Các lâu đài cổ quái bằng đất ở Phúc Kiến
Ở Phúc Kiến, Trung Quốc hiện nay còn lưu lại rất nhiều các thổ lâu – lâu đài được xây bằng đất từ thế kỷ 12 khiến không ít du khách tò mò.
Thổ lâu là các tòa nhà bất khả xâm phạm có hình tròn hoặc vuông nằm ở khu vực miền núi phía đông nam của Phúc Kiến, Trung Quốc.
Chúng được xây nhằm bảo vệ người dân khỏi những tên cướp có vũ trang lộng hành ở Phúc Kiến vào khoảng thế kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 19.
Kết cấu phần bên ngoài của tòa nhà được nén bằng đất trộn với đá granit, tre, gỗ để tạo thành bức tường dày gần 2m. Lối vào được bảo về bởi cánh cửa gỗ dày gia cố thêm cả một lớp vỏ sắt bên ngoài. Trên tầng cao nhất còn có pháo đài khoét lỗ để đặt súng.
Thổ lâu thường rất lớn, gồm nhiều tầng và một khoảng sân rộng chính giữa, có thể chứa đến 800 người.
Một số thổ lâu tận dụng hết không gian để xây các gian nhà nối với nhau thay vì để trống khoảng sân.
Video đang HOT
Thường thì một tòa thổ lâu là nơi ăn chống ở cho cả một gia tộc với các cấu trúc chức năng y như một ngôi làng nhỏ. Chúng được xây dựng để tiện cho sinh hoạt gia đình, mùa đông thì ấm áp, mùa hè thì mát mẻ.
Ngày nay các thổ lâu này vẫn là chỗ ở cho nhiều hộ gia đình ở Phúc Kiến vừa là địa điểm thăm quan rất hút du khách.
Hiện còn hơn 20.000 thổ lâu nằm rải rác ở Phúc Kiến. 46 tòa trong số đó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Theo ngôi sao
Tòa lâu đài gỗ khổng lồ không cần dùng đinh ở Pattaya
Lâu đài Sự Thật bằng gỗ nằm bên bờ biển ở Pattaya, Thái Lan có nhiều tượng điêu khắc tuyệt mỹ. Tất cả chỉ dùng mộng ghép, không dùng đinh để kết nối.
Nếu như có quá nhiều người biết đến một Pattaya đầy phồn hoa náo nhiệt, là trung tâm giải trí vui chơi bậc nhất Thái Lan, ít ai biết nơi đây tồn tại một tòa lâu đài khổng lồ bằng gỗ nằm bên bờ biển. Lâu đài Sự Thật - hay còn có tên gọi khác là Ngôi đền Chân Lý - là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc gỗ Thái Lan.
Được khởi công xây dựng từ năm 1981 với ý tưởng và sự tài trợ chính của tỷ phú Thái Lan - ông Lek Viriyaphan, cho đến năm 2008 lâu đài mới xây xong phần lớn chứ vẫn chưa hoàn thiện. Các nghệ nhân điêu khắc chia sẻ, lâu đài cứ được mở rộng mãi và chưa có kế hoạch dừng lại.
250 người thợ đã làm việc cật lực trong gần 27 năm ròng rã do khối lượng tượng điêu khắc quá lớn và tỉ mỉ. Các bức tượng được chế tác ngay tại xưởng điêu khắc gần đấy rồi vận chuyển đến vị trí lắp đặt. Việc di chuyển các bức tượng lên cao là cả một kỳ công
Nhưng việc lắp đặt chúng vào đúng vị trí lại càng khó hơn rất nhiều, do các bức tượng không dùng đinh để đóng mà ghép bằng mộng, đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngôi đền cao đến 105 mét, dài 100 mét với tổng diện tích nội cung là 2115 m2, còn tổng thể toàn bộ khu vực bao gồm rừng cây, hồ nước, các công trình phụ khác lên đến 12,8 ha.
Tất cả cửa ra vào, cột chính, mái mui đều có trang trí bằng họa tiết hoa văn điêu khắc. Ngôi đền có 4 mặt được điêu khắc khắc nhau đại diện cho 4 nền văn hóa lớn ảnh hưởng đến đất nước, con người Thái Lan.
Đó là kiến trúc Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ và Trung Hoa . Nếu như ở mặt này kiến trúc Trung Hoa đậm nét thì mặt khác lại là sự hoành tráng mang dáng dấp một Angkor của Campuchia, hay những vị thần huyền thoại đầy quyền lực của Ấn Độ.
Ngôi đền có 2 lối vào chính phía trước và phía sau, mặt hướng ra biển. Du khách được hướng dẫn để giày dép bên ngoài, mặc trang phục kín đáo lịch sự trước khi bước vào khám khá thế giới bên trong.
Khuôn mặt nữ thần Shiva trang nghiêm ngự trị trên nóc cửa vào.
Lối vào mặt trước ngôi đền kỳ bí với tượng thần cùng các họa tiết điêu khắc đậm văn hóa Thái, cho du khách cảm giác như bước vào thế giới thần thoại.
Vào bên trong ngôi đền, du khách thật sự choáng ngợp với những cây cột trụ khổng lồ cao hàng chục mét, thân nhiều người ôm mới xuể.
Thế giới nhân sinh quan trong quan điểm của phương Đông, văn hóa lịch sử hàng nghìn năm, những vị thần tâm linh của dân tộc Thái đều hiện rõ trên những bức phù điêu trên tường, cột, và cả trần cung điện.
Các bức điêu khắc tuyệt mỹ.
Lâu đài Sự Thật còn là một sứ giả kiến trúc hòa bình khi đem các nền văn hóa giao hòa cùng nhau, minh chứng cho một dân tộc Thái hiền lành, thân thiện và luôn mở lòng đón nhận kết giao cùng bạn bè bốn phương.
Du khách được một lần đặt chân đến nơi đây cứ ngỡ như mình là vào thế giới tiên phật bất phàm. Theo thông tin chia sẻ từ tổng cục Du lịch Thái Lan, hiện nay lâu đài đã mở cửa tham quan với mức phí là 500 bạt Thái (Khoảng 12 USD) cho người lớn và 200 bạt Thái cho trẻ em. Quanh khuôn viên lâu đài được trang bị đầy đủ các hệ thống dịch vụ du lịch tiện nghi và chu đáo để hỗ trợ du khách trong nước và quốc tế. Nếu đi bằng mô tô, du khách đi đến cuối đường Pattaya 2nd sẽ gặp đường Pattaya Bắc (North Pattaya), rẽ trái ra đường Naklua. "Ngôi đền chân lý" nằm ở Soi 12 (ngõ số 12) Naklua.
Theo Zing
Nhật ký 1 tuần 'thần tiên' ở đất nước Ba Lan cổ tích Tôi ấn tượng hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu, trong trí tưởng tượng của tôi đường bạch dương và mùa tuyết tan ở Ba Lan đẹp tuyệt vời như một thiên đường cho thơ, xứ sở của những công chúa và hoàng tử. "Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan-Đường bạch dương sương trắng nắng tràn"... Thuở còn đi học tôi...