Các kiểu đặt tên con lắt léo của cha mẹ Trung Quốc
Chọn sao cho con có tên thật thanh tao, tốt lành và độc đáo là việc quá khó với các bố mẹ ở đất nước 1,3 tỷ người này.
Cảnh sát ở Quảng Đông, Trung Quốc, vừa đề nghị hỗ trợ các bố mẹ trong việc chọn tên con sao cho khỏi trùng bằng cách lập một trang tìm kiếm trên ứng dụng WeChat để tra xem có bao nhiêu người trong tỉnh cùng tên.
Khác với nhiều nền văn hóa, hầu hết người Trung Quốc không muốn đặt tên con giống người thân, họ hàng. Nhưng việc tìm ra một cái tên độc đáo ở đất nước đông dân nhất thế giới có lẽ là một nhiệm vụ quá khó: Chỉ riêng năm 2014, khoảng 290.000 trẻ chào đời – gần bằng dân số nước Iceland – được khai sinh với cái tên phổ biến nhất năm đó là ó52;Ê55; (Zhang Wei).
Những cái tên được ưa chuộng thường phản ánh tinh hoa thời đại. Ngày nay, bên cạnh cách đặt tên theo truyền thống, các bố mẹ trẻ tham khảo nhiều nguồn, từ văn chương cổ đại tới văn hóa hiện đại và dưới đây là một vài trong số đó, theo Sixth Tone.
Đặt tên theo dòng họ
Theo truyền thống nông nghiệp Trung Quốc, một gia tộc chung một họ – truyền từ đời cha tới con – và đặt sẵn tên cho mỗi thế hệ. Một người cao niên được kính trọng sẽ viết đoạn thơ thể hiện mong ước về tương lai của dòng họ và mỗi thế hệ sau sẽ dùng các chữ cái tiếp theo trong đoạn thơ ấy để đặt tên. Ví dụ, những người sinh ra trong họ Li đến thế hệ dùng ký tự Zhi sẽ gồm chữ này trong tên mình, như Li Zhiqiang và Li Zhiming.
Trong một số trường hợp, cách này chỉ áp dụng cho tên nam giới. Tuy nhiên, nhiều gia đình đang phá cách vì thấy kiểu đặt tên này đã lỗi thời.
Nhiều bé gái Trung Quốc được đặt tên thể hiện mong đợi có con trai của bố mẹ. Ảnh: SBS.
Biểu tượng thời gian
Nhiều người Trung Quốc được đặt tên để lưu nhớ các sự kiện lịch sự. Các bé trai chào đời ngay sau ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 thường được đặt tên là ó14; (Jianguo), nghĩa là lập nước. Những cậu nhóc sinh ngày quốc khánh 1/10 thường được gọi là (Guoqing), nghĩa là lễ ăn mừng.
Video đang HOT
Theo đức tin và tôn giáo
Một số bố mẹ tìm tới các thầy bói để nhờ đặt tên con. Theo đạo giáo, tùy thuộc vào thời gian một người sinh ra, cơ thể họ có thể thiếu một trong 5 yếu tố – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cha mẹ sẽ được khuyên chọn tên con sao cho khắc phục được hạn chế này, chẳng hạn bằng cách sử dụng một ký tự kết hợp được với một trong 5 yếu tố.
Từ văn học cổ điển và nhạc đương đại
“Nếu có con trai, hãy gọi là ‘Chuci’, nếu sinh bé gái, đặt tên là ‘Shijing” là một câu nói nổi tiếng trong giới trẻ hiện nay theo xu hướng tìm về các tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc.
“Chuci” là một tập các bài thơ thời Chiến Quốc từ 2.200 năm trước, trong đó có tên nhiều nam nhi nghĩa khí. “Shijing” là tác phẩm cổ hơn, tập hợp những bài thơ từ thế kỷ 11 tới thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, là nguồn của nhiều cái tên văn vẻ cho các bé gái.
