Các hãng xe đồng loạt ‘bỏ show’, triển lãm liền tung nghiên cứu cho thấy họ vẫn còn hữu dụng
2020 rất có thể là năm bản lề giết chết triển lãm xe quy mô quốc tế để thế chỗ vào đó là các sự kiện riêng biệt chuyên sâu và đỡ tốn kém hơn.
Phần lớn các hãng xe trên thị trường đã tạm ngưng tham dự các triển lãm xe lớn để đánh giá lại tính hiệu quả cũng như khả năng tài chính của mình, thể hiện qua sự nghèo nàn các đơn vị tham gia có thể dự đoán được từ trước của triển lãm Detroit hay New York 2021. Tuy tương lai triển lãm xe đang phủ màu ảm đạm, liệu đây đã là thời điểm ta có thể gạch hẳn loại sự kiện này ra khỏi danh sách đáng chú ý hàng năm?
Theo nghiên cứu thực hiện bởi triển lãm New York, trung bình mỗi năm họ đón 628.000 lượt khách tham quan, trong đó có tới 449.000 (83%) có ý định mua xe trong 12 tháng kế tiếp và sử dụng sự kiện này như nền tảng giúp họ lựa chọn.
Ngoài ra, nghiên cứu trên khẳng định các triển lãm tại Mỹ nhìn chung khá ổn định trong 5 năm gần nhất (nhưng không công bố chi tiết thêm). Bên cạnh đó, số thời gian trung bình người tiêu dùng có mặt tại triển lãm xem hàng cũng lâu hơn với đỉnh điểm là mốc 4 tiếng rưỡi vào 2019.
Xét quy mô rộng hơn, trung bình tại Mỹ mỗi năm các triển lãm xe đón 6,8 triệu lượt khách tham quan, trong đó 4,7 triệu người có ý định mua xe mới. Tỉ lệ trên theo ban tổ chức triển lãm New York là “không một công cụ tiếp thị với quy mô và độ phủ nào có thể đạt được”.
Video đang HOT
Bất chấp độ hiệu quả của các triển lãm vật lý lớn tới đâu, nếu chúng buộc các hãng xe tiêu tốn quá nhiều công sức và tiền của việc có người bỏ cuộc chơi không phải gì đó quá bất ngờ, nhất là trong giai đoạn tài chính khó khăn bởi COVID-19 như hiện nay.
Các hãng xe hấp dẫn thế nào với nhà đầu tư?
Tưởng tượng rằng bạn đang điều hành một hãng ôtô. Vào một ngày đẹp trời vị khách Warren Buffet ghé thăm công ty.
Bạn chắc hẳn sẽ muốn khoe với ông ấy chiếc xe mới nhất của hãng mình hiện đại cỡ nào. "Ồ, ngài biết không Warren, model này đã có thể lái tự động cấp độ 3 đấy".
Nhưng có thể chủ tịch Berkshire Hathaway sẽ không hứng thú lắm với lái tự động hay ngôn ngữ thiết kế đâu. Thay vào đó, hãy nói với ông ấy về P/E (hệ số giá/lợi nhuận) của cổ phiếu hãng mình đang là bao nhiêu.
Ngành công nghiệp ôtô toàn cầu vừa trải qua một đòn giáng nặng nề bởi đại dịch covid-19. Những tia sáng gần đây là không đủ để xóa đi một năm đáng buồn của các hãng xe. Và niềm tin của các nhà đầu tư dành cho từng thương hiệu đang trở nên phân cực và cách biệt quá lớn.
Hiện tượng Tesla
Mỗi cổ phiếu của Tesla ở thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11 có giá 411,76 USD, trong khi thu nhập trên mỗi cổ phiếu đó chỉ là 0,52 USD. Điều này có nghĩa nhà đầu tư phải trả tới 787 USD để kiếm được 1 USD lợi nhuận. P/E này rõ ràng không hề phản ánh thực tại của Tesla khi số quý mà công ty này có lợi nhuận kể từ khi thành lập đếm trên đầu ngón tay. Người ta kỳ vọng rằng Tesla sẽ bùng nổ khi thế giới đang tiến tới tương lai điện hóa các phương tiện giao thông, nơi hãng này đang là công ty dẫn đầu.
Tesla Model X. Ảnh: Irishtimes
Nhưng liệu rằng mức P/E không tưởng kia sẽ phù hợp cho đầu tư lâu dài hay chỉ là những con sóng đầu cơ "nóng bỏng tay" đầy rẫy rủi ro? Mặc cho những thông tin về Elon Musk liên tục thăng hoa trong bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes hay chiếc Cyber Truck cháy hàng, mức định giá cao ngất của Tesla rõ ràng không hấp dẫn với trường phái đầu tư truyền thống. Nỗi đau từ bong bóng Dotcom những năm 2000 vẫn còn âm ỉ ở phố Wall tới tận ngày này.
Lấy lại những gì đã mất
Ngoại trừ Tesla, gần như mọi hãng xe đều lao dốc hồi tháng 3 vừa qua. Cổ phiếu Toyota mất 21%. Honda 32%. Ford, GM, Hyundai và Suzuki còn một nửa. BMW cũng giảm tới 45% hay Daimler - công ty mẹ của Mercedes hứng chịu cú rơi tới 55%. Cá biệt Fiat Chrysler bốc hơi 75%. Khi ấy ngành công nghiệp ôtô tê liệt bởi lệnh giãn cách và phong tỏa trên quy mô toàn cầu. Khách hàng không tới các showroom, hàng loạt kế hoạch ra mắt sản phẩm bị hủy và lượng tồn kho khổng lồ.
