Các hãng bảo hiểm đối mặt khoản bồi thường nửa tỷ USD cho tàu mắc kẹt vì xung đột ở Ukraine
Các công ty bảo hiểm đang phải đối mặt với yêu cầu bồi thường nửa tỷ USD cho 60 tàu thương mại vẫn bị mắc kẹt ở Ukraine một năm sau khi xảy ra xung đột.
Theo hãng tin Reuters, khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu, hơn 90 tàu buôn và khoảng 2.000 thủy thủ đã mắc kẹt ở Ukraine và không thể rời đi do giao tranh.
Các chuyến tàu chở ngũ cốc Ukraine đi xuất khẩu không thể rời cảng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo đánh giá của ngành vận tải biển và bảo hiểm, hiện vẫn còn từ 40 đến 60 tàu mắc kẹt và các chủ tàu có thể yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại toàn bộ cho tàu mắc kẹt trong một năm.
Các công ty bảo hiểm vốn đã gặp khó khăn liên quan tới máy bay thương mại mắc kẹt ở Nga. Nay nếu họ phải thanh toán thêm khoản bồi thường cho tàu mắc kẹt ở Ukraine, thì chi phí vận chuyển hàng hóa từ khu vực này có thể sẽ tăng cao.
Một nguồn tin trong ngành cho biết số tiền phải trả cho những con tàu đang mắc kẹt ước tính khoảng 500 triệu USD. Một người nói rằng mặc dù khoản bồi thường trong ngành hàng không sẽ lớn hơn, nhưng sẽ có những yêu cầu bồi thường cho các tàu.
Công ty Taylor Maritime Investments nằm trong số các công ty có một tàu và lô hàng ngô vẫn còn ở Ukraine. Giám đốc điều hành Edward Buttery cho biết công ty đã cố gắng bảo vệ tài sản của mình thông qua bảo hiểm. Ông nói: “Chúng tôi đã chi trả bảo hiểm trong suốt thời gian qua. Tốn rất nhiều tiền, nhưng con tàu đáng giá hơn nhiều. Trách nhiệm của những người có tàu bị mắc kẹt ở đó là đưa những con tàu đó ra ngoài. Đó thực sự là một vấn đề đau đầu”.
Trong suốt một năm qua, nhiều cảng của Ukraine vẫn bị ảnh hưởng vì giao tranh và rủi ro tăng cao khi có nhiều mìn trôi nổi quanh khu vực Biển Đen.
Cảng lớn nhất là Odessa nằm trong khuôn khổ thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian ở Biển Đen và đã có một số tàu rời cảng này an toàn.
Video đang HOT
Thỏa thuận này ưu tiên cho các tàu chở hàng khô rời đi, nhưng ước tính có 5 tàu vẫn bị mắc kẹt ở đó, trong đó có tàu container tên là Joseph Schulte.
Theo một phát ngôn viên của tập đoàn BSM (Đức) quản lý tàu Joseph Schulte, tập đoàn này đã cố gắng đưa con tàu ra khỏi Odessa suốt một năm nhưng không thành công.
Các cảng khác của Ukraine không nằm trong thỏa thuận ngũ cốc, như cảng Mykolaiv, vẫn còn ít nhất 25 tàu bị mắc kẹt.
Trên 300 thủy thủ vẫn chưa rời đi được và trong một bức thư ngỏ tuần này, các hiệp hội vận chuyển đường biển đã kêu gọi Liên hợp quốc sơ tán các thuyền viên vì an toàn mạng sống.
Ông Kitack Lim, Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cho biết ông đang tìm mọi cách để cho các tàu và thuyền viên bị mắc kẹt rời đi an toàn.
Trong khi đó, khi Biển Đen bị thị trường bảo hiểm London liệt vào danh sách khu vực rủi ro cao, thì phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh lên tới hàng chục nghìn USD một ngày là khoản chi phí phổ biến hiện nay, ngoài chi phí nhiên liệu và cước vận chuyển.
Từ ngày 1/1, khi các chính sách được gia hạn, các công ty tái bảo hiểm đã bổ sung các trường hợp loại trừ đối với tàu và máy bay tới từ Belarus, Nga và Ukraine.
Kể từ đó, các công ty bảo hiểm không được bảo hiểm đối với các yêu cầu bồi thường lớn.
Ông Frederic Denefle, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Hàng hải IUMI, cho biết: “Chúng tôi không thể làm gì nhiều, nhưng hãy chờ đợi và cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra”. Còn ông Marcus Baker tại công ty môi giới bảo hiểm Marsch, nói: “Nếu con tàu bị mắc kẹt ở đó thêm 12 tháng nữa, liệu họ có được trả gấp đôi không? Chưa từng có ai gặp phải tình huống này ở mức độ này trước đây”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đứng trước thách thức mới trong xử lý xung đột ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện chuyến thăm Ukraine không báo trước, gây bất ngờ cho dư luận vào hôm 20/2.
