Các hãng ô tô thông báo đóng cửa tạm thời nhà máy tại Đức
Ngành công nghiệp ô tô chủ chốt của Đức đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do vấn đề về nguồn cung trong năm nay, khi các nhà máy của Volkswagen, Ford, BMW và Daimler đều phải ngừng sản xuất.
Sản xuất lắp ráp xe ô tô Volkswagen ở Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 30/9, nhiều nhà sản xuất ô tô đã thông báo đóng cửa tạm thời các nhà máy tại Đức do tình trạng thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu, trong đó Opel sẽ đóng cửa nhà máy cho đến năm 2022 – thời gian ngừng hoạt động dài nhất từ trước đến nay.
Ngành công nghiệp ô tô chủ chốt của Đức đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do vấn đề về nguồn cung trong năm nay, khi các nhà máy của Volkswagen, Ford, BMW và Daimler đều phải ngừng sản xuất.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Opel, công ty thuộc sở hữu của hãng ô tô Stellantis, cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn và tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn thế giới kéo dài, Stellantis có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất.
Nhà máy của Opel tại Eisenach, miền trung nước Đức, sẽ ngừng sản xuất từ tuần sau và dự kiến hoạt động trở lại vào đầu năm 2022, trong phạm vi chuỗi cung ứng cho phép.
Cùng ngày 30/9, Volkswagen cũng thông báo về việc ngừng sản xuất gần hai tuần tại nhà máy chủ chốt ở Wolfsburg từ tuần tới. Tương tự, công ty sản xuất ô tô Ford (Mỹ) cũng cho biết sẽ lùi kế hoạch khởi động lại địa điểm sản xuất ở Cologne cho đến cuối tháng Mười, do nguồn cung chất bán dẫn “không ổn định”.
Giống như các quốc gia khác, Đức đang phải “vật lộn” với tình trạng thiếu nguyên vật liệu như gỗ, thép và chất dẻo. Nhưng chính vấn đề khan hiếm chip đang tác động đặc biệt đến ngành công nghiệp ô tô.
Bên ngoài nước Đức, General Motors đã đóng cửa dây chuyền lắp ráp tại Mỹ, công ty sản xuất ô tô Toyota (Nhật Bản), cũng trì hoãn kế hoạch khởi động lại nhà máy ở Valenciennes (Pháp) vào tháng Chín./.
Thiếu linh kiện, Toyota tạm ngừng 14 nhà máy vào tháng 10
Tình trạng thiếu linh kiện bởi đại dịch đang bùng phát ở Đông Nam Á khiến Toyota phải tạm ngừng hoạt động 14 nhà máy ở Nhật Bản trong nhiều ngày.
Toyota cho biết, họ sẽ phải tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng 9 và tháng 10. Toyota dự định cắt giảm sản lượng toàn cầu xuống 40%, tương đương 330.000 xe, so với kế hoạch ban đầu vào tháng 10. Trong số đó, sản lượng trong nước tại Nhật Bản sẽ bị cắt giảm đến 150.000 chiếc.
14 nhà máy ở Nhật Bản dự kiến tạm ngừng hoạt động bao gồm 28 dây chuyền sản xuất. Công ty con của Toyota Motor là Toyota Auto Body sản xuất mẫu xe thể thao đa dụng Land Cruiser tại nhà máy Yoshiwara ở tỉnh Aichi cũng sẽ phải ngừng hoạt động một dây chuyền trong vòng 11 ngày. Nhà máy Tahara sản xuất dòng xe sang Lexus sẽ ngừng hoạt động một số dây chuyền trong 8 ngày.
14 nhà máy ở Nhật Bản dự kiến tạm ngừng hoạt động bao gồm 28 dây chuyền sản xuất
15 công ty thuộc tập đoàn Toyota, có liên quan tới khoảng 41.000 công ty trên khắp Nhật Bản, bao gồm một số nhà cung cấp phụ tùng chính đã bắt đầu thực hiện kế hoạch tạm dừng hoạt động của riêng từng nhà máy kể từ khi việc cắt giảm doanh số của Toyota bắt đầu vào tháng 9.
Toyota đã có kế hoạch trở lại hoạt động bình thường vào tháng 11 bằng cách khai thác các nguồn thay thế cho các linh kiện bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguồn cung.
Phía công ty đang tìm cách khôi phục năng suất bình thường ở mức nhiều nhất có thể trước khi năm tài chính hiện tại kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2022.
Sẽ gia hạn chương trình ưu đãi thuế cho ô tô trong nước đến năm 2027? Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định cụ thể thời gian gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là 5 năm, từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2027 (tương đương với việc xoá bỏ thuế quan tại Hiệp định EVFTA và CPTPP), Thay cho phương án không giới hạn thời gian như dự...