Các kiểu kho đậm chất Việt Nam – món ăn chứa đựng linh hồn trong bữa cơm gia đình thường ngày
Từ lâu, hình ảnh cả gia đình quây quần bên mâm cơm đã trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Việt. Một bữa cơm thuần túy chắc hẳn không thể thiếu bộ ba của món kho, món canh và món xào.
Trong đó, món kho luôn được ưu ái xuất hiện trong nhiều công thức từ nguyên sơ đến biến tấu vì lẽ rằng đây là món đưa cơm chính.
Dọc theo đất nước, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều sinh ra những “kiểu” kho với hương vị riêng biệt, nếu miền Bắc trứ danh cá kho làng Vũ Đại thì cuối nẻo miền sông nước Nam Bộ lại đậm đà nồi mắm kho ăn kèm đủ thứ rau mùa nước nổi, cứ thế mà thành đặc trưng của con người, ẩm thực nơi đó.
Phong cách kho đậm chất Việt Nam
Có thể nói, món kho Việt mang trong mình nét rất riêng từ nguyên liệu đến cách chế biến, không lẫn với nền ẩm thực những nước khác. Mọi nguyên liệu đều được nấu trong chiếc nồi (tộ) đất với nhiệt độ cao ban đầu cho cạn bớt nước rồi lại hạ lửa để ra được nước sốt sền sệt (kẹo lại).
Nước mắm chính là linh hồn của món kho mà đó phải là loại nước mắm ngon, đủ độ đạmmới làm dậy lên hương vị vốn có của món ăn này.
Nếu ở các nước khác món kho được tạo màu bằng bột nghệ, bột quế, đường caramel,.. thì món kho Việt chuộng các loại nước màu ( nước hàng) như nước màu dừa, nước màu thốt nốt,…
Với nước màu món kho sẽ có màu sắc đẹp và bắt mắt hơn.
Các kiểu kho Việt Nam
1. Kho khô
Các món kho khô (hay kho rặt) thường có vị đậm đà đặc trưng do được nấu trong thời gian lâu cùng nhiều gia vị, trên độ lửa nhỏ. Có thể nói kho khô là một phong cách ẩm thực độc đáo bắt nguồn từ miền Tây sông nước.
Thường với một nồi thịt kho tiêu hay cá lóc kho, người dân nơi đây sẽ hâm đi hâm lại rồi dành ăn trong nhiều ngày. Cũng vì vậy mà nguyên liệu thịt, cá sẽ săn (cứng) mang đậm vị mặn mặn của nước mắm, muối,.. pha thêm vị cay nồng từ tiêu đen.
Đã là các món kho khô thì ăn với cơm trắng, cháo trắng đều ngon, nhất là vào mùa mưa hay trời trở lạnh, món này càng trở nên “đúng bài”.
2. Kho tộ
Đây là món ăn mang đậm nét truyền thống và thường gắn liền với dư vị quê nhà. Bí quyết để làm nên món kho tộ này ngon, không gì xa lạ là chiếc nồi đất (hay còn gọi là tộ), một loại nồi được làm từ đất nung dày, giúp giữ nhiệt độ của thịt cá ngay cả khi đã nhấc xuống bếp. Kho tộ cho đúng điệu là phải canh lửa liu riu sao cho phần nước kho vừa kẹo lại để rưới lên chén cơm trắng nóng hổi.
Và cũng vì nồi cá lóc kho tộ hay thịt dăm kho tộ đang sôi sùn sụt trên mâm cơm kia, làm ai đi xa mấy cũng muốn về ngồi lại bên bữa cơm gia đình.
3. Kho cùng các nguyên liệu
Để thêm phần đặc sắc cho món kho cũng như đỡ ngán khi chỉ thưởng thức theo kiểu truyền thống thì công thức kho cùng các nguyên liệu đã được biến tấu bằng cách cho vào: trứng, cà, thơm, gừng, măng,…. không chỉ làm bớt mùi tanh của thịt heo, gà, cá mà những thành phần này giúp cho việc nấu nướng dễ dàng hơn. Bởi chỉ cần cho tất cả vào một nồi rồi thêm nước lọc hoặc “xịn” hơn dùng nước dừa để nấu, rồi nêm nếm gia vị sao vừa miệng là được.
