Các hãng ôtô tại Việt Nam buôn bán thế nào nửa đầu 2021?
Hyundai vẫn dẫn đầu thị trường, bỏ khá xa Toyota xếp thứ hai, Honda là thương hiệu hiếm hoi sụt giảm doanh số.
Hết nửa năm, thị trường ôtô Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hầu hết các hãng vẫn giữ được đà tăng tốt. Hyundai dẫn đầu thị trường xếp sau là Toyota với khoảng cách 4.000 xe, Kia nhảy lên thứ ba là một số điểm đáng chú ý. Bảng xếp hạng dưới đây đã tính cả xe con và xe thương mại.
Hyundai
Sản phẩm chủ lực của Hyundai, mẫu Accent. Ảnh: TC Motor
Mẫu xe bán nhiều nhất của Hyundai là Accent với 9.949 chiếc, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu xét trên tổng doanh số, lượng xe bán mới của Hyundai cũng tăng trưởng 21,5%. Hãng xe Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường, ba mẫu xe xuất hiện trong top 10 bán chạy 6 tháng đầu năm là Accent, i10 và Santa Fe.
Toyota
Vios phiên bản nâng cấp 2021. Ảnh: Lương Dũng
Bán ít hơn khoảng 4.000 xe so với Hyundai là Toyota. Thương hiệu Nhật xếp thứ hai với 29.857 xe, tăng trưởng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái là 25.177 xe. Tuy nhiên, mẫu xe bán chạy nhất của Toyota là Vios lại sụt giảm 14,4% ( 9.623 xe năm nay so với 11.244 chiếc năm ngoái). Doanh số của Toyota vẫn tăng trưởng do có sự góp mặt của tân binh Corolla Cross với 5.569 xe bán ra.
Kia
Mẫu Seltos đang có doanh số tốt của Kia. Ảnh: Đắc Thành
Kia là trường hợp tăng trưởng đột biến, tới 95%. Doanh số nửa đầu 2021 là hơn 21.000 xe, gần gấp đôi lượng 11.000 xe của năm ngoái. Đóng góp lớn nhất cho thành công này là Seltos và Sorento. Tân binh Seltos liên tục có mặt trong top 10, dẫn đầu crossover cỡ B với hơn 7.000 xe. Trong khi Sorento thế hệ mới tăng tới hơn 500%, đạt hơn 3.200 xe. Tuy nhiên, vẫn có một số mẫu xe sụt giảm nhẹ về doanh số như Moring và Soluto.
Fadil mẫu xe chiếm 2/3 doanh số của VinFast. Ảnh: Đức Huy
Video đang HOT
Sau một năm đầu làm quen khách hàng, sang 2021 VinFast vẫn giữ được đà bán hàng với hơn 16.000 xe bán ra, đứng thứ 4 toàn thị trường. Trong đó, Fadil vẫn là át chủ bài hơn hơn 10.000 xe, chiếm trên 60%. Hãng xe Việt không công bố số nửa đầu 2020 vì thế không thể so sánh mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.
Xpander 2021 được nâng cấp nhẹ. Ảnh: Lương Dũng
Xếp thứ 5 về doanh số, hãng xe Nhật có mức tăng trưởng 45% khi năm 2020 hãng bán ra hơn 10.000 xe, và 2021 gần 15.000 xe. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng này vẫn là Xpander tăng 41,5% và Attrage tăng tới 89%.
Mazda tăng cường ra mắt các mẫu xe mới, CX-30 tại buổi ra mắt. Ảnh: Đắc Thành
Thương hiệu Nhật Bản tăng 26% về doanh số so với cùng kì năm 2020. CX-5, CX-8 tăng trưởng giúp cả thương hiệu đi lên. Tuy vậy, Mazda3 lại giảm Với việc Mazda3 có mức giảm mạnh nhất 31% doanh số.
Honda
City thê hệ mới đang có doanh số tốt. Ảnh: Lương Dũng
Doanh số tổng của Honda giảm nhẹ ở mức 3% với biến động lớn nhất từ hai mẫu CR-V và City. Nếu như City có mức tăng trưởng 26,7% thì CR-V, mẫu CUV chủ lực của Honda lại giảm tới 31,1%.
Ford
Ranger Raptor thường xuyên rơi vào tình trạng cháy hàng. Ảnh: Đoàn Dũng
Hãng xe Mỹ duy nhất tại Việt Nam, có mức tăng trưởng đạt 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này có được nhờ Ranger tăng 55% và Everest là 75%. Tuy nhiên, mẫu xe cỡ nhỏ duy nhất còn lại của Ford là EcoSport lại giảm tới hơn 25% doanh số.
Ở nhóm cuối bảng vẫn là vị trí của Suzuki (tăng 52%) , Isuzu (tăng 31%) và Peugeot (tăng 168%). Riêng thương hiệu Peugeot tăng trưởng tới 168% khi 6 tháng đầu năm 2020 hãng bán được 1.200 xe, 2021 con số này hơn 3.400 xe.
