Các gói an sinh xã hội đang ‘phủ’ đến đâu?
Gói 26.000 tỷ đồng triển khai không đồng đều giữa các địa phương, trong khi đó Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng bổ sung một số chính sách an sinh riêng.
Hơn hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, Chính phủ tung gói an sinh 26.000 tỷ đồng (Nghị quyết 68) hôm 1/7, quy định cụ thể 12 chính sách hỗ trợ lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch.
Một lao động tự do trước cửa phòng trọ trong những ngày Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, tháng 8/2021. Ảnh: Hồng Chiêu
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiến độ giải ngân gói 26.000 tỷ đang cao gấp ba lần so với gói 62.000 tỷ năm ngoái, cùng thời điểm tháng đầu tiên sau khi ban hành.
Tuy nhiên, việc giải ngân gặp khó khi nhiều tỉnh thành đang giãn cách xã hội. Người lao động chưa thể đi lại làm hồ sơ, thủ tục để nhận hỗ trợ. Một số tỉnh triển khai chậm, dù đã ban hành kế hoạch nhưng chưa làm, hoặc chi trả ở mức độ thấp. Cách hiểu của các địa phương còn khác nhau, phát sinh một số trường hợp chưa được quy định trong chính sách.
Lao động tự do vẫn là nhóm khó hỗ trợ nhất, khi năm nay giao về cho địa phương tự thực hiện. Sau 1,5 tháng thực hiện, 37 tỉnh thành phê duyệt hỗ trợ gần 1,27 triệu lao động thuộc nhóm này và một số nhóm đặc thù khác, như 100.000 người bán vé số. 28 tỉnh thành chủ yếu phía Nam đã hỗ trợ gần 962.000 người, số tiền gần 1.364 tỷ đồng.
Nhóm chính sách về bảo hiểm đã hỗ trợ được hơn 12 triệu người, khoảng 4.400 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động trên một triệu người, khoảng 1.300 tỷ đồng…
Một số chính sách đang thực hiện chậm. Tính đến hết 14/8, các tỉnh mới chi trả cho 1.050 viên chức hoạt động nghệ thuật, 170 hướng dẫn viên du lịch, 250 lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Trong vòng 20 ngày, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung ít nhất ba lần đốc thúc các tỉnh thành nhanh chóng hỗ trợ lao động tự do. Theo ông Dung, nhiều tỉnh có cách làm sáng tạo, mở rộng nhóm lao động thụ hưởng chính sách, nhưng cũng có tỉnh chưa quan tâm khiến việc hỗ trợ còn chậm. “Vẫn còn tiếng kêu ca của người dân”, ông nói.
Một nhóm công nhân xây dựng kẹt lại công trường ở Dương Nội, quận Hà Đông khi Hà Nội cách ly xã hội, tháng 8/2021. Ảnh: Ngọc Thành
Video đang HOT
Thực hiện gói 26.000 tỷ đồng, Hà Nội đã duyệt chi kinh phí hỗ trợ hơn 152 tỷ đồng, chi trả trên 143 tỷ đồng, thống kê đến ngày 12/8. Nhóm chính sách về bảo hiểm xã hội đã hỗ trợ cho hơn 1,47 triệu lao động với số tiền trên 121 tỷ đồng.
Riêng ba chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, lao động phải nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, các đơn vị chưa nhận được hồ sơ nào. Về hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch, Sở Du lịch Hà Nội mới phê duyệt được một hồ sơ.
Các quận, huyện ở thủ đô đã chi hỗ trợ 5.170 lao động tự do số tiền 7,75 tỷ đồng. Trước phản ánh lao động tự do khó nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng do thủ tục phức tạp, Hà Nội gỡ vướng bằng cách không yêu cầu họ về quê xin xác nhận. Thay vào đó, chính quyền tại nơi lao động cư trú sẽ tự gửi email hoặc thư công vụ. Xã, phường, tổ dân phố phải tiếp nhận hồ sơ hàng ngày, rút ngắn thời gian xét duyệt để người lao động nhanh nhận hỗ trợ.
