Các loại lan rừng chắc chắn phải sở hữu nếu là dân sành lan thứ thiệt
Trồng lan rừng là thú vui sân vườn không thể thiếu cho những người yêu cây, yêu vườn. Là một dân sành chơi lan, liệu bạn có thực sự biết hết về tên các loại lan rừng và cách phân biệt chúng?
Sở hữu nét đẹp sang trọng, tinh tế, lan rừng là nhân tố bí ẩn thu hút mối quan tâm đặc biệt của dân sành chơi cây. Tuy nhiên, lan rừng lại đa dạng về chủng loại khiến nhiều người khó phân biệt được chúng. Song đừng quá hoang mang, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân loại thông qua tên và hình ảnh các loại lan rừng quý hiếm, đẹp được ưa chuộng nhất trong số 150 loại lan rừng.
1. Lan giả hạc
Là giống lan phổ biến, lan giả hạc dễ dàng được bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu. Chỉ riêng tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy chúng ở những cánh rừng trên độ cao 1000 – 1300m tại các tỉnh phía Bắc như Vinh,… Ngoài ra, lan giả hạc là một trong cái tên các loại lan rừng Tây Nguyên được nhắc đền nhiều nhất. Về đặc điểm, lan giả hạc sở hữu thân cây hồng, chiều dài thân khoảng 1,2m, buông thõng xuống. Điều khiến người ta say mê lan giả hạc là bởi cây sở hữu những chùm hoa to dài như những chú hạc đang chao nghiêng trên bầu trời.
Lan giả hạc rất sai hoa, đường kính hoa trong khoảng 10cm, mọc nhiều ở các đốt đã rụng lá. Với màu sắc nổi bật, là sự kết hợp của hồng, trắng và tím ở lưỡi và môi hoa, cây luôn là lựa chọn hàng đầu cho những gia chủ đề cao tính thẩm mỹ của cây cảnh. Vào mỗi độ ra hoa, cây lại toả ra mùi hương rất đặc trưng, thơm dễ chịu. Tuy chỉ nở trong thời gian ngắn, từ 7 đến 10 ngày nhưng ngay cả khi tàn, hoa lan giả hạc vẫn để lại “cho đời” chút vương vấn của mùi hương nhẹ nhàng.
Đẹp như vậy nhưng lan giả hạc không hề khó trồng đâu nhé. Chỉ cần đảm bảo trồng lan ở giá thể gỗ hay bố trí cây vào chậu đất nung là cây đã có thể phát triển khá tốt rồi mà cũng chẳng cần tưới bón cầu kỳ.
2. Lan trúc phật bà
Lan trúc phật bà là một trong các loại hoa lan rừng quý hiếm bởi chúng mọc tai các khu rừng đất thấp, trải dài khắp các dãy núi biên giới. Lan trúc phật bà mang hình dáng vô cùng độc đáo, lạ mắt với những đốt cây kết hợp, nối tiếp nhau. Mỗi đốt lại có hình dáng khiến người ta liên tưởng như đùi ếch. Những mắt trên thân cây mọc ra và nhánh đều sang hai bên, tạo thành dáng hình chiếc quạt rất đẹp. Nếu nhìn xa, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh phật bà nghìn tay. Bởi vậy mà người xưa mới đặt cho giống lan rừng này cái tên “Lan trúc phật bà”.
Video đang HOT
Tuy quý hiếm nhưng bù lại, mỗi khi hoa nở, lan trúc phật bà lại khiến người ta phải cảm thán về vẻ đẹp của nó. Về đặc điểm, hoa lan trúc phật bà thường mọc thành cụm, khi nở lại xoè ra như những bàn tay đang hứng đón ánh nắng mặt trời. Cánh hoa bay bổng, mang màu trắng tinh khiết khiến ai ai cũng phải mê mẩn với vẻ đẹp thanh tao hiếm có của chúng. Bao quanh cánh hoa trắng xinh là đường viền tím tạo điểm nhấn cho hoa. Nếu muốn ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa lan rừng này, hãy đợi đến tháng 5, 6 – tầm hoa nở rộ để có thể đắm mình vào nét đẹp tuyệt vời của tự nhiên, bạn nhé.