Từ đó, thịt kho tàu được khai sinh và góp mặt trong bữa cơm gia đình những lẫn dịp đặc biệt như Tết, ngày giỗ, họp mặt,..
Video đang HOT
Nhiều món kho cùng nguyên liệu đa dạng được các “đầu bếp tại gia” sáng tạo nên.
Xem và lưu chi tiết công thức món Vịt kho gừng.
Hãy thử kết hợp giò heo dai dai cùng vị chua chua từ thơm với món Chân giò kho dứa.
Nếu đã chọn cá kèo làm nguyên liệu chính trong món kho thì chắc hẳn không thể bỏ qua món Cá kèo kho rau răm “thần thánh”.
4. Kho quẹt
Ngày xưa, kho quẹt thường được biết đến như món ăn phổ biến của các gia đình nghèo vì tính tiết kiệm của nó. Những nguyên liệu để làm nên nồi kho quẹt quen thuộc ở mọi gian bếp với nước mắm, đường, tiêu, ớt, tỏi, hành lá rồi nấu lửa liu riu, đến khi có màu vàng nâu và mùi thơm đã có thể dùng chiếc đũa quẹt ăn cùng cơm trắng. Cũng có lẽ tên “kho quẹt” bắt nguồn từ thói quen này.
Ngày nay, một số nguyên liệu được bổ sung vào như: tóp mỡ, thịt ba rọi, tôm khô,… để tăng hương vị và làm mó n đa dạng hơn.
Kho quẹt cũng được nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ như một món khai vị, cải tiến ăn kèm với r au củ quả sống hoặc luộc, bún, cơm cháy…
5. Kho chay
Khi nhu cầu ăn chay ngày càng tăng, thực đơn các món kho chay cũng nhiều hơn. Điểm đặc biệt là chỉ từ rau củ và chút gia vị chay cơ bản như: nước tương, muối, đường,… đã cho ra những nồi mít kho chay, nấm kho tiêu chay,.. với hương vị không kém cạnh các món kho mặn.
Nấm kho tiêu chay cũng là món xuất hiện nhiều trong các bữa cơm chay.
Có thể nói món kho Việt Nam mang nét riêng biệt và đặc sắc trong cách chế biến lẫn nguyên liệu cũng như góp phần làm tròn thêm bữa cơm gia đình người Việt.
Theo cooky.vn
3 cách làm thịt kho ngon đậm đà với cách chế biến đơn giản
Thịt kho là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm của mọi nhà. Dù là mùa đông hay mùa hè thì trong tuần cũng ít nhất có món thịt kho trên bàn.
Vậy bí quyết nằm ở đâu để có được những hương vị đậm đà và đặc trưng của món ngon này?
MỤC LỤC
1. Thịt kho tiêu
2. Thịt kho củ cải
3. Thịt kho mắm ruốc
1. Thịt kho tiêu
Nguyên liệu làm thịt kho tiêu
- Thịt ba chỉ: 400gr
- Hành lá, hành tím, tỏi băm
- Nước kẹo đắng
- 2 củ hành khô băm nhỏ
- Hành tươi thái nhỏ
- Gia vị: bột ngọt, tiêu, đường, nước mắm.
Cách làm thịt kho ngon
Bước 1: Thịt nạc heo sau khi mua về thì rửa sạch, cạo sạch phần da.
- Khử mùi hôi của thịt bằng cách ngâm vào trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch và thái thành từng miếng vừa ăn.
Sơ chế sạch thịt trước khi chế biến
Bước 2: Ướp thịt với nước mắm, hạt nêm, hành khô băm nhỏ, hạt tiêu trong khoảng 20 phút cho thịt ngấm gia vị thêm phần đậm đà.
Bước 3: Cho thịt đã ướp vào nồi và đổ một ít nước kẹo đắng đóng chai mua sẵn ngoài hàng tạo màu rồi đun cho đến khi sôi thì cho thêm nước vào đun đến khi sôi lại lần nữa thì chuyển sang lửa nhỏ để liu riu cho đến khi cạn nước. Nếu bạn muốn ăn chan nước thịt thì không nên kho cạn.