Ngoài gói chung, Hà Nội dành 345 tỷ đồng hỗ trợ cho 324.000 người thuộc 10 nhóm đặc thù. Cụ thể hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, lao động làm việc tại cơ sở giáo dục dân lập… Các nhóm này thường có sẵn danh sách, dễ thống kê. Mức hỗ trợ tùy từng nhóm, từ một đến ba triệu đồng.
Thành phố cũng tính phương án giảm 15% tiền nước trong bốn tháng cuối năm 2021 cho người dân. Ngoài ra, các quận huyện có trách nhiệm hỗ trợ nơi ở tạm thời cho lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú.
Lao động ngoại tỉnh tập trung tại cửa ngõ phía Đông TP HCM, chờ được qua chốt để về quê nhưng phải quay xe, ngày 15/8. Ảnh: Như Quỳnh
Hai tháng qua, TP HCM đưa ra hai gói hỗ trợ tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng, ngoài thực hiện gói chung của Chính phủ.
Gói thứ nhất 886 tỷ đồng triển khai từ cuối tháng 6 đã giải ngân gần xong. Gói thứ hai hơn 900 tỷ đồng được thông qua đầu tháng 8, trong bối cảnh thành phố đã giãn cách kéo dài hơn hai tháng.
Theo nguyên tắc, lao động đã nhận cứu trợ của thành phố thì thôi gói Trung ương. Nếu chênh lệch, thành phố sẽ bù. Vì thế khi triển khai gói 26.000 tỷ đồng, TP HCM tập trung vào doanh nghiệp, viên chức nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch…
Ba gói cứu trợ trên là chưa đủ. Thành phố đã kiến nghị trung ương hỗ trợ gần 28.000 tỷ và 142.000 tấn gạo để chi khẩn cấp cho 4,7 triệu người khó khăn do đại dịch. Nếu được thông qua, 1,5 triệu hộ lao động nghèo sẽ nhận được tiền ăn 50.000 đồng một ngày; 1,5 triệu đồng tiền phòng trọ và 15 kg gạo mỗi người.
Tại Đà Nẵng , Ông Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết địa phương đang triển khai đồng thời hai gói an sinh xã hội, gồm gói 26.000 tỷ đồng và gói 75 tỷ đồng hỗ trợ cho người yếu thế của thành phố (bắt đầu chi trả từ 24/7).
“Đến nay chúng tôi đã giải ngân được 59 tỷ đồng. Trong đó gói 75 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 80.000 người có công, bán vé số, lao động không giao kết hợp đồng…, tiến độ giải ngân đạt hơn 50%, hạn cuối là 31/8″, ông An nói.
Theo ông An, quá trình giải ngân cho lao động tự do ở địa phương không gặp khó khăn. Các tổ dân phố sẽ thông báo đến người dân trên địa bàn để hoàn tất hồ sơ trình lên phường, phường nộp cho quận và qua Sở Lao động Thương binh Xã hội để trình thành phố ra quyết định hỗ trợ. Sở Tài chính Đà Nẵng đã tạm ứng kinh phí, giao dự toán cho các quận huyện giải ngân ngay cho dân.
Trong 7 ngày thành phố tạm dừng mọi hoạt động, một tập đoàn hỗ trợ 30.000 suất quà cho các hộ nghèo, cận nghèo và người khó khăn (trị giá 500.000 đồng một suất). UBND thành phố cũng ban hành quyết định hỗ trợ hơn 50.000 suất, mỗi suất 500.000 đồng, kinh phí ngân sách trên 25 tỷ đồng, dành cho các hộ gia đình có công và khó khăn tại 7 quận, huyện.
“Hiện một số quận đã trao quà hỗ trợ này cho người dân. Người dân nhận tiền mặt để tiện cho việc mua nhu yếu phẩm thông qua các Ban điều hành khu dân cư”, ông An nói.
Ngoài ra, Đà Nẵng đã trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xin Chính phủ hỗ trợ cho thành phố 1.600 tấn gạo để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn, hiện đang chờ kết quả.
6 đường dây nóng giải đáp thắc mắc gói 26.000 tỷ đồng:
Cục Việc làm 0911.151.166 : chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh; lao động tự do và các nhóm đặc thù.