3. Lan trầm
Để nhắc về tên các loại hoa phong lan rừng đẹp độc đáo, chắc hẳn không thể bỏ qua lan trầm. Lan trầm thực chất là 1 loài hoàng thảo được nhiều người mến mộ. Đặc trưng của hoa lan trầm là sắc tím nhẹ nhàng điểm xuyết cùng một vài màu khác khiến hoa luôn mang vẻ rực rỡ, rạng ngời. Cũng giống như những loại hoa lan rừng khác, lan trầm ra hoa cũng có mùi thơm quyến rũ, thu hút ánh nhìn của người chơi cây. Đây là giống lan rừng quý hiếm nên nếu yêu lan, muốn sở hữu một loài cây độc lạ, không phải ai cũng có thì hãy mau mau rước “em” này về nhà ngay thôi.
Theo một số nguồn thông tin thì lan trầm có 2 loại chính là lan trầm rừng và lan trầm công nghiệp Đài Loan. Lan trầm công nghiệp thì to hơn rất nhiều so với trầm rừng. Chính vì thế mà chúng cũng cho sai hoa hơn, hoa cũng nhiều màu hơn. Sở hữu giống lan trầm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính thẩm mỹ cũng như độ bền của hoa bởi hoa lan trầm vừa to lại vừa chơi được lâu. Thông thường giống này thời gian hoa chơi kéo dài từ 3-4 tuần. Trong khi đó, giống lan trầm rừng lại có phần kém ưu thế hơn bởi kích thước nhỏ, chỉ chơi được 10 ngày.
Đúng như tên gọi, lan hoàng thơm đơn cam mang sắc cam nổi bật không lẫn vào đâu được. Đơn cam lan thích ẩm nên thường phát triển và sinh trưởng tốt tại những nơi mưa nhiều. Thân cây cao từ 10-15 cm. Lá cây thuôn hẹp, dài 5 – 6 cm, rộng 0,7 – 1 cm, thường rụng vào mùa thu. Hoa đơn cam dài, bóng bẩy, có kích thước to khoảng 4-5 cm. Hoàng thảo đơn cam có mùi hương thơm tương tự như màu sáp, nhẹ nhàng mà vẫn đọng lại trong tâm trí người thưởng hoa. Nếu bạn để ý sẽ thấy cuống hoa sẽ có nhiều cuống con mọc ngang. Đến khi thân cây già đi thì sẽ tự chuyển thành màu nâu.
5. Lan hồ điệp
Lan hồ điệp là loại lan phổ biến bậc nhất trên thị trường hiện nay đến mức cả người nghiệp dư cũng biết đến cái tên này. Điều làm lan hồ điệp khác với các loại lan rừng nên trồng khác là ở màu sắc nổi bật của hoa. Sở hữu màu hồng rực rỡ, độc đáo, lan hồ điệp gây ấn tượng mạnh cho người chiêm ngưỡng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Dáng hoa ưa nhìn, toát lên vẻ thanh thoát, tao nhã.
Lan hồ điệp nở nhiều vào thời điểm cuối đông đầu xuân. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để dân chơi lan trưng bày chúng trong nhà trong dịp lễ tết để khẳng định gu thẩm mỹ “thượng thừa” của mình. Với ý nghĩa hạnh phúc, tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, hoa hồ điệp là một trong những loại cây được sử dụng nhiều trong văn hoá tặng quà.
"Sơn nữ" trồng lan rừng ai cũng mê, có Phi điệp 5 cánh trắng quý hiếm
"Nhìn hoa lan rừng nở dù có muộn phiền gì cũng đều tan biến" - đó là tâm sự của chị Hoàng Thị Loan, hội viên hội phụ nữ khối Đèo Giang, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) khi nói về mô hình trồng hoa lan rừng của gia đình.
Chị Hoàng Thị Loan sinh năm 1984, quê gốc ở Cao Bằng, lấy chồng và lập nghiệp tại Lạng Sơn. Chị bắt đầu trồng lan từ năm 2014. Nhân một chuyến về quê, chị đã mua một xe lan rừng khoảng 50 chậu về trồng...
