Các giới hạn của Trung Quốc trong hợp tác với Nga là gì?
Rõ ràng là hầu hết các công ty Trung Quốc không muốn mạo hiểm mất quyền tiếp cận thị trường phương Tây vì tiếp cận thị trường Nga.
Ngoài ra còn có giới hạn đối với thanh toán xuyên biên giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi văn kiện hợp tác tại lễ ký tuyên bố chung ở Bắc Kinh, ngày 16/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định mới đây của chuyên gia Alexandra Prokopenko, học giả tại Trung tâm Carnegie về Nga và Á-Âu và tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, trên trang web của Quỹ Hoà bình Quốc tế Carnegie (CEIP), quyết định của Trung Quốc tiếp tục hợp tác kinh doanh với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 2/2022, cùng với bản chất các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đã giúp Điện Kremlin tránh được thảm họa kinh tế.
Trung Quốc không chỉ mở cửa cho thị trường xuất khẩu năng lượng từ Nga mà còn trở thành nguồn nhập khẩu quan trọng của Moskva. Nhờ đó, hội nhập kinh tế giữa hai nước đã tăng tốc đáng kể: vào năm 2023, đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền phổ biến nhất trên Sàn giao dịch Moskva, đánh bại cả đồng đô la Mỹ (USD).
Video đang HOT
Trung Quốc nói với các nước phương Tây rằng Bắc Kinh tôn trọng các lệnh trừng phạt của họ nhằm vào Nga, nhưng nước này hoạt động theo nguyên tắc “mọi thứ không bị cấm đều được phép”. Những người được hưởng lợi thực sự từ chính sách “xoay trục về phía Đông” của Nga là các công ty cấp hai và cấp ba của Trung Quốc, đặc biệt là các ngân hàng. Ở cấp độ giao dịch xuyên biên giới, hệ thống thanh toán bằng đồng rúp của Nga và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã thay thế hệ thống viễn thông liên ngân hàng toàn cầu SWIFT và các cấu trúc tài chính truyền thống khác do phương Tây chi phối.
Các hệ thống thanh toán này hiện có khả năng xử lý các giao dịch lớn với các bên thứ ba. Trong khi đó, bản chất của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với Nga đang thúc đẩy Trung Quốc hướng tới việc tăng thêm số lượng thanh toán bằng nhân dân tệ thông qua các kênh này. Những hệ thống này hiện vẫn tồn tại, ngay cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc và Nga sẽ xây dựng lại mối quan hệ với phương Tây.
Bà Prokopenko cho rằng Nga và Trung Quốc thường gọi sự hợp tác của họ là mối quan hệ đối tác “không giới hạn”. Nhưng thực tế lại rất khác. Bất chấp những con số thương mại tăng kỷ lục, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Trung Quốc.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Bắc Kinh đang cung cấp không phải những gì Nga cần mà là những gì họ có thể kiếm tiền. Giá trị hàng hóa mà Trung Quốc bán cho Nga vào năm 2023 chỉ tăng thêm 1 tỷ USD.
Rõ ràng là hầu hết các công ty Trung Quốc không muốn mạo hiểm mất quyền tiếp cận thị trường phương Tây vì tiếp cận thị trường Nga. Trong khi đó, Moskva có thể ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc và sẽ gặp khó khăn để tìm được nguồn cung thay thế. Đa dạng hóa các đối tác thương mại quốc tế của mình là một thách thức lớn đối với Nga vì các lệnh trừng phạt của phương Tây: không chỉ vì các hạn chế mà bởi vì thường những quốc gia không áp đặt lệnh trừng phạt sẽ không có được hàng hóa mà Moskva muốn.
Ngoài ra còn có giới hạn đối với thanh toán xuyên biên giới. Trung Quốc không tìm cách hỗ trợ Nga bằng cách tăng cường vai trò của đồng rúp trong các giao dịch giữa hai nước và các ngân hàng Trung Quốc đang thắt chặt các yêu cầu tuân thủ đối với nhiều công ty Nga. Nhưng đồng thời, Bắc Kinh lại hoan nghênh việc tăng cường sử dụng các hệ thống thanh toán của Trung Quốc.
Tóm lại, chuyên gia Prokopenko kết luận, theo nhiều cách, cuộc xung đột ở Ukraine dường như là cơ hội giành cho Trung Quốc, củng cố tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh nhằm trở thành một trung tâm ảnh hưởng toàn cầu thay thế. Bắc Kinh đã có thể kiểm tra và tìm ra các hệ thống tài chính cung cấp giải pháp thay thế cho phương Tây, trong khi các công ty cấp hai và cấp ba của Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận một thị trường mới rộng lớn là Nga.
Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới: Trung Quốc và Nga là đối thủ cạnh tranh lớn nhất
Tối 27/10 (theo giờ Hà Nội), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Chiến lược Quốc phòng đầu tiên sau thời gian dài trì hoãn, trong đó xác định Trung Quốc và Nga là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ.
Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ tại Washington, DC, ngày 20/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong tài liệu mới công bố dài 80 trang, Lầu Năm Góc cũng tăng cường sự chú trọng tới các đồng minh, coi đây là nhân tố chủ chốt trong thế trận phòng thủ của Mỹ, qua đó nêu bật những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden nhằm hàn gắn mối quan hệ với các quốc gia đồng minh - vốn bị rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Tâm điểm của Chiến lược Quốc phòng mới là quan điểm "răn đe kết hợp" - nghĩa là Washington sẽ sử dụng đồng bộ sức mạnh quân sự (trong đó có kho vũ hạt nhân), áp lực kinh tế và chính trị, cùng các liên minh mạnh mẽ - để ngăn chặn kẻ thù tấn công nước Mỹ. Báo cáo cũng kiến nghị tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ tối tân, bao gồm tên lửa siêu vượt âm, không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và vũ khí năng lượng định hướng.
Đáng chú ý, Chiến lược Quốc phòng mới khẳng định Mỹ "sẽ đưa thêm yếu tố biến đổi khí hậu vào những đánh giá về mối đe dọa", cũng như nâng cao "khả năng chống chọi của các cơ sở quân sự" và tính đến "những hiện tượng thời tiết cực đoan" trong các quyết định về huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Bên cạnh Chiến lược Quốc phòng mới, Lầu Năm Góc cũng đồng thời công bố Báo cáo cập nhật về tình hình bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ, trong đó xác định vai trò của kho vũ khí hạt nhân là ngăn chặn những cuộc tấn công hạt nhân và phi hạt nhân của nước ngoài gây hậu quả chiến lược. Báo cáo đồng thời đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc đối với Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng vừa tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa và có khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 7 trong thời gian tới.
Ngoài 2 văn kiện nêu trên, Lầu Năm Góc còn đưa ra Báo cáo phòng thủ tên lửa của Mỹ, trong đó xác nhận quyết định chấm dứt chương trình phát triển các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ tàu ngầm. Quyết định này được đánh giá là có thể giúp Tổng thống Biden hưởng ứng lời kêu gọi của các nghị sĩ Dân chủ tại Quốc hội Mỹ về việc cắt giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân mà không phải hy sinh những thành tố chủ chốt trong "bộ ba hạt nhân" của Washington gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ mặt đất, máy bay ném bom hạt nhân và tàu ngầm tấn công hạt nhân.
Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công bố đồng loạt 3 văn kiện chiến lược- gồm chiến lược quốc phòng và các chiến lược quản lý chương trình phòng thủ tên lửa cũng như vũ khí hạt nhân. Theo quy định, Quốc hội Mỹ yêu cầu chính quyền nước này đưa ra báo cáo về chiến lược quốc phòng với tần suất 4 năm/lần. Trước đó, các nghị sĩ Mỹ đã nhận được bản báo cáo mật dài hơn.
Hôm 12/10, Chính quyền Tổng thống Biden hôm 12/10 đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, trong đó nhấn mạnh lại tầm quan trọng của đường lối hợp tác với các đồng minh nhằm giải quyết những thách thức hiện nay.
Giới phân tích nhận định việc Mỹ công bố Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng cũng nhằm mở đường thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2023, trị giá 817 tỷ USD dành cho Lầu Năm Góc và bao gồm các điều khoản nhằm cạnh tranh với các đối thủ chiến lược như Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác.
Hà Lan điều tra 'đồn cảnh sát' bí mật của Trung Quốc Trung Quốc bị cáo buộc thiết lập và điều hành "cơ quan giám sát bí mật" ở Hà Lan. Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết sự tồn tại những đồn công an không chính thức như vậy tại nước này là bất hợp pháp, nhưng Bắc Kinh đã phản bác cáo buộc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên Ấn Độ nguy kịch vì bị bạn gái cắt "của quý" sau mâu thuẫn tình cảm

