Các hãng xe tiếp tục “đua” nhau nâng hạng bảo hành
Cuộc chiến” doanh số cuối năm đang diễn ra khốc liệt giữa các hãng xe. Không chỉ giảm giá, các đại lý còn nâng thời hạn bảo hành cho khách hàng khi mua xe.
Nhiều hãng xe ôtô hiện nay đã điều chỉnh chính sách bảo hành từ 3 năm lên mức 5 năm. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Play
Bắt đầu bước vào những tháng cuối cùng của năm 2020, cuộc chiến giữa các hãng xe và đại lý ôtô tại Việt Nam đang diễn ra ngày một khốc liệt hơn. Không chỉ cạnh tranh ở chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn đến dịch vụ sau bán hàng, trong đó nổi bật là chính sách bảo hành.
Thông thường trước đây, các hãng xe thường cung cấp chính sách bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km (tùy điều kiện nào đến trước) cho mỗi hợp đồng mua xe mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhằm kích cầu tiêu dùng, thu hút khách hàng, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu, nhiều hãng xe ôtô hiện nay đã điều chỉnh chính sách bảo hành lên mức 5 năm. Đây được coi là chính sách bảo hành cao nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Thương hiệu xe hơi từ nước Pháp – Peugeot là hãng xe đầu tiên “khơi mào” chính sách bảo hành 5 năm tại thị trường ôtô Việt Nam kể từ cuối năm 2018. Khi hãng xe này ra mắt mẫu xe SUV Peugeot 5008 và 3008 All-New được phân phối chính hãng bởi Thaco Trường Hải, khách hàng mua xe đều sẽ được hưởng chính sách bảo hành 5 năm hoặc 100.000 km thay vì 3 năm tiêu chuẩn như trước.
Đến năm 2020, các hãng xe trong và ngoài nước cũng đều nâng chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng của mình để thu hút khách hàng.
Hãng xe Việt Nam – VinFast cũng chính thức điều chỉnh thời hạn bảo hành xe Lux SA2.0 và Lux A2.0 từ 3 năm lên 5 năm hoặc 165.000 km (tùy điều kiện nào đến trước). Ngoài ra, Vinfast còn cung cấp thêm dịch vụ cứu hộ 24/7 miễn phí trong suốt thời gian bảo hành cho khách hàng mua xe.
Tập đoàn TC Motor – đơn vị phân phối chính hãng xe ôtô Hyundai tại Việt Nam cũng đã công bố chương trình gia hạn bảo hành từ 3 năm lên 5 năm. Cụ thể, đối với những chiếc xe Hyundai Santa-Fe, Tucson và Kona được bán ra tại Việt Nam từ 15.7.2020 đến hết 31.12.2020 đều sẽ được hưởng mức ưu đãi bảo hành 5 năm hoặc 100.000 km (tùy điều kiện nào đến trước) thay vì mức 3 năm trước đó.
Ngoài ra, có thể kể đến hãng xe sang Porsche với gói bảo hành 4 năm cho mỗi khách hàng mua xe. Tất cả xe Porsche mới được phân phối chính hãng bởi Porsche Việt Nam sẽ được bảo hành 4 năm, không giới hạn số km. Đồng thời, khi gói bảo hành 4 năm hết hạn, chủ xe Porsche có thể mua gói gia hạn bảo hành xe lên đến 10 năm hoặc 200.000 km.
Nhìn chung, các động thái ra sức triển khai các chương trình hỗ trợ khách hàng từ các hãng xe cho thấy cuộc chiến doanh số trên thị trường xe ôtô Việt Nam không chỉ dừng ở sản phẩm và giá bán mà còn mở rộng hơn ra những yếu tố khác như chính sách hậu mãi.
Hãng GM sản xuất không kịp xe bán tải để phục vụ thị trường Mỹ
Mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc trong doanh số bán hàng hậu Covid-19, nhưng hãng GM lại phải đang đối phó với tình trạng lượng xe bán tải không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.
Yêu cầu từ chính phủ về việc cách ly tại nhà đã buộc các nhà máy ô tô cũng như đại lý phải đóng cửa, trước khi đi vào hoạt động lại trong những tháng gần đây. Cũng trong thời gian này, nhu cầu mua xe, đáng kể nhất là xe bán tải, bỗng dưng tăng vọt khi người Mỹ bắt đầu đổ xô đi mua bán tải khiến cho các hãng xe "trở tay không kịp".
Đồng ý rằng việc nhu cầu mua xe của người dân tăng cao là một tín hiệu đáng mừng cho ngành ô tô nói chung, nhưng với GM, hãng xe Mỹ không thể giấu nổi sự lo lắng, khi nhìn vào mặt trái của vấn đề - họ không đủ xe để bán cho người tiêu dùng.
Hãng GM đang đối mặt với "mức thấp lịch sử" của nguồn cung. Cụ thể, tồn kho xe bán tải cỡ lớn chỉ còn đủ khoảng 20 ngày đối với mẫu GMC Sierra, ít hơn nhiều so với nguồn cung thông thường 75 - 90 ngày. Tình hình tương tự xảy ra tại Chevrolet khi hãng xe con chỉ còn khoảng 26 ngày hàng tồn kho.
Nghịch cảnh mà GM đang đối mặt có thể được lý giải bằng hệ lụy từ 2 cú đúp kinh tế và tinh thần bởi cuộc đình công UAW năm ngoái và sau đó là đại dịch Covid-19. Cả hai sự kiện này đều khiến các nhà máy GM đóng cửa và mức tồn kho giảm.
Tuy nhiên, phó chủ tịch Duncan Aldred của GMC cho rằng doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh là yếu tố chịu trách nhiệm chính của việc này: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục bán nhanh hơn mức chúng tôi sản xuất. Điều đó không liên can về kế hoạch sản xuất, mà là vấn đề về tốc độ chúng tôi có thể bán xe."
Kết quả kinh doanh quý II của GM cho thấy doanh số bán hàng tính đến thời điểm hiện tại của mẫu tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi GMC Sierra 1500 tăng tới 6,0%. Doanh số của các biến thể hạng nặng cũng tăng lên tính đến thời điểm hiện tại trong năm. GM cũng lưu ý: "Nhu cầu ổn định về xe dẫn đến giá giao dịch trung bình (ATP) cao hơn và mức ưu đãi thấp hơn, với ATP bán tải cỡ lớn tăng 1.526 USD tương đương hơn 35 triệu đồng so với quý đầu tiên."
Tất nhiên, có một số nhược điểm là khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chính xác chiếc xe tải họ muốn. Nhu cầu mạnh và hàng tồn kho thấp cũng không khuyến khích giảm giá, vì vậy người tiêu dùng có thể phải trả nhiều tiền hơn để ngồi sau tay lái của một chiếc xe bán tải.
Việc thiếu nguồn cung xe bán tải sẽ dẫn đến việc các khách hàng muốn mua xe bán tải buộc lòng phải lựa chọn một thương hiệu khác, mua một mẫu xe khác hoặc chờ đợi trong vô vọng. Việc này gây áp lực không nhỏ đến các hãng xe trước tình trạng có thể mất khách vào tay các đối thủ khác.
Kê khống doanh số suốt 5 năm, BMW phải nộp phạt 18 triệu USD Hành vi kê khống doanh số để dễ bề huy động vốn của hãng xe BMW diễn ra suốt 5 năm bị bại lộ khi đang tiến hành huy động 18 tỷ USD tại Mỹ. BMW sẽ phải trả khoảng 18 triệu USD để dàn xếp cáo buộc của SEC về việc báo cáo "láo" doanh số để dễ bề huy động vốn...