Đun cho đến khi cạn nước.
- Cuối cùng khi thịt chín thì múc ra cho hành tươi thái nhỏ lên cho thơm và thưởng thức. Món ăn sẽ vô cùng ngon khi được ăn nóng luôn cùng với cơm.
Chúc bạn thực hiện thành công món thịt kho ngon này!
2. Thịt kho củ cải
Nguyên liệu cần có
- Thịt ba chỉ: 600g
- Củ cải: 4 củ
- Đường: 2 thìa
- Hành khô, hành lá, nước mắm, bột nêm
- Ớt: 1 quả
Cách làm món thịt kho củ cải
Bước 1: Trước tiên khử mùi hôi của thịt bằng cách ngâm vào trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và thái thành miếng vừa ăn.
Củ cải nạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng con chì.
Sơ chế các nguyên liệu khác: Hành khô, ớt băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Cho đường vào nồi đun nóng cho đến khi chuyển màu vàng nhạt, sau đó cho thịt vào xào chín cùng chút hạt nêm, nước mắm.
Khi thịt đã ngấm gia vị, thêm một lượng nước khoảng 1 bát con, đun tiếp trong khoảng 15 phút cho thịt mềm.
Bước 3: Cho củ cải vào kho, tiếp tục thêm 2 thìa nước mắm, 1/2 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm.
Khi thấy nồi thịt sôi lại một lần nữa thì vặn nhỏ lửa, cứ thế tiếp tục đun cho đến khi thịt mềm, củ cải chín thì cho nốt hành lá, ớt băm vào đảo đều rồi tắt bếp.
Thịt kho củ cải ngon nhất là khi được ăn nóng, đặc biệt là ăn với cơm.
3. Thịt kho mắm ruốc
Nguyên liệu chuẩn bị
- Mắm ruốc: chén
- Thịt ba chỉ: 500g
- Ớt hiểm băm nhỏ: 2 quả
- 1 chén sả bằm
- Nguyên liệu khác: Hành tím băm nhỏ, Đường cát, bột ngọt
Chi tiết hướng dẫn cách làm
Bước 1: Thịt ba chỉ đem rửa sạch rồi cắt miếng vuông vừa phải. Với món thịt ba chỉ xào mắm ruốc, bạn không nên cắt thịt miếng như thịt kho thông thường vì như vậy món ăn sẽ không ngấm gia vị đậm đà!
Mắm ruốc cho vào đó một ít nước khuấy đều rồi để yên cho lắng rồi gạn bỏ phần cặn dưới đáy.
Bước 2: Đun nóng dầu ăn rồi phi thơm hành tím băm. Cho thịt vào đảo đều cho đến khi thịt săn lại thì bắt đầu cho sả băm vào, đảo đều tay cho sả dậy mùi thơm và khô lại rồi cho ớt băm vào.
Bước 3: Sau đó đổ từ từ mắm ruốc vào. Tiến hành đun cho đến khi thịt heo xào mắm ruốc bắt đầu sôi lại thì nêm nếm cho thêm đường, bột ngọt cho vừa ăn. Nếu để lâu thì bạn nên kho mặn hơn.
Tiếp tục nấu thịt kho mắm ruốc dưới ngọn lửa nhỏ cho đến khi mắm cạn và keo lại thì tắt bếp.
Trên đây là 3 cách làm thịt kho ngon và đơn giản, chúc bạn bạn thực hiện thành công những món ăn trên để chiêu đãi cả nhà.
Theo eva.vn
Những món ăn ngon từ cá kèo dùng trong bữa cơm hoặc đãi khách đều tuyệt Biết cách chế biến những món ăn ngon từ cá kèo, chị em sẽ làm dày thêm sổ tay nấu nướng của mình với nguyên liệu là đặc sản miền sông nước. Cá kèo với đặc tính thịt ngọt, ít xương, là một đặc sản của vùng Tây Nam Bộ với các món ăn đa dạng trong chế biến từ hấp, kho, chiên,...