Các hãng chuyển hướng sang sản xuất mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường
Các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đang chuyển trọng tâm sang sản xuất mũi vaccine tăng cường, một thị trường nhỏ hơn và cạnh tranh hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho người dân tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các giám đốc điều hành (CEO) các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 lớn nhất thế giới, trong đó có Pfizer Inc và Moderna Inc bày tỏ tin tưởng rằng phần lớn người dân đã tiêm chủng muốn tiêm mũi vaccine tăng cường. Cho đến nay, trên 5 tỉ người trên toàn thế giới đã tiêm chủng.
Trong năm tới, phần lớn các vaccine ngừa COVID-19 sẽ là mũi vaccine tăng cường hoặc mũi vaccine đầu tiên dành cho trẻ em vốn vẫn đang được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Dự báo, hãng Pfizer và đối tác BioNTech SE của Đức, Moderna sẽ vẫn đóng vai trò chủ chốt trên thị trường vaccine ngừa COVID-19 cho dù nhu cầu về vaccine trên toàn thế giới sẽ giảm. Hãng sản xuất vaccine Novavax Inc của Mỹ và CureVac NV của Đức, hiện hợp tác với hãng dược Glaxo SmithKline để bào chế mũi vaccine tăng cường. Trong khi đó, vai trò của hãng dược AstraZeneca Plc và Johnson&Johnson dự báo sẽ giảm tại thị trường này.
Hiện vẫn chưa rõ liệu thế giới sẽ cần bao nhiêu mũi vaccine tăng cường. Mũi vaccine tăng cường thứ hai đã được khuyến nghị tiêm ở một số nước song chỉ một bộ phân dân chúng mới được tiêm mũi vaccine này.
Theo CEO của hãng Pfizer, Albert Bourla, 2 năm sau đại dịch, người trưởng thành vẫn chưa tiêm chủng có thể sẽ không muốn tiêm trong khi những người đã tiêm chủng sẽ muốn tiêm các mũi vaccine tăng cường.
CEO của hãng Moderna, Stephane Bancel ước tính khoảng 1,7 tỉ người trên thế giới (khoảng 21% dân số toàn cầu) sẽ tiêm mũi vaccine tăng cường. Cả hãng Pfizer và Moderna đều sản xuất vaccine theo công nghệ RNA cho biết đang phát triển các vaccine phòng chống biến thể Omicron.
Mỹ và Tây Âu, nơi có khoảng 600 triệu người đã tiêm phòng COVID-19, sẽ vẫn là những thị trường quan trọng, song doanh số tiêu thụ chỉ bằng một phần doanh số trước đây.
Các nhà phân tích dự báo vào năm 2023, hãng Pfizer/BioNTech đạt doanh thu trên 17 tỉ USD từ mũi vaccine tăng cường trong khi của hãng Moderna là 10 tỉ USD, chỉ bằng một nửa doanh thu dự báo tương ứng là 34 tỉ USD và 23 tỉ USD mà các hãng kỳ vọng đạt được trong năm nay.
Nghiên cứu sâu về hiệu quả phòng chống biến thể Omicron của vaccine ngừa COVID-19
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ được công bố mới đây, kháng thể được tạo ra nhờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 và các mũi vaccine tăng cường sẽ mang lại ít hiệu quả trong phòng chống biến thể Omicron hơn so với các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Corona, bang California (Mỹ) ngày 15/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học Đại học Johns Hopkins đã tiến hành nghiên cứu về kháng thể ở 18 người đã tiêm các mũi vaccine cơ bản và vaccine tăng cường, song vẫn mắc COVID-19 từ cuối tháng 12/2021 đến giữa tháng 1/2022, giai đoạn biến thể Omicron hoành hành và gây ra trên 90% ca mắc COVID-19.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Joel Blankson, giáo sư Khoa Y của Đại học Johns Hopkins, cho biết các nhà khoa học phát hiện thấy lượng kháng thể cao ở những bệnh nhân này có thể ngăn chặn protein gai của virus SARS-CoV-2 bám chặt vào bề mặt tế bào, song lại không thể thực hiện tốt chức năng như vậy trong phản ứng với biến thể Omicron.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng so sánh phản ứng của hệ miễn dịch của những người đã tiêm vaccine và mắc COVID-19 với những người đã tiêm vaccine song chưa mắc bệnh. Kết quả cho thấy lượng kháng thể ở hai nhóm này là tương đương nhau. Kết quả này khác với kết quả các nghiên cứu trước đây cho rằng những người đã tiêm chủng mà nhiễm biến thể Alpha có lượng kháng thể thấp hơn so với những người đã tiêm phòng song chưa mắc COVID-19.
Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện thấy những bệnh nhân lây nhiễm đột phá với biến thể Omicron mà đã tiêm phòng, sản sinh ra phản ứng miễn dịch khỏe ở tế bào miễn dịch gọi là "Tế bào T". Theo giáo sư Blankson, điều này sẽ giải thích tại sao những người đã tiêm chủng thường mắc COVID-19 thể nhẹ.
Cuba nghiên cứu tính an toàn của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ sơ sinh Giới chức y tế Cuba cho biết các nhà khoa học nước này đang nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của vaccine Abdala ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi. Vaccine Abdala ngừa COVID-19 của Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trao đổi với báo giới, bà Verena Muzio, Giám đốc nghiên cứu...