Các khu vực đất được bảo vệ bao phủ gần 17% bề mặt Trái Đất
Theo phóng viên TTXVN tại New York, báo cáo do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố ngày 19/5, cho biết diện tích đất được bảo vệ trên Trái Đất đã tăng lên hàng triệu km2 kể từ năm 2010, bao phủ gần 17% bề mặt Trái Đất.
Rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: imgkid.com
Theo báo cáo, diện tích đất được bảo vệ tăng thêm 2 triệu km2, qua đó thế giới tiến gần hơn đến một trong những mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị Công ước về đa dạng sinh học được tổ chức năm 2010 ở tỉnh Aichi ( Nhật Bản). Báo cáo dẫn lời Giám đốc điều hành của UNEP Inger Andersen nêu rõ: “Đây là một thành quả ấn tượng, chúng ta cần chúc mừng chính phủ các nước đã tiến xa. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Báo cáo trên đề cập hàng loạt biện pháp đã được thực hiện nhằm đáp ứng Mục tiêu 11 tại hội nghị Aichi – kêu gọi bảo vệ 17% diện tích đất và 10% diện tích môi trường biển của Trái Đất vào năm 2020. Báo cáo cũng đặt nền tảng cho một khuôn khổ mới nhằm bảo vệ thiên nhiên, sẽ được quyết định tại Hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới tại Côn Minh, Trung Quốc.
Cũng theo báo cáo của UNEP và IUCN, các công viên, khu bảo tồn và các khu vực tập trung vào việc bảo tồn khác chiếm 16,64% tổng diện tích Trái Đất. Các chuyên gia xây dựng báo cáo nhận định các nỗ lực nhằm xác định tất cả các vùng đất hiện do tư nhân hoặc các cộng đồng bản địa bảo vệ và quản lý, chắc chắn sẽ nâng tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ vượt qua mức 17% trong Mục tiêu 11 của hội nghị Aichi. Trong khi đó, mặc dù độ bao phủ của các khu bảo tồn trên các vùng biển đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2010, đạt 28,1 triệu km2, nhưng các khu bảo tồn biển vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng bảo vệ 10% diện tích môi trường biển trên toàn thế giới theo mục tiêu đã đặt ra.
Báo cáo lưu ý một số khu bảo tồn đáp ứng tốt việc bảo vệ đa dạng sinh học và sinh thái hơn những khu bảo tồn khác, nhấn mạnh các khu bảo tồn là “những mảnh ghép quan trọng” để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu vì chúng lưu giữ khoảng 1/5 lượng khí carbon trong đất.
Diện tích rừng Amazon bị phá trong tháng 4 cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, ngày 7/5, Chính phủ Brazil đã công bố báo cáo thống kê mới nhất về diện tích rừng nhiệt đới Amazon, cho thấy trong tháng 4/2021, diện tích rừng Amazon tại nước này bị tàn phá đã lên tới 580,55 km2, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục theo tháng được ghi nhận.
Một khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi ở gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil mất 1.157 km2 rừng Amazon (gần bằng diện tích thành phố Los Angeles của Mỹ), giảm 4% so một năm trước.
Tình trạng phá rừng Amazon tiếp tục tăng đã tạo áp lực lớn đối với Chính phủ Brazil. Nước này đứng trước sức ép phải ngăn chặn vấn nạn tàn phá khu vực rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu, nhất là khi Brazil muốn nhận được khoản ngân sách hỗ trợ từ Mỹ để chi trả cho các nỗ lực bảo tồn rừng Amazon.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu do Mỹ tổ chức tháng 4 vừa qua, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cam kết tăng cường tài trợ cho việc thực thi luật môi trường và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, cũng như yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp 1 tỷ USD để chi trả cho các nỗ lực bảo tồn rừng Amazon. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ xem xét đề nghị của phía Brazil, song yêu cầu quốc gia Nam Mỹ này cần phải có những hành động ngay lập tức để đẩy lùi nạn phá rừng trong năm nay.
Nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và số vụ cháy rừng tại Brazil đã tăng vọt kể từ khi ông Bolsonaro nhậm chức vào năm 2019. Các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng vấn nạn phá rừng gia tăng là do chính phủ của ông Bolsonaro phát triển ngành khai khoáng và nông nghiệp tại các khu vực rừng rậm, cũng như cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường.
Dự án Giám sát rừng Amazon vùng Andes (MAAP) mới đây công bố báo cáo cho thấy năm 2020, rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh Amazon đã mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh, tăng 17% so với năm trước.
Theo MAAP, hơn 65% số vụ phá rừng của toàn bộ khu vực Amazon trong năm 2020 được ghi nhận ở Brazil. Quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Mỹ này đã mất tổng cộng 1,5 triệu ha rừng trong năm qua, tăng hơn 13% so với năm trước đó. Diện tích rừng bị tàn phá ở Brazil gần gấp đôi diện tích Puerto Rico và chủ yếu tập trung ở miền Nam nước này.
Ảnh chụp từ ISS hé lộ 'dòng sông vàng' Amazon "Không phải những thứ lấp lánh đều là vàng" - câu ngạn ngữ này đã được chứng minh bằng hình ảnh rừng Amazon bị tàn phá mà phi hành gia Trạm Không gian Quốc tế (ISS) chụp được. Theo Đài quan sát Trái đất của NASA, những gì có vẻ là những dòng sông vàng chảy qua rừng nhiệt đới Amazon ở bang...