Các lệnh hạn chế khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD mỗi tuần
Theo báo cáo, nếu các biện pháp hạn chế hiện tại ở Ấn Độ vẫn được áp dụng cho đến cuối tháng Năm, thiệt hại lũy kế của hoạt động kinh tế và thương mại có thể vào khoảng 10,5 tỷ USD.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ không ngừng gia tăng buộc nhiều bang phải hạn chế các hoạt động đi lại và kinh doanh, một báo cáo của công ty tài chính Barclays (Anh) nhận định những lệnh phong tỏa cục bộ và giới nghiêm ban đêm ở các trung tâm kinh tế quan trọng trên cả nước có thể khiến kinh tế Ấn Độ thiệt hại trung bình 1,25 tỷ USD/tuần và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của quý 1 tài khóa hiện tại (từ tháng 4-6/2021) thu hẹp 1,4%.
Theo báo cáo, nếu các biện pháp hạn chế hiện tại vẫn được áp dụng cho đến cuối tháng Năm, thiệt hại lũy kế của hoạt động kinh tế và thương mại có thể vào khoảng 10,5 tỷ USD.
Hiện Ấn Độ đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới theo ngày. Sáng 14/4, nước này ghi nhận hơn 184.000 ca COVID-19 mới và 1.027 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua.
Khi các ca bệnh tăng lên mỗi ngày, một số bang, trong đó có Maharashtra nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất và cả thủ đô New Delhi, đã công bố các biện pháp hạn chế đi lại.
Video đang HOT
Bang Maharashtra thậm chí còn đang cân nhắc phương án áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện kéo dài 2 tuần.
Mặc dù hơn 81% các ca nhiễm mới chỉ tập trung ở tám bang, nhưng hầu hết các bang này là những trung tâm kinh tế sôi động nhất. Do đó, làn sóng lây nhiễm mới chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Ấn Độ .
Tháng trước, Barclays ước tính các biện pháp hạn chế đi lại trong hai tháng ở Ấn Độ có thể khiến nền kinh tế nước này thiệt hại 5,2 tỷ USD.
Nhưng giờ đây, các hạn chế đi lại đang tác động đến khoảng 60% nền kinh tế, với các đầu tàu kinh tế như Maharashtra, Gujarat, Tamil Nadu và Rajasthan đang chứng kiến các ca nhiễm tăng mạnh và hoạt động đi lại sụt giảm.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế của Barclays vẫn giữ nguyên dự báo đưa ra trước đó rằng kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 11% trong tài khóa hiện tại (2021-2022), mặc dù họ cũng cảnh báo về những rủi ro tiêu cực nếu các hạn chế được siết chặt hơn nữa hoặc được áp đặt ở nhiều trung tâm kinh tế.
'Tâm chấn' COVID-19 tại Ấn Độ chỉ còn đủ vaccine cho ba ngày
Cuộc chiến chống lại làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu vaccine phòng ngừa tại một số bang và thành phố, trong đó có cả thủ đô tài chính Mumbai.
Một sự kiện tuyên truyền về tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Ấn Độ. Ảnh: AFP
Tờ Bloomberg đưa tin hôm 7/4, Bộ trưởng Y tế Rajesh Tope tiết lộ với các phóng viên rằng Maharashtra - bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất quốc gia Nam Á này - chỉ còn lượng vaccine dự trữ đủ dùng cho 3 ngày. Đáng chú ý, trong bối cảnh Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục lên đến 115.000 người mỗi ngày thì riêng Maharashtra đã chiếm khoảng 55.000 ca. Các bang khác cũng chỉ còn lượng vaccine ít ỏi.
Cụ thể, ông Tope thông báo Maharastra chỉ còn 1,4 triệu liều vaccine ngừa virus SARS-CoV-2, đồng thời cho biết chính quyền đã đề nghị chính phr liên bang phân bổ ít nhất 4 triệu liều mỗi tuần để kiểm soát được tình hình dịch bệnh đang leo thang ở bang này.
"Nhiều trung tâm tiêm chủng đang dần cạn vaccine và sẽ phải đóng cửa. Nhân viên y tế ở nhiều nơi đã phải yêu cầu người dân ra về vì chưa được cấp vaccine", quan chức trên nêu rõ.
Theo Economic Times, sự gia tăng chóng mặt về số ca lây nhiễm từ đầu tháng 2, khi cả nước báo cáo khoảng 11.000 trường hợp hàng ngày, đã buộc các bang phải khôi phục loạt biện pháp hạn chế.
Maharashtra đã tạm dừng hoạt động tất cả các dịch vụ không thiết yếu, yêu cầu những công ty tư nhân làm việc tại nhà, đồng thời đóng cửa trung tâm thương mại và nhà hàng cho đến hết tháng 4.
Sau khi quốc gia này xuất khẩu hoặc viện trợ hơn 60 triệu liều vaccine COVID-19, tháng 3 vừa qua, Ấn Độ tuyên bố giảm tốc xuất khẩu để tập trung vào nhu cầu trong nước. Viện Serum của Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - là nhà cung cấp chính cho chương trình phân phối Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, không đủ khả năng mua vaccine.
Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá rằng nhu cầu vaccine nội địa Ấn Độ sẽ sớm vượt quá nguồn cung, bất kể chính sách giới hạn xuất khẩu.
Theo ông Abhishek Sharma, nhà phân tích y tế tại Jefferies, hiện nay lượng vaccine - bao gồm cả hai loại đã được cấp phép ở Ấn Độ - được cung cấp trong 1 tháng chỉ đủ sử dụng trong 17 ngày khi nhu cầu tiêm phòng của người dân đạt đỉnh điểm.
Ông Sharma dự báo: "Khi việc tiêm chủng đang tăng tốc trên khắp Ấn Độ, chúng ta sẽ thấy nhu cầu vượt xa nguồn cung trong vài tháng tới. Những loại vaccine được cấp phép sử dụng đang gia tăng công suất nhưng rất chậm".
Tuy nhiên, các nhóm y tế, giới chuyên gia y tế cộng đồng cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã kêu gọi chính phủ mở cửa hoàn toàn việc tiêm chủng cho tất cả các nhóm tuổi trước tình hình làn sóng thứ hai tiếp tục tăng lên. Quốc gia Nam Á này hiện chỉ cho phép những người trên 45 tuổi đi tiêm ngừa. Đối với một quốc gia có quy mô và mật độ dân số lớn như Ấn Độ, biện pháp hạn chế đi lại chỉ có thể đạt hiệu quả nhất thời.
Giới chuyên gia cho rằng làn sóng lây nhiễm mới này là do mọi người không tuân thủ nghiêm các hướng dẫn y tế và vẫn tham gia các sự kiện tôn giáo và chính trị lớn, cũng như các đám cưới và những trận cricket. Hiện Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng hơn 12,8 triệu ca nhiễm, đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil. Hơn 166.000 người Ấn Độ đã tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Mỹ 'chọn mặt gửi vàng' Ấn Độ để đối trọng với Trung Quốc Khung chiến lược của Mỹ về Ấn Độ-Thái Bình Dương được tiết lộ gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách an ninh quốc gia Mỹ, ít nhất là dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, coi Ấn Độ là đối tác để đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ với dân số trên 1 tỷ người là...