Cơn ác mộng giống như một hành trình khổ tận cam lai chưa từng có trong quá khứ. Tám tháng sau cú sốc ấy, tất cả các hãng xe này đều lấy lại những gì đã mất. Giá cổ phiếu của họ trở lại thời điểm đầu năm trong khi chỉ số Dow Jones có lúc lên tới 29.420 điểm - mức cao nhất mọi thời đại.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các hãng xe này có thể phục hồi nhanh chóng đến vậy? Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư nhìn về tương lai. Tác động của Covid-19 đã phản ánh hết vào mức sụt giảm hồi tháng 3. Khi các nước dần nới lỏng giãn cách, thậm chí Châu Âu tuyên bố sẽ phải tập sống chung với đại dịch thì hoạt động sản xuất cũng được tái khởi động nhanh chóng. Các hãng trên không gặp quá nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nên việc kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cũng phục hồi theo đà tăng chung của thị trường.
Các nhà đầu tư thì có thêm niềm tin rằng cuối cùng thế giới cũng đã "nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm" khi Pfizer công bố vaccine của họ đạt hiệu quả tới 95%. Cả nhân loại đều nóng lòng sống cuộc sống như trước đây. Lúc ấy con người ta sẽ muốn làm gì? Đi đến những nơi đã phải bỏ lỡ suốt quãng thời gian qua. Khách hàng sẽ lại mua sắm cho mình những chiếc xe mới và ngành công nghiệp ôtô sẽ lại sẵn sàng cất cánh trở lại trên đường băng.
Nỗ lực tìm lại chính mình
Khi Tesla liên tục phá vỡ mọi kỷ lục và một loạt các hãng xe khác gần như đã lấy lại những gì đã mất thì Volkswagen, Renault, Nissan, Mitsubishi và Mazda vẫn đang chênh vênh nơi lưng chừng. Volkswagen đang phải đau đầu tái cấu trúc hàng loạt thương hiệu con. Số phận của Bugatti vẫn đang là dấu chấm hỏi khi siêu xe nước Pháp ngoài việc chạy nhanh nhất thế giới thì gần như là gánh nặng về tài chính cho tập đoàn mẹ bởi hiếm khi có lãi. Rồi thương hiệu siêu sang Bentley có thể về "dưới trướng" Audi. Nếu như thế, rất có thể Bentley sẽ phải tự thu mình như con đường Maybach trở nên vừa vặn hơn trong sự bao bọc của Mercedes. 150 Euro cho 1 cổ phiếu Volkswagen lúc này là bước phục hồi nhảy vọt so với mức đáy 94,13 Euro ngày 16/3. Nhưng để trở lại mốc 185, người khổng lồ nước Đức còn cả một quãng đường lắm chông gai.
Liên minh Renault - Nissan - Mitsubishi trước cả khi đại dịch diễn ra đã phải vật lộn với biết bao vấn đề nội tại, đặc biệt là vụ tẩu thoát của Carlos Ghosn. Chính phủ Pháp đã phải ra tay cứu Renault khỏi phá sản hồi tháng 6 vừa qua với khoản tín dụng trị giá 5 tỷ Euro. Nissan trong năm tài chính 2019 kết thúc hồi tháng 4 báo lỗ tới 6,2 tỷ USD, mức kỷ lục trong suốt 20 năm. Hàng loạt nhà máy tại Hàn Quốc và Barcelona đã đóng cửa. Còn Mitsubishi, cổ phiếu đang có mức định giá gần như thấp nhất trong lịch sử khi P/E chỉ là 2,73. Liên minh Nhật Bản - Pháp này đã phải phân chia lại nhiệm vụ cho từng thương hiệu. Theo đó Nissan sẽ tập trung cho thị trường Trung Quốc, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Renault đảm nhiệm ở châu Âu, Nga, các nước Nam Mỹ và vùng Bắc Phi còn Mitsubishi đẩy mạnh các lợi thế đang có tại khu vực ASEAN, Úc và Newzealand.
Cổ phiếu Mazda giảm 50% giá trị hồi tháng 3 và cho tới nay gần như không có sự phục hồi. Quý 2 năm tài chính 2020 kết thúc tháng 9 vừa qua đánh dấu tình hình kinh doanh tồi tệ nhất trong 11 năm với khoản lỗ 73,4 triệu USD. Hy vọng nhen nhóm duy nhất của hãng xe lớn thứ 5 Nhật Bản lúc này là thị trường Bắc Mỹ đảo ngược khi doanh số tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trở lại với vai trò nếu là một nhà đầu tư. Liệu bạn có muốn phiêu lưu mua vào cổ phiếu Tesla - một công ty dẫn đầu ngành xe điện nhưng ở mức giá gấp tới gần 800 lần so với lợi nhuận thu được hiện tại? Nếu ưa an toàn, nhóm cổ phiếu của các hãng xe đã lấy lại hoàn toàn giá trị lúc trước đại dịch là một ý kiến không tồi. Còn nếu đặt cược vào sự phục hồi, cổ phiếu có P/E chưa tới 3 lần như Mitsubishi có đủ rẻ để kích hoạt lòng tham trong bạn không?
Hãng xe Thụy Điển bị cấm dùng logo vì giống thương hiệu Pháp Logo của thương hiệu xe điện Polestar bị cho là có thể gây nhầm lẫn vì giống biểu tượng của hãng Citroen cũng như thương hiệu hạng sang DS. Cuộc chiến pháp lý kéo dài 3 năm giữa Citroen và Polestar đã kết thúc tại một tòa án Pháp. Theo phán quyết, hãng xe điện Thụy Điển (thuộc sở hữu của Volvo) sẽ...