Các hãng xe Trung Quốc đã rủ bỏ định kiến đạo nhái thiết kế xe?
Không thể phủ nhận trong những năm gần đây các hãng xe Trung Quốc đã và đang coi trọng thiết kế nguyên bản của riêng mình hơn bao giờ hết.
Nền công nghiệp ô tô của Trung Quốc có tuổi đời thua xa những cái tên dẫn đầu như Đức, tuy nhiên trong 20 năm vừa qua gần như có thể chắc chắn họ là nền công nghiệp thay đổi nhiều nhất, thậm chí là quay 180 độ so với giai đoạn trước đây.
Các hãng xe Trung Quốc xưa kia muốn thành công ngay lập tức nhưng lại không có định hướng và cá tính riêng dẫn tới việc phần lớn xe của họ có mặt trên thị trường từ giai đoạn đầu thập niên 2000 trở về trước đều mang thiết kế không ít thì nhiều copy từ các mẫu xe quốc tế.
Trường hợp lộ liễu nhất phải kể đến Landwind X7 với vụ kiện tụng liên quan tới bản gốc Range Rover Evoque chỉ vừa được giải quyết xong sau một thời gian dài xử lý.
Landwind X7 có lẽ là dòng xe tai tiếng nhất của người Trung Quốc và tới tận bản facelift 2018 xe vẫn không khác nguyên gốc Range Rover Evoque là mấy.
Tuy nhiên, nền công nghiệp ô tô Trung Quốc và cả người tiêu dùng nước này nay đều đã rất khác. Người dùng Trung Quốc giờ cũng phản cảm với các mẫu xe copy từ xe phương Tây, không ít hãng xe nhỏ lẻ sử dụng hướng đi này nay đã phá sản vì không bán được xe.
Dấu mốc quay đầu của ô tô Trung Quốc có lẽ đâu đó trong giai đoạn Chery ra mắt chiếc A3 Sedan do Pininfarina thiết kế vào năm 2008. Đây là dòng xe Trung Quốc đầu tiên được một thương hiệu thiết kế lừng danh đảm nhiệm và sau đó được đón nhận nồng nhiệt với doanh số ấn tượng.
Tua nhanh tới thập kỷ 2020, các hãng xe Trung Quốc dù có thể chưa định hình được một cá tính, một ngôn ngữ thiết kế nhất định đều đã sở hữu cho mình những mẫu xe đủ khác biệt với xe Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ.
Hongqi – thương hiệu xe sang quốc dân của người Trung Quốc dù đâu đó vẫn nhận phải những nhận xét về việc mượn thiết kế Maybach hay Bentley, cũng có một cá tính rất riêng đồng thời không tiếc tiền đưa về những nhà thiết kế danh tiếng như Giles Taylor của Rolls-Royce hay Walter de Silva của Volkswagen.
Video đang HOT
Những ai chê thiết kế xe Trung Quốc mới có lẽ sẽ phải nghĩ lại (Ảnh: BYD Han EV)
Không chỉ thiết kế, các hãng xe Trung Quốc giờ cũng chẳng cần mượn kỹ thuật của người ngoài mà vẫn sở hữu những nền tảng ấn tượng riêng. Ta có thể lấy ví dụ như chiếc Nio EP9 hiện đang là xe điện hoàn tất Nurburgring nhanh nhất hay Geely cho Mercedes mượn khung gầm xe điện để chế tạo Smart #1.
Nio EP9
Dù đâu đó vẫn còn những trường hợp lấy ý tưởng ngoài về làm của riêng trong làng xe Trung Quốc, có lẽ đã đến lúc cần nhìn nhận lại nghiêm túc về thực lực của nền công nghiệp ô tô nước này. Với sự hậu thuẫn của sức mua xe khủng nhất thế giới, xe Trung Quốc trong một tương lai không xa sẽ có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các đại gia Đức, Nhật, Hàn Quốc hay Mỹ.
Những mẫu xe Trung Quốc sao chép thiết kế giống hệt phiên bản gốc
Từ ô tô thể thao đến SUV, các hãng xe Trung Quốc sao chép thiết kế của nhiều mẫu xe danh tiếng trên thế giới.