Vụ Pháp chế 0911.011.166 : chính sách hỗ trợ tiền ăn với F0, F1, trẻ em.
Văn phòng Bộ 0911.191.122 : hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật; hướng dẫn viên du lịch; tình hình thực hiện chính sách.
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương 0911.154.488 : chính sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; lao động ngừng việc; cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.
Vụ Bảo hiểm xã hội 0886.487.322 : chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thanh tra Bộ 0911.041.122 : tiếp nhận khiếu nại, tố cáo
TP.HCM: Thêm Phú Nhuận, Cần Giờ, quận 5 tiêm xong vắc xin mũi 1, chuẩn bị tiêm mũi 2
Tính đến ngày 14-8, đã có thêm 3 quận huyện hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho người dân gồm Phú Nhuận, quận 5 và huyện Cần Giờ.
Các quận huyện này đang chuẩn bị kế hoạch tiêm mũi 2 cho những người đã đủ thời hạn sau tiêm mũi 1.
Nhiều quận huyện tại TP.HCM hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 và bắt đầu chuẩn bị bước vào đợt tiêm mũi 2 cho người dân - Ảnh: LÊ PHAN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 14-8, ông Nguyễn Mạnh Cường - bí thư quận 5 - cho biết tỉ lệ tiêm của quận cho người trên 18 tuổi đã đạt hơn 96%, trong đó người trên 65 tuổi đạt hơn 99%. Số dân đã tiêm là 116.000 dân. Hiện tại quận đang rà soát người dân trong khu phong tỏa để tiêm vét và có một bộ phận nhỏ người từ chối tiêm có cam kết.
Ông cũng cho biết trong thời gian tới, quận tập trung quản lý và chăm sóc F0 tại địa bàn. Quận đã xây dựng kế hoạch với 3 hướng triển khai chính.
Hướng 1 gồm nhóm y bác sĩ hưu trí tư vấn qua điện thoại cho người dân là F0 cần hỗ trợ. Hướng 2, tổ chức đội hình các bạn sinh viên y dược, nhân viên y tế theo dõi chăm sóc F0 tại nhà. Hướng 3, hình thành các đội phản ứng nhanh cấp phường và cấp cứu lưu động cấp quận để hỗ trợ người dân có dấu hiệu nặng.
Quận đang có cơ sở thu dung điều trị khoảng 50 giường cấp cứu và cơ sở thu dung cho F0 không triệu chứng với quy mô 400 giường. Hiện quận đang chuyển đổi thêm một số cơ sở với quy mô 150 giường để phục vụ cho việc theo dõi quản lý điều trị F0.
"Song song đó, quận đang triển khai tiêm vắc xin mũi 2 cho người trên 65 tuổi vào tuần sau và chăm lo cho an sinh xã hội trên địa bàn", ông Cường nói.
Còn tại huyện Cần Giờ, ông Trương Tiến Triển - phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - cho biết hiện nay đã tiêm vắc xin cho 54.130 người dân, đạt tỉ lệ 97,3%. Dân số trên địa bàn huyện là hơn 71.000, trong đó người trên 18 tuổi là hơn 59.000 người.
Qua rà soát, có khoảng 3.500 người có hộ khẩu Cần Giờ nhưng lại đi làm ăn ngoài địa bàn, do đó số này chưa tiêm được, sẽ tiêm bổ sung sau.
"Sau 15-8, huyện sẽ tổ chức tiêm mũi 2 cho người dân đủ thời hạn. Hiện nay huyện còn khoảng 5.500 liều vắc xin được phân bổ và đã báo cáo TP để xin thêm cho đợt tiêm tới", ông Triển nói.
Ở quận Phú Nhuận, theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM công bố vào chiều 13-8, quận có số bao phủ vắc xin so với tổng số dân là 152.387/163.961 người, đạt tỉ lệ 92,94% dân số. Theo số liệu thống kê dân cư từ 18 tuổi trở lên, đến ngày 13-8, quận đã tiêm đạt 118.215/121.324 người, tỉ lệ 97,4%.
Hiện quận này cũng cơ bản hoàn thành công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đa dạng hóa các chương trình tín dụng, giải quyết thủ tục cho vay đơn giản, công khai, minh bạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia...