu tốn nhiều nước, song trưởng nhóm nghiên cứu Tilman cho rằng nước chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của thực phẩm này. "Nếu nước được dùng để tưới cây, thì tốt hơn nên dùng cho các loại cây trồng tốt cho sức khỏe", ông nói thêm. Nghiên cứu cho thấy sản xuất một phần hạt tác động tiêu cực đến môi trường nhiều gấp 5 lần so với sản xuất một phần rau. Nhưng so với thịt đỏ con số đó vẫn rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tạo ra một phần thịt chế biến tác động xấu đến môi trường gấp 40 lần so với sản xuất một phần rau và ăn thêm một phần thịt đỏ mỗi ngày làm tăng 40% nguy cơ tử vong nói chung.
Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là cá và thức uống có đường. Theo đó, cá tuy làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhưng việc tiêu thụ chúng lại không tốt cho hành tinh bằng chế độ ăn dựa trên thực vật. Lý do là hoạt động đánh bắt cá sử dụng nhiều nhiên liệu diesel và lượng khí thải nhà kính tạo ra cho mỗi khẩu phần cá nhiều gấp 6 lần so với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Trong khi đó, đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ, nhưng nghiên cứu cho thấy tác động môi trường của chúng không nhiều hơn trồng rau là mấy.
"Đây là một nghiên cứu hữu ích vì nó sử dụng các phương pháp tương đồng và nhất quán nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của các loại thực phẩm khác nhau đến sức khỏe của con người và hành tinh" - Dariush Mozaffarian, Hiệu trưởng Trường Khoa học và Chính sách dinh dưỡng Friedman thuộc Đại học Tufts, nhận xét. Những phát hiện trên càng củng cố bằng chứng cho thấy cắt giảm thịt đỏ là một lựa chọn lành mạnh, cả cho sức khỏe con người và cho hệ sinh thái.
HOÀNG ĐIỂU
Theo Phys.org, Npr.org/baocantho
12 loại đồ ăn gây suy giảm nhận thức và mất trí nhớ Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, lão hóa và mất trí nhớ. Những thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến tổn thương mô não và giảm thể tích não Đồ uống có đường Các loại đồ uống có đường có thể kể đến là soda, thức uống thể thao, nước tăng...