Chị Loan chăm sóc vườn lan rừng của gia đình.
Ban đầu, chị Loan trồng lan vì yêu thích vẻ đẹp và mùi hương của hoa lan rừng, dần dần nuôi dưỡng đam mê, chị quyết tâm lai ghép nhân giống lan rừng để kinh doanh.
Thời gian đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan, trồng nhưng không ra hoa, rễ ngập úng do tưới quá nhiều nước... nên vườn lan chưa đem lại giá trị kinh tế.
Không nản lòng, chị Loan đã chủ động học hỏi kiến thức trên mạng xã hội cũng như trực tiếp đến các nhà vườn trồng lan rừng để học tập để phát triển vườn hoa lan. Đến nay, vườn lan của chị rộng khoảng 300 m2 với hơn 200 chậu lan các loại từ những loại lan rừng phổ biến đến lan rừng quý hiếm như: Địa Lan Trần Mộng Thu; lan Mắt Đỏ Cánh Bầu Đại, lan rừng Phi Điệp 5 cánh, lan rừng Hoàng Thảo Chuỗi Ngọc...
Chị Hoàng Thị Loan chia sẻ: Phong lan, nhất là phong lan rừng là cây trồng rất "kỹ tính" nhưng cũng khá dễ nếu đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với trồng các loại lan rừng nói chung là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng và cách phòng trừ sâu bệnh. Phải để lan rừng ở nơi thoáng mát, mùa hanh khô phải tưới nước đều đặn, mùa mưa không được để lan ngập nước, gây úng rễ.
Nhằm nâng cao chất lượng hoa lan rừng, năm 2018, chị Loan vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Lạng Sơn thông qua ủy thác của Hội Phụ nữ phường Chi Lăng để đầu tư thêm hệ thống giàn, lưới, mở rộng diện tích khu vườn lan rừng cũng như sưu tầm những giống lan rừng bản địa, quý hiếm để bảo tồn và nhân giống.
Vườn lan rừng được chị sắp xếp khoa học, chia khu theo từng độ tuổi của lan để dễ dàng chăm sóc. Ngoài ra, chị còn sáng tạo đặt tên cho các loại lan rừng mình sưu tầm được như: lan rừng Tuyết Mẫu Sơn, là loại hoa lan rừng Phi Điệp 5 cánh trắng quý hiếm.
Nhằm đưa lan rừng đến với nhiều khách hàng trên cả nước, chị đã tận dụng mạng xã hội Facebook để đăng bài, phát trực tiếp để bán hoa lan, do vậy, nhiều người biết đã tìm đến mua lan của chị.
Các loại lan có giá dao động từ 200 nghìn đồng - 50 triệu đồng/chậu, trung bình mỗi tháng, doanh thu từ bán lan đạt 50 đến 70 triệu đồng. Từ đó, chị có thêm vốn để mở rộng vườn, cuộc sống gia đình sung túc hơn. Vào thời vụ, chị còn tạo việc làm cấy ghép lan cho 3 lao động địa phương.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Loan còn tích cực tham gia hoạt động hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan cho chị em hội viên phụ nữ. Bản thân chị thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, 3 an toàn" do các cấp hội phụ nữ triển khai, gia đình chị nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Nhận xét về chị Loan, Bà Hoàng Kim Ánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn cho biết: Chị Hoàng Thị Loan dù là một hội viên trẻ nhưng rất năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi phát triển kinh tế cũng như tích cực tham gia các hoạt động hội. Mô hình trồng lan của chị đáng để các hội viên phụ nữ học tập và noi theo.
Xóm trồng lan rừng quý hiếm, có giò lan đột biến giá vài chục triệu Nhờ trồng hoa lan, đặc biệt là lan rừng quý hiếm, nhiều hộ đồng bào Khơme ở ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) đã có thu nhập cao gấp nhiều lần so với làm ruộng. Từ một vài hộ ban đầu, đến nay đã có hơn 30 hộ "nhờ lan rừng mà sống khá hơn". Những vườn lan rừng...