Các khảo sát bất lợi liệu có vẽ nên “bức tranh thảm khốc” cho Tổng thống Trump?
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy những dự báo bất lợi và tồi tệ cho khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 của nhà lãnh đạo Mỹ.
Vào giai đoạn nước rút của chiến dịch tranh cử năm 2016, Tổng thống Trump cũng bị đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton dẫn trước trong nhiều cuộc khảo sát.
Năm nay, ông Trump đang mất dần ưu thế tại một số cuộc thăm dò gần đây, trong bối cảnh chỉ còn hơn 3 tuần nữa là tới cuộc bầu cử 3/11. Tuy nhiên, diễn biến cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 có nhiều điều khác biệt.
Hai sự kiện đáng chú ý diễn ra gần đây tại Mỹ có thể đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng. Đầu tiên là cuộc tranh luận hỗn loạn giữa Tổng thống đương nhiệm và đối thủ Joe Biden. Tiếp theo là thông tin ông Trump và Đệ nhất phu nhân Melania dương tính với SARS-CoV-2 sau nhiều tháng đánh giá thấp sự nguy hiểm của dịch Covid-19.
Tổng thống Trump tại cuộc tranh luận đầu tiên. Ảnh: AP
Ông chủ Nhà Trắng có nguy cơ đứng trước thất bại lịch sử
Cựu Phó Tổng thống Biden hiện đang gia tăng cách biệt đáng kể với Tổng thống Trump khi dẫn trước lần lượt 16 và 14 điểm trong các cuộc thăm dò của CNN/SSRS và NBC News/Wall Street Journal, 9 điểm trong cuộc thăm dò của New York Times và 13 điểm trong cuộc khảo sát của Đại học Quinnipiac.
Thậm chí Rasmussen Reports, đơn vị thực hiện khảo sát yêu thích của ông Trump, cũng chỉ ra rằng, Tổng thống Mỹ đang bị ứng viên đảng Dân chủ Biden bỏ xa hơn 10 điểm trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất.
Trước đó, ông Trump đã vượt qua những khoảng cách tương tự và đánh bại bà Clinton trong cuộc bầu cử 4 năm trước. Tuy nhiên, câu chuyện của năm 2020 lại có sự khác biệt. Theo đó, tỷ lệ ủng hộ của ông Biden cao hơn so với bà Clinton và vào thời điểm này năm 2016, có nhiều cử tri vẫn chưa đưa ra quyết định hoặc ủng hộ ứng viên của đảng thứ ba, trong khi đó, lượng cử tri này có ít hơn vào năm nay. Đồng thời, không giống như năm 2016, các cử tri hiện tại có thể đánh giá ông Trump qua sự thể hiện của tổng thống trong nhiệm kỳ vừa qua.
Video đang HOT
Những kết quả thăm dò không có lợi liên tục ập xuống chiến dịch tranh cử của ông Trump hôm 7/10, 27 ngày trước khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc. Các cuộc khảo sát mới được chia thành 2 nhóm: những dự báo bất lợi và những dự báo tồi tệ cho nhà lãnh đạo Mỹ.
Nhóm đầu tiên bao gồm các thăm dò cho thấy, Tổng thống Trump đang mất ưu thế, mặc dù các con số không đáng kể. Cuộc khảo sát của Trường luật Marquette chỉ ra rằng, ông Biden dẫn trước ông Trump 5 điểm tại bang Wisconsin. Khảo sát của New York Times cho thấy, ông Biden dẫn trước 6 điểm ở bang Nevada và cạnh tranh sít sao với ông Trump ở Ohio, bang có truyền thống nghiêng về đảng Cộng hòa.
Trong kết quả của nhóm những khảo sát này, ông Trump rõ ràng đang yếu thế hơn. Tuy nhiên, ông vẫn còn “khe cửa hẹp” dẫn tới nhiệm kỳ thứ hai bằng cách giữ cách biệt ở mức một con số tại các bang như Wisconsin, vượt lên tại Ohio và các bang thường ủng hộ đảng Cộng hòa khác.
Tuy nhiên, kết quả của nhóm khảo sát thứ hai cho thấy, Tổng thống đương nhiệm đang đứng trước bờ vực thất bại. Kết quả khảo sát của Đại học Quinnipiac cho thấy, ông Biden nới rộng cách biệt ở mức hai con số tại Florida và Pennsylvania, 2 bang chiến địa quan trọng, cũng như khoảng cách 5 điểm tại bang Iowa.
Đối với ông Biden, chỉ cần chiếm được ưu thế ở 2 bang Florida và Pennsylvania cũng có thể giúp ứng viên đảng Dân chủ hội đủ đa số phiếu đại cử tri đoàn để giành chiến thắng. Đồng thời, lợi thế ở bang Wisconsin hoặc Michigan, nơi ông Biden đang dẫn trước 9 điểm trong một cuộc thăm dò của Detroit News/WDIV-TV, có khả năng giúp đảng Dân chủ vươn lên dẫn trước.
“Ở các mức độ khác nhau, 3 bang quan trọng ở 3 khu vực khác nhau của đất nước đều đưa ra một kịch bản đáng lo ngại cho ông Trump. Hy vọng tái đắc cử của tổng thống ngày càng mờ nhạt”, Tim Malloy tại Đại học Quinnipiac cho biết.
Cơ hội nào giúp Tổng thống Trump lật ngược tình thế?
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò được thực hiện sau một sự kiện đáng chú ý thường có độ dao động cao do một hiệu ứng mà các nhà thăm dò gọi là “thành kiến không phản hồi”. Theo đó, những sự kiện lớn thường thay đổi suy nghĩ cử tri trong thời gian ngắn, đặc biệt nếu cử tri của một đảng có xu hướng không phản hồi với các cuộc thăm dò vì những tin tức tiêu cực đối với ứng viên họ ủng hộ.