Một số cha mẹ lại tìm tên đẹp cho con từ các chương trình truyền hình hiện đại. Sau khi bộ phim “Bộ Bộ Kinh tâm” thu hút nhiều người xem năm 2011, không ít phụ huynh đặt tên con gái là Rouxi theo tên nữ nhân vật chính mạnh mẽ trong phim.
Theo vai trò giới
Cái tên thể hiện mong đợi của cha mẹ dành cho con cái – và phần nhiều trong số các mong đợi này là liên quan tới giới tính của trẻ. Tên của nhiều bé trai thường chứa chữ (song) – cây tùng, biểu tượng cho sự can trường, trong khi nhiều tên bé gái có chữ (feng) nghĩa là chim phượng hoàng, biểu tượng của hoàng hậu. Các gia đình hy vọng có con trai đôi khi cũng đặt tên con gái đầu bằng chữ ý07; (Zhaodi) nghĩa là “chào đón em trai”.
Mặc dù các giá trị truyền thống vẫn ảnh hưởng tới cách đặt tên ngày nay, sự khác biệt giới trong tên gọi đang nhòa dần. Thay vì dùng các chữ thể hiện sự nam tính và nữ tính, một bố mẹ chọn những cái tên trung tính như (Chenxi) nghĩa là “Ban Mai” để thể hiện mong ước về một đứa con sáng láng.
Nhờ cậy đến internet
Công nghệ cũng được vận dụng trong việc đặt tên. Thay vì vò đầu bứt tai tìm một cái tên hoàn hảo, cha mẹ có thể lên internet kiếm. Trên một số trang, người dùng có thể gõ họ, ngày dự sinh và một số yêu cầu khác để nhận được một số gợi ý tên trong vài phút. Ngoài ra, có một số chương trình còn giải thích một cái tên có thể giúp ích cho tương lai của trẻ thế nào.
Văn hóa ngoại quốc cũng ảnh hưởng tới các xu hướng ở Trung Quốc khi một số bố mẹ chọn tên con gái là ê33;ĩ38; (Anqi), nghĩa tương đương với từ “angel” (thiên thần) trong tiếng Anh.
Nhưng sự sáng tạo cũng có giới hạn: Để sau này được làm chứng minh nhân dân, tất cả các công dân đều phải khai sinh với tên gọi dạng Hán tự. Năm 2012, một sinh viên từ tỉnh Hồ Nam bị buộc phải đổi tên vì cảnh sát không chấp nhận. Được truyền cảm hứng bởi nhân vật Q (AQ), trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn, bố cô gái đặt tên con là “A”.
Vương Linh
Theo vnexpress.net
Vừa đặt tên cho con gái mới sinh, cặp vợ chồng giật mình vì giấy triệu tập của tòa án với lý do "không ai đỡ nổi"
Sinh con và đặt tên cho con là hoàn toàn tự do tùy theo ý nguyện, mong muốn của từng ông bố bà mẹ, thế nhưng cặp vợ chồng này lại rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" vì cái tên của con gái mới sinh.
Đó là câu chuyện đặt tên cho con "dở khóc dở cười" của cặp vợ chồng Vittoria và Luca, sinh sống tại Milan, Ý. Theo đó, cũng như tất cả các bố mẹ khác, khi con gái mới chào đời, họ đã nghĩ ngay một cái tên thật ý nghĩa để làm giấy khai sinh và hộ chiếu cho con. Vậy nên, họ quyết định lấy tên "Blu" (có ý nghĩa tương tự với "Blue" - xanh nước biển trong tiếng Anh) để đặt tên cho con gái nhỏ của mình.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, họ nhận được lệnh triệu tập của tòa án với lý do khiến nhiều người giật mình, tên "Blu" không đủ nữ tính đối với một bé gái. Vittoria và Luca phải tìm ngay một cái tên khác để đặt cho con nếu không thẩm phán tòa án sẽ chỉ định một tên mới cho cô bé.