Ông cam kết hỗ trợ Ukraine "miễn là nước này cần". Tuy nhiên, cam kết này khiến nước Mỹ và cả những nước khác hoài nghi khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ hai và Tổng thống Nga Putin không có dấu hiệu "xuống nước".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Kiev ngày 20/2. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cựu đại sứ Mỹ tại Ba Lan Daniel Fried nhận định: "Nhiệm vụ của Tổng thống Biden là đấu tranh cho sự hỗ trợ của thế giới với Ukraine. Đây là một chuyến thăm quan trọng".
Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Biden tin rằng nếu không có cảnh báo sớm từ họ cũng như sự ủng hộ lớn lao Washington dành cho Kiev thì Ukraine hiện nay đã bị xóa sổ khỏi bản đồ.
Họ cho rằng duy trì năng lực chiến đấu của Ukraine và giữ để xung đột không leo thang thành va chạm với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ được coi như một trong những thành tựu chính sách đối ngoại của ông Biden.
Nhiệm vụ hiện nay của Tổng thống Biden là thuyết phục người Mỹ và dư luận thế giới rằng điều quan trọng hơn hết vẫn là chiến đấu đồng thời thận trọng về khả năng hồi kết của xung đột sẽ không đến sớm.
Quyết tâm của Mỹ đương đầu với Nga đang chịu thử thách bởi các lo ngại trong nước và kinh tế bất định.
Theo kết quả khảo sát được Trung tâm nghiên cứu các vấn đề cộng đồng (NORC)-AP công bố vào tháng 2, có 48% người Mỹ được hỏi cho biết họ ủng hộ cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi đó có 29% phản đối và 22% cho biết rằng họ không ủng hộ và cũng không phản đối.
Đó là bằng chứng cho thấy sự ủng hộ đã thuyên giảm kể từ tháng 5/2022 khi 60% người Mỹ trưởng thành tham gia khảo sát cho biết họ ủng hộ gửi vũ khí cho Ukraine.
Những người tham gia khảo sát cũng khá chia rẽ về việc gửi ngân sách của chính phủ trực tiếp đến Ukraine với 37% ủng hộ, 38% phản đối và 23% không ủng hộ cũng như phản đối.
Trong tháng 2 này, 11 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đề nghị Tổng thống Bide kết thúc hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, đồng thời khuyến khích thúc đẩy Moskva và Kiev hướng đến thỏa thuận hòa bình.
Trong khi đó, một số thành viên khác của đảng Cộng hòa, bao gồm bà Nikki Haley, người mới tuyên bố tham gia tranh cử tổng thống năm 2024, đã khuyến khích nhanh chóng chuyển giao vũ khí tiên tiến hơn cho Ukraine. Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 17/2 nhấn mạnh: "Chúng tôi cam kết giúp đỡ Ukraine".
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan bày tỏ ông mong Tổng thống Biden và chính quyền đương nhiệm nhấn mạnh với các đồng minh về việc cần thiết chia sẻ gánh nặng khi người Mỹ ngày càng chán nản về mức độ chi tiêu của nước này để hỗ trợ Ukraine và các đồng minh Baltic.
Mỹ là quốc gia đứng đầu trong hỗ trợ quân sự, kinh tế cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát. Trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine hôm 20/2, ông Biden cũng cam kết khoản viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev, trị giá 500 triệu USD, trong đó có đạn pháo, lựu pháo và tên lửa chống tăng Javelin. Các quốc gia châu Âu và nhiều đồng minh khác đã cam kết hàng tỷ USD để ủng hộ Ukraine cũng như nhận người tị nạn trong xung đột.
Tổng thống Joe Biden ngay từ khi nhậm chức đã thể hiện rõ Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh quốc tế chính và nên là mối quan tâm hàng đầu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng sau đó, Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Bà Yuki Tatsumi tại trung tâm nghiên cứu Mỹ Stimson Center phân tích chính quyền Tổng thống Biden muốn bảo đảm với các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương rằng về ngắn hạn sẽ dành chú ý vào Ukraine nhưng về cơ bản Mỹ vẫn cam kết với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Các tổng thống tiền nhiệm ông Biden đã cố gắng xoay trục sang châu Á nhưng đã thất bại do các sự kiện khác đã thay đổi sự tập trung của họ.
Với mục tiêu hướng chính sách đối ngoại của Mỹ đến Thái Bình Dương, Tổng thống Biden đã tìm cách nhanh chóng kết thúc sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan chỉ 7 tháng sau khi ông bước vào Nhà Trắng.
Các quan chức Mỹ nhận định rằng việc rút khỏi Afghanistan đã trao cho chính quyền ông Biden nguồn lực để tập trung vào hỗ trợ Ukraine đồng thời tăng cường theo sát việc đối trọng với Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Xung đột Ukraine kéo theo tình trạng tăng giá tại thị trường năng lượng và thực phẩm, gây lạm phát, nhưng nhiều ý kiến cho rằng sự kiện này mang lại lợi thế trong cho ông Biden. Theo họ, cuộc xung đột tạo điều kiện để ông Biden thể hiện khả năng duy trì hỗ trợ Ukraine và vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ra tuyên bố về chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine Ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bất ngờ tới thăm Ukraine trước thềm kỷ niệm một năm ngày xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Telegram Trong một tuyên bố được website Nhà Trắng đăng tải cùng ngày, ông Biden cho biết: "hôm nay, tôi có mặt tại Kiev...