Các liên đoàn quốc gia gặp khó vì bị FIFA điều tra
Không ít liên đoàn phải đau đầu trước những cuộc điều tra của FIFA, liên quan đến nghi vấn người hâm mộ sử dụng lời lẽ lăng mạ và phân biệt đối xử trên khán đài.
Cổ động viên Mexico trong trận đấu giữa Mexico và Ba Lan tại World Cup 2022. Ảnh: Reuters.
Kể từ khi World Cup 2022 chính thức khởi tranh, Ủy ban Kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã tiến hành hai cuộc điều tra đối với người hâm mộ Mexico và Ecuador vì nghi vấn lăng mạ và phân biệt người đồng tính. Đây không phải lần đầu tiên hai liên đoàn này vướng phải rắc rối với cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu.
Nhiều quốc gia khác, bao gồm châu Âu, cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng cổ động viên quá khích. Người đồng tính và người da đen thường xuyên là những mục tiêu bị các cổ động viên nhắm tới.
Mexico
Liên đoàn bóng đá Mexico (FMF) từng bị phạt nhiều lần vì những phát ngôn được cho là mang tính kỳ thị của các cổ động viên nước này. Từ tháng 11/2015 đến tháng 3/2017, Mexico đã bị chỉ trích vì để người hâm mộ 9 lần có hành vi không đúng chuẩn mực. Tuy nhiên, Mexico không phải đối mặt với hình phạt nào.
Trong trận đấu với đội tuyển Đức hồi World Cup 2018 tại Nga, cổ động viên của Mexico hô vang những lời lẽ xúc phạm người đồng tính khi thủ thành Manuel Neuer của đội tuyển Đức chuẩn bị phát bóng ở phút thứ 24 của trận đấu. Sau khi cuộc điều tra của FIFA kết thúc, FMF bị phạt 10.000 USD.
Các cổ động viên của Mexico thường có những lời lẽ kích động nhắm vào các thủ môn của đối phương mỗi khi họ thực hiện cú phát bóng lên trong các trận đấu mà “El Tri” tham gia.
Cổ động viên Mexico tại chung kết CONCACAF Nations League. Ảnh: USA Today.
Trong các trận đấu khác, các cổ động viên Mexico cũng không từ bỏ việc sử dụng ngôn ngữ mang tính phân biệt. FIFA đã tiến hành những cuộc điều tra đối với Mexico trong trận gặp Cộng hòa Dominica và Mỹ. Trận giao hữu của Mexico với Iceland ngày 29/5/2021 cũng không thoát khỏi sự quá khích của người hâm mộ, theo USA Today.
Video đang HOT
Trận chung kết CONCACAF Nations League giữa Mexico và Mỹ đã phải dừng lại ba phút khi những người hâm mộ hô vang những từ nghĩ chống người đồng tính tại sân Empower Field. Tiền vệ Giovanni Reyna của đội tuyển Mỹ bị một vật ném từ khán đài đập vào đầu khi ăn mừng bàn thắng của Christian Pulisic.
Kết quả là Mexico phải thi đấu trên sân không có khán giả trong hai trận vòng loại World Cup 2022 gặp Jamaica và Canada, đồng thời bị phạt 65.000 USD.
Anh
Trong trận thua Croatia ở bán kết World Cup 2018, cổ động viên đội tuyển Anh có những câu hò reo với nội dung phân biệt đối xử. FIFA đã tiến hành cuộc điều tra liên quan đến việc những người hâm mộ Tam sư hô vang “không đầu hàng” và sử dụng những bài hát có khả năng phân biệt đối xử, theo BBC.
Liên đoàn bóng đá Anh (FA) cũng bị phạt 70.000 franc Thụy Sĩ (khoảng 74.000 USD) vì để Dele Alli, Eric Dier và Raheem Sterling đi tất “trái phép”. Các cầu thủ sử dụng tất hỗ trợ mắt cá chân có thương hiệu Nike, vi phạm các quy định truyền thông và tiếp thị, quy định về thiết bị của FIFA.
Đội tuyển Anh cảm ơn người hâm mộ sau khi thua Croatia tại bán kết World Cup 2018. Ảnh: Getty.
Một số CĐV Anh bị bắt gặp khi đang hát ca khúc gây tranh cãi “10 máy bay ném bom Đức” ở Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow trước khi diễn ra trận bán kết Anh – Croatia.
Trong giải đấu EURO 2020, người hâm mộ Anh cũng gây rối trong trận chung kết giữa Anh và Italy. FA bị cáo buộc không kiểm soát cổ động viên Anh tràn vào sân. Những người quá khích ném đồ vật, gây rối trong quốc ca Italy và sử dụng pháo hoa.
FA bị UEFA phạt gần 30.000 USD vì vấn đề đám đông, bao gồm việc người hâm mộ chiếu laser vào thủ môn Kasper Schmeichel của Đan Mạch.
Đức
Tại World Cup 2014, FIFA đã phải vào cuộc điều tra sau khi những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy 2 cổ động viên Đức sơn mặt đen trong trận đấu với Ghana, theo Independent.