'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

Tổng thống Trump: Mỹ đang có 'cuộc nói chuyện rất tốt' với Trung Quốc

Cháy thuyền ở CHDC Congo: Ít nhất 148 người thiệt mạng

Nga, Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

Houthi tuyên bố tấn công 2 tàu sân bay Mỹ và mục tiêu quân sự ở Israel

Người vô gia cư Mỹ trúng số 1 triệu USD

Bloomberg: Mỹ có thể công nhận Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga

Mỹ trình bày với châu Âu 'kế hoạch phác thảo' về thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine

Phát hiện loài ong mới 'di cư' đến Bỉ do biến đổi khí hậu

Nga nêu điều kiện ủng hộ HĐBA ra nghị quyết về ngừng bắn tại Ukraine

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt
Có thể bạn quan tâm

Lộ chuyện Gil Lê tình tứ với cô gái lạ, Xoài Non chất vất ngay trên livestream
Sao việt
15:19:56 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
Tin nổi bật
15:01:53 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Dấu ấn "Đừng đốt" sau 16 năm và cuộc sống bình lặng của nữ chính
Hậu trường phim
15:00:29 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025
Bị 'rụng đầu khỏi cổ', người phụ nữ trải qua 37 ca phẫu thuật để giữ tính mạng
Lạ vui
14:54:53 19/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo điều tra, truy tố vụ mua bán ma túy tại Quảng Ninh
Pháp luật
14:49:14 19/04/2025
Chuyện đáng lo gì đã xảy ra với cặp đôi vàng Lee Do Hyun - Lim Ji Yeon?
Sao châu á
14:38:38 19/04/2025
TPHCM: Cấp cứu hai cháu bé gặp tai nạn nguy hiểm khi ăn
Sức khỏe
14:29:38 19/04/2025