Các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
Những năm qua, các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2022, đã có 15 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Các hiệp định này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, đồng thời cũng thúc đẩy các bộ ngành nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao.
Xe vận chuyển lô bưởi đầu tiên xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Tạo nhiều kênh hỗ trợ
Lợi thế của hiệp định thương mại tự do là ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu được mở rộng theo thời gian hiệp định có hiệu lực. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mới có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm cùng loại.
“Để những lợi thế này phát huy, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam, thiết kế riêng cho từng thị trường, đặc biệt ưu tiên thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và những thị trường “khó tính” khác. Theo đó, Thương vụ Việt Nam ở các thị trường có ký kết FTAs sẽ xây dựng kênh kết nối đối tác với doanh nghiệp Việt Nam ở từng thị trường và phổ biến thông tin rộng rãi về các kênh kết nối này với các doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các đầu mối thông tin thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ.
Cùng với những lợi thế từ các FTAs, trong năm 2022, ghi nhận kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam duy trì là thị trường xuất siêu trong 7 năm liền, với nhiều nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022 của Việt Nam ước đạt 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%). Trong kết quả xuất nhập khẩu này, có nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”.
Hiện tại, có 39 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng 4 mặt hàng so với năm 2021), đặc biệt, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (hơn 1 mặt hàng so với năm 2021). Trong câu lạc bộ ngành hàng tỷ USD, riêng sản phẩm nông nghiệp chiếm 8 ngành hàng. Còn đối với câu lạc bộ xuất khẩu chục tỷ USD, trong năm 2022 có ngành hàng thuỷ sản vượt khó, góp mặt trong câu lạc bộ này, nâng số ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD lên 9 ngành hàng, cùng với ngành chế biến, xuất khẩu gỗ góp mặt trong câu lạc bộ này.
Đánh giá về triển vọng và lợi thế xuất nhập khẩu của Việt Nam, cùng với những ưu thế các FTAs mang lại, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu, để thích nghi, doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chuyển đổi cơ sấu sản xuất từ dệt kim sang dệt thoi. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng đã và đang tìm hướng sản xuất các đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh.
Cùng với đó, ngành dệt may cũng hướng đến việc đa dạng hóa các thị trường. Một số thị trường như khối Liên Xô cũ, châu Phi, Trung Đông trước đây doanh nghiệp không quan tâm nhiều giờ đã quan tâm hơn. Đặc biệt,Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu lớn, nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của dệt may Việt Nam.
Tiến đến phục hồi thực chất
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn – “Cơm ViệtNam Rice” sang thị trường châu Âu. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Có thể nói trong 2 năm 2021 và 2022, doanh nghiệp đã chịu sự cộng hưởng từ dịch COVID-19 đến lạm phát kinh tế thế giới diễn ra gay gắt vào nửa cuối năm 2022 nhưng với việc phát huy hiệu quả rõ rét trong tháo gỡ khó khăn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ của cả nước phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao.
Điều này cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã đi vào chiều sâu mang tính thực chất; chủ trương bảo đảm sự độc lập, tự chủ trong quá trình mở cửa, hội nhập, nâng cao tính tự cường của nền kinh tế đã được Bộ Công Thương triển khai nhất quán.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ để nâng cao tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó đóng góp cho việc thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hơn nữa kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước.
Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) chia sẻ, thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao, vượt gấp 2,7 lần so với kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19 và thị trường thế giới có biến động lớn, nhiều quốc gia đối mặt với lạm phát tăng cao.
Thêm vào đó, Thương mại điện tử của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng.
Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Để có những thay đổi và phục hồi đang chưa ý này, xúc tiến thương mại cũng đã có nhiều đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và duy trì xuất khẩu bền vững.
Hơn nữa, phòng vệ thương mại cũng đạt kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được thiết lập để bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước, ông Trịnh Minh Anh cho biết thêm.
Nhiều điểm sáng hợp tác thương mại Việt Nam - Australia
Là đối tác chiến lược ở khu vực Nam Thái Bình Dương, thời gian qua Australia và Việt Nam luôn phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.
Đặc biệt, Việt Nam và Australia có chung rất nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế; trong đó, có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang bổ trợ mạnh mẽ cho quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Với tiềm năng phát triển giữa hai nước, triển vọng thương mại song phương có thể vượt qua dự báo 15 tỷ USD năm 2022 và tiếp tục ghi nhận một kỷ lục mới. Do đó, chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới trong hợp tác song phương nhằm nâng tầm quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Thị trường tiềm năng
Việt Nam và Australia là thành viên chung của ít nhất ba hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm FTA ASEAN-Australia - New Zealand (AANZFTA), Hiệp định CPTPP và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Không chỉ thương mại, hiệp định CPTPP là đòn bẩy để tăng đầu tư giữa hai nước. Tính đến cuối năm 2021, Australia đã đầu tư khoảng 550 dự án tại Việt Nam, với tổng trị giá chỉ gần 2 tỷ USD, là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 19 tại Việt Nam, đứng sau các nước chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam như Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và Thụy Sỹ.
Về kinh tế, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng cao dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch năm 2021 đạt 12,4 tỷ USD, tăng gần 50% so năm 2020. Riêng 9 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Australia đạt 12 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam bao gồm cà phê, hàng thủy sản, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, linh kiện điện tử vẫn tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, các mặt hàng rau, củ quả và gạo cũng tiếp tục tăng hai con số.
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu vẫn là các nhóm nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như than các loại, lúa mì, bông các loại, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại...
Đặc biệt, cuối năm 2021 vừa qua, Việt Nam và Australia đã ký kết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế, hướng tới mục tiêu đưa hai nước trở thành 10 đối tác thương mại hàng đầu và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều của nhau. Đây là tiền đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác.