Cặp vợ chồng Luca và Vittoria rơi vào tình huống "dở khóc dở cười" vì đặt tên cho con gái.
Sở dĩ tòa án địa phương có giấy triệu tập yêu cầu cặp vợ chồng này phải đổi tên cho con là vì theo sắc lệnh của Tổng thống Ý được ban hành vào năm 2000, tên của một đứa trẻ phải có sự tương đồng với giới tính của chúng. Và chính quyền Ý rõ ràng không coi "Blu" - cách viết của người Ý cho từ "blue - xanh" - là tên phù hợp cho một bé gái. Mặc dù đã làm giấy khai sinh và hộ chiếu cho cô con gái 18 tháng tuổi, cặp vợ chồng gần đây vẫn nhận được giấy triệu tập lên tại tòa án để chọn một cái tên nữ tính hơn.
Vittoria nói: "Kể từ ngày đầu đón con chào đời, Luca nói với tôi rằng anh ấy muốn gọi con gái mình là Blu bởi Blu là viết tắt của cụm từ "bella luminosa unica", có thể dịch là xinh đẹp, sống động và duy nhất".
Trả lời phỏng vấn tờ báo Ý Il Giorno vào tuần trước, anh Luca cho biết: "Nếu chúng tôi không xuất hiện tại tòa với một cái tên khác thay thế, một thẩm phán sẽ quyết định tên con gái của chúng tôi".
Mặc dù đã làm giấy khai sinh và hộ chiếu cho cô con gái 18 tháng tuổi, cặp vợ chồng vẫn nhận được giấy triệu tập lên tại tòa án để chọn một cái tên nữ tính hơn.
Thế nhưng anh Luca và chị Vittoria vẫn quyết tâm tìm mọi biện pháp để giữ lại cái tên "Blu" cho con gái mình, họ muốn chứng minh rằng cái tên này hoàn toàn nữ tính.
Bởi lẽ, con gái của cặp đôi ngôi sao nước Mỹ là Jay-Z và Beyonce cũng có tên là Blue Ivy. Và dựa vào số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Ý, trong năm 2016 có ít nhất 6 người phụ nữ Ý cũng có tên là "Blu" trong giấy khai sinh. Bên cạnh đó có ít nhất 2 người phụ nữ tại Milan đã sử dụng cái tên "Verde" (có nghĩa là "xanh lá cây" trong tiếng Ý) trong suốt quãng đời mình để chứng minh rằng màu sắc không dùng để phân biệt giới tính.
Con gái của cặp đôi ngôi sao nước Mỹ là Jay-Z và Beyonce cũng có tên là Blue Ivy.
Tờ báo Ý La Republica đã liên lạc với một phụ nữ tên Blu Lapore 41 tuổi, đến từ Rome. Người phụ nữ này nói rằng mẹ cô đã thuyết phục người làm giấy khai sinh chấp nhận tên của cô bằng cách dẫn chứng về việc tên tuổi sẽ thay đổi theo thời gian. Cô đưa ra ví dụ về "Celeste", vốn là tên đặt cho các bé trai ở Ý nhưng bây giờ hầu như chỉ dành riêng cho các bé gái.
Trường hợp của cặp vợ chồng này không phải là duy nhất ở Ý, có rất nhiều gia đình ở nước này cũng phải nhận lệnh triệu tập của tòa án vì vấn đề tương tự.
(Nguồn: Oddity Central)
Theo Helino
Nam sinh giành HCV Olympic quốc tế là đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác "Em luôn ước mơ được sinh sống, làm việc và cống hiến tại đất nước Việt Nam. Em tin rằng quê hương bản quán mình, với nền văn hóa nơi mình đã sinh ra và lớn lên suốt hai thập kỷ, luôn là mảnh đất thân thương, gần gũi và yêu mến nhất với mỗi người", đại biểu Phạm Văn Hạnh chia sẻ....