Trong khi đó Nissan và MG vẫn chưa công bố doanh số bán hàng. Đối với các mẫu xe sang chỉ có Lexus và hai thương hiệu BMW Mini công bố số bán với Lexus 618 xe, BMW Mini 736 xe. Các thương hiệu xe sang còn lại không công bố số bán cụ thể.
Nếu tính dựa trên doanh nghiệp phân phối, Thaco vẫn là cái tên đi đầu thị trường. Tổng doanh số của Kia, Mazda và Peugeot là 38.258 xe. Nếu tính cả xe thương mại, Thaco bán tới 51.685 xe.
Những mẫu xe nào bị "đứt bầu sữa" ưu đãi phí trước bạ của Chính Phủ từ 2021?
Ưu đãi 50% phí trước bạ của Chính phủ đối với những mẫu xe lắp ráp trong nước đã chính thức không còn hiệu lực, sự cạnh tranh về giá bán và các chương trình ưu đãi tới đây sẽ còn sôi động hơn nữa do giờ đây các mẫu xe đã được "đối xử công bằng"...
Hãy cùng chuyên mục Xe & Công nghệ điểm lại những cái tên đáng chú ý nhất được hưởng lợi thế trong thời gian vừa qua.
Ford
Có hai mẫu xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi trong giai đoạn vừa qua là mẫu urban SUV - Ecosport và mẫu minivan Tourneo, cụ thể như sau
Honda
Do mẫu City mới sang năm 2021 mới giao tới tay khách hàng, do đó trong thời gian vừa qua, duy nhất các mẫu Honda CR-V lắp ráp trong nước mới được ưu đãi từ Chính phủ.
Hyundai
Do toàn bộ các mẫu xe du lịch của Hyundai đều được lắp ráp trong nước, do đó người tiêu dùng khi sở mua các mẫu xe Hyundai trong giai đoạn vừa qua đều được hưởng ưu đãi về phí trước bạ từ Nghị định 100/2020/NĐ-CP. Và có lẽ đây cũng là lý do vì sao mà trong suốt giai đoạn vừa qua (và cả toàn bộ năm 2020) các mẫu xe Hyundai tại Việt Nam không có các chương trình khuyến mại giảm giá, lớn nào.
KIA
Cũng như Hyundai, toàn bộ danh mục sản phẩm xe du lịch của KIA đều được lắp ráp trong nước, tuy nhiên riêng với phiên bản nâng cấp của mẫu xe nhỏ KIA Morning (phiên bản X Line và GT Line), một số mẫu xe ban đầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi này.
Mazda
Nếu như trước đây, toàn bộ các mẫu xe du lịch của Mazda đều được lắp ráp trong nước thì bắt đầu từ phiên bản 2019 mẫu xe hạng B - Mazda2 lại được nhập khẩu từ Thái Lan nên trong giai đoạn vừa qua không được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ (một phần lý do không có doanh số tốt như các đối thủ khác).
Mercedes-Benz
Thương hiệu xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam đột nhiên trở thành không có đối thủ khi có lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với toàn bộ các đối thủ phải nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, cũng chỉ có các mẫu xe bán tốt nhất mà Mercedes-Benz lựa chọn lắp ráp trong nước mới được hưởng ưu đãi này.
Mitsubishi
Việc nhanh nhạy đưa mẫu MPV - Mitsubishi Xpander phiên bản số tự động về lắp ráp trong nước đã giúp mẫu xe này có thêm lợi thế trong việc cạnh tranh với đối thủ Toyota Innova để giành ngôi vị số 1 phân khúc này. Và tương tự, cũng đã giúp mẫu crossover Mitsubishi Outlander không bị hụt hơi trước các đối thủ cực mạnh khác.
Peugeot
Việc không kịp đưa mẫu Peugeot 2008 kịp ra mắt trong năm 2020 đã khiến mẫu xe này không kịp hưởng phí ưu đãi của chính phủ. Các mẫu xe còn lại bao gồm 3008, 5009 và mẫu minivan Traveller vẫn được có lợi thế này.
Toyota
Do lựa chọn nhập khẩu phiên bản máy xăng từ Indonesia nên chỉ có phiên bản Toyota Fortuner máy dầu được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ, trong khi đó việc chuyển đổi nhập khẩu một số mẫu xe như Camry, Wigo... đã khiến Toyota đột nhiên bị cạnh tranh dữ dội trong năm 2020 vừa qua.
VinFast
Ưu đãi Chính phủ 50% phí trước bạ cũng trở thành một phần trong vô vàn lợi thế dành mà thương hiệu VinFast áp dụng cho các mẫu xe của mình trong thời gian qua, điều ảnh hưởng lớn đến doanh số, giúp các mẫu xe này có vị trí khá tốt tại thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2020 vừa qua.
Doanh số bán ra giảm sút, hãng xe ôtô đua nhau giảm giá để kích cầu Trong bối cảnh chung của thị trường chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, từ đầu tháng Sáu các hãng ôtô, đại lý đồng loạt giảm giá nhiều mẫu xe, có mẫu ưu đãi mạnh nhất lên đến gần 200 triệu đồng. Nhà máy sản xuất xe hơi VinFast tại Hải Phòng. (Ảnh: PV/Vietnam ) Sau một thời gian duy trì doanh số ,...