Nhận định từ các chuyên gia, Australia là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới với kim ngạch nhập khẩuhàng hóa gần 250 tỷ USD/năm. Mặc dù quy mô dân số khá nhỏ, chỉ 25,7 triệu dân nhưng đây là thị trường rất tiềm năng bởi người dân sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm chất lượng và cởi mở với hàng hóa nhập khẩu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, cơ hội để hàng hóa Việt Nam sang thị trường Australia đang rất thuận lợi nhờ thuế suất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia hầu hết về 0%.
Bởi vậy, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ các nước thành viên. Cùng đó, hàng hóa Việt Nam cũng đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường này.
Hơn nữa, với trên 320 nghìn Việt kiều, chưa kể số lượng cán bộ, du học sinh đang công tác, học tập tại Australia là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng mạng lưới khách hàng, hệ thống phân phối hàng Việt cho cộng đồng người Việt sinh sống tại đây.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, bên cạnh mặt hàng nhãn, thanh long, mít, sầu riêng...hơn 2 năm trở lại đây, Thương vụ đã đưa mặt hàng dừa vào danh sách trọng điểm xúc tiến nhằm thúc đẩy cả chuỗi sản phẩm, hỗ trợ gia tăng giá trị qua đó giúp giá dừa Việt Nam cạnh tranh hơn và hiện diện thường xuyên tại Australia ngay cả trong mùa đông.
Thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã liên tục làm việc với các nhà nhập khẩu, xuất khẩu để vừa vận động nhập khẩu vừa hỗ trợ quảng bá tại Australia. Cùng đó, Thương vụ đã thống nhất các nhà nhập khẩu đẩy mạnh quảng bá hương vị nước dừa Việt Nam có mùi vị tự nhiên như một loại nước uống trong lành từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe, đặc biệt người tập thể thao (BBCgooodfood).
Đáng lưu ý, các thương hiệu nước ngoài đã tìm đến để nhập nước dừa Việt Nam đưa vào các siêu thị lớn nhất tại Australia, kể cả siêu thị nông sản danh giá Harris farm.
Tại thời điểm hiện tại có thể tìm thấy các nhãn hàng: Vico fresh, Cocosoul organic, RawC, Chef's choice,.. với dòng chữ "sản phẩm của Việt Nam" phía sau. Đặc biệt, nước dừa đóng hộp Cocoxim, một nhãn hiệu của Việt Nam đang được nhà phân phối đánh giá cao.
Ngoài ra, Australia còn là một trong 15 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP. Năm 2021 Việt Nam đã trở thành đối tác số 1 của thị trường này với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 184,4 triệu USD.
Chia sẻ từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, nhu cầu thuỷ sản của Australia tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua với lượng tiêu thụ 1 triệu tấn/năm, sản lượng sản xuất nội địa không đáp ứng khiến nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản, nhất là thuỷ sản từ châu Á ngày càng tăng.
Hơn nữa, dân số Australia đang tăng nhanh, dự kiến đạt 40 triệu dân vào năm 2050, đồng nghĩa lượng tiêu dùng thuỷ sản có xu hướng tăng, hiện ở mức 15kg/người/năm.
Chính vì vậy, RCEP đi vào thực thi đã mang lại nhiều lợi ích cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Australia. Ngoài hệ thống cửa hàng siêu thị châu Á, nhiều mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đã được bày bán tại hệ thống siêu thị bán buôn và bán lẻ của thị trường này.
Mở rộng dư địa
Ông Chu Thắng Trung- Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường Australia có thể giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đồng thời tận dụng được những lợi thế từ các FTA mang lại. Tuy nhiên, cần sẵn sàng các giải pháp ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường, nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ Australia đang có xu hướng tăng lên. Tính đến nay, Australia đã tiến hành gần 20 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là thép, nhôm; một số sản phẩm ngành chế biến, chế tạo cũng bị đưa vào tầm ngắm.
Theo ông Chu Thắng Trung, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ ở trung ương và địa phương trong việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại.
Thêm vào đó, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn các quy tắc xuất xứ để tận dụng lợi ích trong các FTA giữa Việt Nam và Australia.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, hiện tại Thương vụ đã lên kế hoạch tiếp tục triển khai nhiều chương trình xúc tiến theo kế hoạch hành động đề ra, liên quan tới các ngành hàng có kim ngạch lớn, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Công Thương về mở rộng dư địa xuất nhập khẩu cho các ngành hàng của Việt Nam.
Ngoài ra, lĩnh vực kinh tế số cũng sẽ được cơ quan Thương vụ chú trọng thúc đẩy, nhất là với nông sản. Đặc biệt, nhiều mặt hàng mới của Việt Nam cho thấy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương như hoa quả đông lạnh, bao gồm mít, chanh leo, sầu riêng và một số loại gia vị.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao và rất coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng với Australia.
Để tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế và tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa nền kinh tế hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Việt Nam và Australia cần tăng cường mở cửa thị trường nông thủy sản cho nhau và cung ứng mặt hàng chiến lược mà mỗi bên có nhu cầu cũng như hạn chế sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng khuyến khích đầu tư của Australia vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng; tăng cường hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm của Australia về xây dựng chính sách phát triển năng lượng.
Hài hòa tiêu chuẩn quốc tế giúp đẩy mạnh xuất khẩu Trước yêu cầu khắt khe của thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung, việc chấp nhận theo tiêu chuẩn của thế giới là cách duy nhất để khẳng định năng lực, trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới biến động, nhiều quốc gia đang chịu tác...