Khi đó, FIFA tuyên bố bất kỳ bằng chứng nào về hành vi phân biệt chủng tộc sẽ được điều tra. Bất kỳ người hâm mộ nào bị kết tội về hành vi phân biệt đối xử đều sẽ phải nhận án phạt bằng cách “đình chỉ hoặc trục xuất”.
Ảnh hai cổ động viên Đức bôi đen mặt và mặc áo ghi chữ Ghana. Ảnh: Independent.
Cũng trong trận đấu, một cổ động viên Đức khác đã nhảy xuống sân bóng trong hiệp hai lột áo khoe những dòng số ghi bằng mực đen trên người trước khi bị tiền vệ Sulley Muntari của Ghana kéo ra ngoài.
Có ý kiến cho rằng đây là hành vi biểu thị ủng hộ Đức quốc xã vì những dòng số được coi là cách ghi mã số dành cho tù nhân trong trại tập trung. Một luồng ý kiến khác nhận định đó chỉ là số điện thoại và email, không liên quan đến Đức quốc xã.
Nga
Chủ nhà World Cup 2018 cũng chịu số phận tương tự. Nga bị FIFA phạt 30.000 franc Thụy Sĩ (khoảng 32.000 USD) vì cổ động viên la ó những lời lẽ miệt thị, phân biệt chủng tộc trong trận giao hữu gặp Pháp hồi tháng 3/2018, theo Reuters.
Các cổ động viên đã nhiều lần sử dụng lời lẽ miệt thị nhắm vào các cầu thủ da màu của Pháp, bao gồm lúc tiền vệ N’Golo Kante bước ra đường biên để thực hiện quả ném bóng.
Hành động này đã khiến Nga phải sử dụng biện pháp thẳng tay đối với những hành vi phân biệt chủng tộc nhằm bảo vệ vòng chung kết World Cup 2018.
Liên đoàn bóng đá Đức sẽ kiện FIFA
Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) cho biết đang lên kế hoạch kiện FIFA sau khi tổ chức này cảnh báo sẽ phạt thẻ vàng nếu những đội trưởng đeo băng OneLove ra sân.
DFB, cùng một số liên đoàn bóng đá các nước châu Âu, đã từ chối để các cầu thủ thi đấu ở Qatar đeo băng OneLove, sau khi FIFA dọa sẽ phạt thẻ vàng cho những đội trưởng mang tấm băng này ra sân.
Nhưng DFB lập tức bị phản ứng, trong đó có việc chuỗi siêu thị nổi tiếng REWE của Đức là nhà tài trợ đầu tiên thông báo sẽ ngừng các chiến dịch quảng cáo để phản đối quyết định của DFB, Guardian đưa tin.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức Bernd Neuendorf trả lời họp báo ngày 21/11. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn DFB Stefan Simon nói rằng họ có kế hoạch đệ đơn kiện lên tòa án thể thao quốc tế về tính pháp lý trong quyết định của FIFA.
"FIFA đã cấm chúng tôi dùng biểu tượng của sự đa dạng và quyền con người. Họ nói lệnh cấm sẽ liên kết với nhiều hình phạt lớn mà không nói cụ thể là gì. DFB đang muốn làm rõ liệu quy trình của FIFA có hợp pháp hay không", ông Simon nói với tờ Bild.
Ông cho biết thêm DFB hy vọng FIFA sẽ thu hồi lệnh cấm khi tuyển Đức thi đấu trận thứ hai vòng bảng World Cup gặp Tây Ban Nha, và đội trưởng có thể đeo băng OneLove mà không bị phạt thẻ vàng.
Siêu thị REWE ở Đức. Ảnh: Reuters.
Tháng trước, chuỗi bán lẻ REWE, có doanh số toàn cầu hàng năm đạt 76,5 tỷ euro, thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng hợp tác với DFB, nhưng không đề cập rằng quyết định này có liên quan đến World Cup hay không.
Các đối tác thương mại khác của DFB như Volkswagen, Adidas, Lufthansa và Commerzbank, cũng gặp sức ép phải lên tiếng sau quyết định không để đội tuyển đeo băng OneLove.
Huấn luyện viên đội tuyển Đức Hansi Flick cho biết đội bóng muốn giữ nguyên ý định đeo băng OneLove, nhưng thông báo ngắn của FIFA ngay trước trận đấu giữa Iran và Anh về việc phạt thẻ vàng khiến cho họ không có thời gian để tìm cách giải quyết.
"Đội (Đức) rất không hài lòng và bị sốc vì đây là tuyên bố về quyền con người, sự đa dạng và đây là những giá trị mà chúng tôi đang sống", ông Flick nói tại buổi họp báo hôm 22/11.
Chấn thương gây khiếp sợ nhất World Cup 2022 đến lúc này Sự kiện Ali Beiranvand được vào sân dù đầu bị va chạm mạnh trở thành chủ đề tranh cãi. Nó thể hiện sự ám ảnh của giới chuyên môn về chấn thương của các cầu thủ. Cú va chạm giữa Ali Beiranvand và đồng đội. Ảnh: Fox News. Tổ chức chấn thương não Headway chỉ trích việc cho phép thủ môn Ali Beiranvand...