Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream – 2 có thể khởi động chiến tranh thương mại mới
Lệnh trừng phạt mới đối với dự án Nord Stream – 2 trong luật ngân sách Quốc phòng của Mỹ vừa thông qua dường như đã quá muộn để can thiệp vào việc hoàn tất xây dựng đường ống dẫn khí và có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới với châu Âu.
Ngoài Mỹ đang muốn giữ thị trường EU đối với LNG, Ukraine cũng đang tích cực sử dụng các lệnh trừng phạt trong quá trình đàm phán trung chuyển khí đốt sang EU với Nga. Ukraine là nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc Nord Stream-2 chậm tiến độ, bởi sau khi dự án này và Turkey Stream đi vào hoạt động, lưu lượng trung chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ giảm xuống chỉ còn 10-15 tỷ m3/năm (từ 87 tỷ m3/năm). Mỹ đang thúc đẩy Đức và EU vẫn áp dụng Chỉ thị khí đốt 3 đối với Nord Stream-2, như vậy chủ đề chính để các bên thương thảo sắp tới sẽ là công suất vận hành của đường ống.
Nếu Mỹ vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm trừng phạt, thì Đức và EU sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối ứng với Mỹ liên quan đến Nord Stream-2. Từ lâu nay các nước EU đã không hài lòng với việc Mỹ áp đặt họ mua vũ khí và các hàng hóa xuất khẩu khác từ Mỹ, mặc dù EU có những lựa chọn thay thế rẻ hơn. Do đó, không loại trừ khả năng sau Trung Quốc, cuộc chiến thương mại không kém phần tàn khốc sẽ bùng phát giữa Mỹ và EU. Minh chứng mới nhất là Mỹ tuyên bố xem xét áp thuế 100% đối với các hàng hóa xa xỉ của Pháp giá trị lên tới 2,4 tỷ USD.
Video đang HOT
Thủ tướng Merkel đã mới đây đã tuyên bố tại Diễn đàn Davos rằng, trong tương lai, Đức sẽ từ bỏ than và nguyên tử nên quốc gia này có nhu cầu rất cao về khí đốt. Trong điều kiện loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân, Berlin không thể làm gì được nếu không có khí đốt của Nga.
Do đó, đối với chính quyền Berlin, dự án xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2″ (Nord Stream 2) tất nhiên là một dự án kinh tế quan trọng đối với cả Nga và Đức và nước này sẽ không bao giờ từ bỏ dự án có lợi cho đất nước.
Viễn Đông
Theo nangluongquocte.petrotimes.vn
Quốc hội Mỹ 'chọc tức' Nga và châu Âu, Đức tuyên bố có biện pháp đáp trả
Ngày 17/12, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty liên quan tới đường ống dẫn khí của Nga.
Quốc hội Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt các công ty liên quan tới đường ống dẫn khí của Nga. (Nguồn: AP)
Sau khi Thượng viện thông qua, một dự luật sẽ được gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump để ký ban hành. Dự luật này chắc chắn sẽ chọc tức các quốc gia châu Âu trông đợi nhận được khí tự nhiên từ dự án.
Hồi tuần trước, Hạ viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua các biện pháp trừng phạt nhằmngăn chặn việc xây dựng tiếp đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá 10,6 tỷ USD, được xây dựng dưới Biển Baltic và dự kiến vận chuyển gấp đôi lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức.
Các nghị sĩ Mỹ cảnh báo dự án trên sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin thu được hàng tỷ USD và gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị của Moscow tại châu Âu. Trong khi đó, chính phủ các nước châu Âu kêu gọi Washington không can thiệp các vấn đề thương mại của châu Âu.
Cùng ngày, tờ Bild dẫn một văn kiện của Bộ Kinh tế Đức nêu rõ, Đức cho rằng Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 trong tuần này, không muộn hơn ngày 20/12.
Ngoài ra, theo văn kiện nói trên, "Chính phủ liên bang không loại trừ khả năng các biện pháp trừng phạt sẽ là một trở ngại cho công tác đặt đường ống xuống vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch".
Berlin dự định xem xét luật này ngay sau khi được Tổng thống Trump ký ban hành và đưa ra quyết định sẽ sử dụng "các biện pháp cụ thể" nào để đáp trả.
Hoàng Hà
Theo baoquocte.vn/AFP, Sputnik
Kazakhstan có thể tham gia kết nối đường ống khí Sila Siberia - 2 Kazakhstan đang xem xét khả năng tham gia đường ống dẫn khí Sila Siberia - 2 nhằm thúc đẩy quá trình khí hóa khu vực phía Đông đất nước. Đại diện Kazakhtan cho biết, nếu Trung Quốc và Nga triển khai xây dựng đường ống Sila Siberia - 2 qua lãnh thổ Kazakhstan, thì nước này sẽ có cơ hội thúc đẩy quá...