Huansu C60
Nhà sản xuất Huansu của Trung Quốc đã bắt chước thiết kế chiếc SUV hiệu suất của Lamborghini, Urus.
(Ảnh: Hotcars)
Với C60, Huansu đã sao chép thiết kế mặt trước của Urus, tách phần đầu và đèn hậu ở giữa, làm nhẵn mặt bên của nó và thậm chí không bận tâm đến việc thay đổi bộ khuếch tán phía sau.
Đáng chú ý, giá của C60 chỉ 20.000 USD, thấp hơn nhiều so với mức 222.000 USD của Lamborghini Urus.
Geely GE
(Ảnh: Hotcars)
GE được Geely trình làng tại triển lãm Thượng Hải vào tháng 4/2009. Về mặt thiết kế, GE có lưới tản nhiệt, cụm đèn pha, nắp ca-pô, đuôi xe, cụm đèn hậu và nội thất gần như mô phỏng nguyên từ Rolls-Royce Phantom. Tuy nhiên, cửa Geely GE mở theo kiểu bình thường chứ không phải là kiểu mở ngược của hãng xe Rolls-Royce.
BYD S8
BYD S8 là chiếc xe mui trần cứng đầu tiên của Trung Quốc được công bố vào năm 2006 với tên gọi "F8". Việc đổi tên từ "F" thành "S" là để làm nổi bật "tính thể thao" của chiếc xe.
(Ảnh: Hotcars)
Mặt trước của xe rất giống một chiếc Mercedes-Benz CLK, mặc dù nửa sau (đường nóc, cốp, đèn sau và cản) có vẻ giống bản sao của chiếc Renault Megane CC.
Theo Jalopnik, S8 được trang bị động cơ 4 xi-lanh 2,0 lít, có thể tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ trong 14 giây, điều này phủ nhận quan điểm nó là một chiếc xe mui trần thể thao.
S8 được ra mắt tại triển lãm ô tô Bắc Kinh vào năm 2006 và sẵn sàng sản xuất vào năm 2009 với giá từ 22.000 - 37.000 USD, chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí của một chiếc CLK sản xuất từ năm 2000 đến năm 2009.
Chery QQ
Chery QQ thế hệ đầu tiên (sau này được đổi tên thành QQ3) là một trong những mẫu xe lớn nhất của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Chiếc xe được công bố vào năm 2003 là bản sao gần như chính xác của Daewoo Matiz / Chevrolet Spark do GM sản xuất tại Hàn Quốc.
(Ảnh: Hotcars)
Mặc dù Chery tuyên bố rằng họ tự phát triển QQ, nhưng khó có thể bỏ qua những điểm tương đồng về hình ảnh. Hơn nữa, những chiếc xe này giống nhau đến mức nhiều bộ phận trên thực tế có thể hoán đổi cho nhau giữa hai chiếc xe.
Chery QQ không được bán ở Mỹ và một số quốc gia khác, nhưng bán khá nhiều ở Trung Quốc và các nước châu Á. Chery QQ được chào bán với giá từ 4.000 đến 7.000 USD, rẻ hơn nhiều so với Matiz, vốn có giá khoảng 10.000 USD.
Zotye SR8
Nhìn bên ngoài, Zotye SR8 trông rất giống chiếc Porsche Macan. Nội thất cũng giống nhau. Sự khác biệt nằm ở các chi tiết.
(Ảnh: Hotcars)
Theo Forbes, SR8 được trang bị động cơ Mitsubishi 2,0 lít có công suất 190 mã lực kết nối với hộp số sàn 5 cấp hoặc 6 tốc độ DCT, trong khi Macan có động cơ tăng áp 2,0 lít công suất 252 mã lực. Zotye SR8 ra mắt tại Beijing Auto Show tháng 4/2016 tới, bán ra với mức giá khoảng 26.300 USD, tức rẻ bằng một phần ba so với Macan.
Xe Trung Quốc trở lại, liệu có nên chuyện? Sau hơn một thập kỷ thất bại trong nỗ lực chiếm lĩnh thị trường ô tô Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc cũ và mới đang rục rịch quay trở lại. Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2021, thị trường Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 160.035 xe, đạt trị giá...