Cuộc tranh luận tổng thống hỗn loạn giữa Trump và Biden khi 2 ứng viên liên tục ngắt lời và công kích nhau, cùng việc Tổng thống Mỹ mắc Covid-19 có thể là 2 yếu tố dẫn tới cái nhìn tiêu cực của cử tri với ông Trump trong các khảo sát trên.
Tuy nhiên, đội ngũ trong cuộc thăm dò của NBC News/Wall Street Journal nói rằng, mặc dù ông Biden dẫn trước ông Trump 9 điểm, nhưng họ không phát hiện dấu hiệu cho thấy cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa hoặc cử tri da trắng từ chối tham gia khảo sát.
Thêm vào đó, The New York Times cũng cho biết, họ không nhận thấy sự “thành kiến không phản hồi” ở mức độ đáng kể trong các cuộc khảo sát.
Biden liên tục dẫn trước Trump tại các cuộc thăm dò dư luận. Ảnh: BBC
Tuy nhiên, Patrick Murray, Giám đốc Viện khảo sát Đại học Monmouth cho rằng, nên “cảnh giác” với kết quả khảo sát tiêu cực đối với Tổng thống Trump, dù khảo sát của ông ở Pennsylvania tuần này cho thấy, ông Biden dẫn trước 12 điểm.
“Chúng tôi có lúc gặp nhiều khó khăn hơn bình thường khi kêu gọi các cử tri lớn tuổi của đảng Cộng hòa tham gia khảo sát. Không ít người đã nói, hãy cảnh giác về điều đó”, Murray nói.
Tổng thống Trump từng rơi vào tình huống tương tự vào năm 2016. Chỉ 4 tuần trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy, ông Trump bị tụt lại tới 14 điểm so với đối thủ Clinton, ngay sau khi đoạn băng của chương trình Access Hollywood được công bố. Đây là đoạn băng ghi lại những lời nói gây tranh cãi của ông Trump về phụ nữ.
Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn tranh cử năm 2016, Tổng thống Trump có 2 lần vượt qua bà Clinton trong các cuộc thăm dò toàn quốc vào tháng 5 và tháng 7. Cuộc bầu cử 4 năm trước cũng được đánh giá là có mức độ dao động cao hơn.
Trong khi đó, cuộc bầu cử năm nay có xu hướng ổn định. Kể từ ngày 1/4, cựu Phó Tổng thống Biden vẫn dẫn trước Tổng thống Trump trung bình từ 4-10 điểm, theo cuộc thăm dò toàn quốc của RealClearPolitics.
Khách sạn, sân golf của Tổng thống Trump nhập hàng tấn hàng Trung Quốc
Dù chỉ trích Trung Quốc, song các khách sạn, sân golf mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sở hữu vẫn nhập hàng tấn hàng hóa từ Trung Quốc.
Tổng thống Trump (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc gặp năm 2017. Ảnh: AFP
Kênh CNN (Mỹ) dựa trên dữ liệu hải quan cho biết kể từ tháng 9/2019, các khách sạn, sân golf của Tổng thống Trump là "điểm dừng chân" của hơn 8 tấn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Những hàng hóa Trung Quốc này chủ yếu dành cho mục đích trang trí. Trong đó, có tới 6 tấn bàn ghế được chuyển đến Khách sạn Quốc tế Trump tại New York vào mùa thu năm 2019.
Cách đây 2 tháng, 2 tấn gỗ và thủy tinh trưng bày từ Thượng Hải được chuyển đến Câu lạc bộ golf quốc gia Trump tại Los Angeles. Cùng thời điểm này, Tổng thống Trump tăng cường chỉ trích Trung Quốc về cách xử lý dịch COVID-19.
Việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc dường như trái với khẩu hiệu của Tổng thống Trump "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Tháng 4/2017, Tổng thống Trump cho rằng các cơ quan liên bang nên mua sản phẩm nội địa. Đến tháng 1/2019, nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu các dự án cơ sở hạ tầng dùng nguyên vật liệu trong nước. Tháng 7 cùng năm, ông tuyên bố chính quyền sẽ kích hoạt Đạo luật Mua hàng Mỹ 1933 đến "phạm vi tối đa được luật pháp cho phép".
Nhà Trắng và Tập đoàn Trump Organization chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Khách sạn Quốc tế Trump tại New York. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump cho biết kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng, ông đã để lại công việc điều hành kinh doanh gia đình cho các con trai.
Hiện chưa rõ chính quyền Tổng thống Trump sẽ leo thang căng thẳng với Trung Quốc đến mức độ nào. Nhưng gần đây, tờ New York Times đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump có ý tưởng về việc cấm đảng viên Trung Quốc nhập cảnh Mỹ.
Trong tháng 7, Tổng thống Trump từng nói ông không quan tâm đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Bắc Kinh. Khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký trong tháng 1, nhà lãnh đạo Mỹ cam kết điều này sẽ thúc đẩy an ninh kinh tế.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết ông không có kế hoạch trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bắc Kinh "chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc che giấu về COVID-19 và để dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới".
Tổng thống Trump bác tin nhờ ông Tập Cận Bình giúp tái đắc cử Tổng thống Donald Trump lên tiếng phản bác sau khi cựu cố vấn Nhà Trắng tiết lộ nhà lãnh đạo Mỹ từng đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp đỡ để tái đắc cử. Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters) Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, Tổng thống Trump...