Các giải đấu tại Anh có thể lùi đến sau 30/4, cắt giảm lương mạnh
Do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, Ban tổ chức Ngoại hạng Anh và một số giải đấu chuyên nghiệp ở Anh vừa tiếp tục thông báo lùi thời gian trở lại thi đấu thêm một tháng nữa (từ ngày 3/4 sang ngày 30/4) và có thể lâu hơn tùy tình hình.
Đại dịch virus corona đã khiến các giải bóng đá trên toàn thế giới bị gián đoạn, khi các quốc gia, đặc biệt là châu Âu đang bùng phát dịch dữ dội và cướp đi sinh mạng hơn 23.000 người, lây nhiễm cho hơn 500.000 người. Tây Ban Nha và Italia là 2 quốc gia tại lục địa già bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Anh dù chịu ảnh hưởng ít hơn, nhưng diễn biến lúc này đang hết sức phức tạp. Thủ tướng Anh Boris Johnson phải ra lệnh phong tỏa toàn quốc và khuyến cáo tất cả người dân Anh ở nhà. Điều này đồng nghĩa với việc các giải đấu tại Anh cũng phải dừng thi đấu. Ban đầu lịch dự kiến sẽ trở lại vào tuần đầu tiên của tháng 4, nhưng Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã thông báo vào tuần trước rằng các giải đấu sẽ tiếp tục hoãn kéo dài cho đến ít nhất là cuối tháng 4.
Một số giải đấu cấp thấp hơn ở xứ sương mù đã bị hủy kết quả ở mùa giải 2019/20 và FA cho biết họ đang “xem xét tất cả các lựa chọn” liên quan đến sân chơi FA Cup mùa này. Premier League, Championship và Hiệp hội cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp (PFA) đã họp vào thứ Sáu để thảo luận về tình hình, nhưng chưa đưa ra quyết định khi nào mùa giải sẽ trở lại.
“Đại diện Premier League, Championship và PFA đã gặp nhau ngày hôm nay để thảo luận về mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của đại dịch Covid-19″, một tuyên bố chung khẳng định.
“Chúng tôi nhấn mạnh rằng suy nghĩ của cả ba tổ chức tiếp tục gắn liền với mọi người bị ảnh hưởng bởi virus. Premier League, Championship và PFA đồng ý rằng các quyết định khó khăn sẽ phải được đưa ra để giảm thiểu tác động kinh tế từ việc tạm hoãn bóng đá chuyên nghiệp ở Anh và đồng ý hợp tác để đi đến các giải pháp chung.
Video đang HOT
Các giải đấu sẽ không trở lại sớm nhất cho đến ngày 30/4, cho đến khi mọi thứ an toàn và điều kiện cho phép. Các cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra vào tuần tới với mục đích xây dựng kế hoạch chung để đối phó với các tình huống khó khăn mà các giải đấu, câu lạc bộ, cầu thủ, nhân viên và người hâm mộ phải đối mặt”, thông báo nói tiếp.
Nuno Espirito Santo: Thành công đến từ sự khác biệt
Không ồn ào nhưng vẫn khiến cả Premier League phải "xôn xao". Đấy là Nuno Espirito Santo. HLV 46 tuổi đã và đang viết câu chuyện thành công ở Wolves theo cách rất riêng.
Nuno có một giấc mơ
Bất cứ ai đến sân Molineux của Wolves vào ngày diễn ra trận đấu đều nghe thấy các CĐV trung thành của đội bóng ấy hô vang: "Nuno có một giấc mơ".
Đấy là giấc mơ xây dựng một đội bóng có thể không nổi tiếng, không giàu có nhưng vẫn đầy sức mạnh. Các CĐV Wolves ngợi ca người đàn ông đồng hương với Jose Mourinho ấy hết lời, không chỉ vì ông đã đưa Wolves từ Championship lên chơi ở giải Ngoại hạng mà hơn thế, ngay ở mùa đầu tiên thi thố ở đây, Nuno Espirito Santo đã giúp Wolves cán đích ở vị trí thứ 7, giành quyền dự Europa League.
Mùa này họ thậm chí còn được chờ đợi sẽ làm tốt hơn thế khi tạm xếp thứ 6 vào thời điểm giải đấu bị hoãn vì dịch covid-19. Một vị trí cao hơn nữa trên BXH cuối mùa cùng một vé đi châu Âu mùa sau, nhưng không phải Europa League mà là cúp C1 là giấc mơ của các fan Wolves trung thành và hơn bao giờ hết họ cảm thấy giấc mơ ấy đang thành sự thật.
Đã hơn 1.000 ngày trôi qua từ khi ông Nuno Espirito Santo dẫn dắt Wolves. Và trong 146 trận đấu ông cầm quân, đội bóng ấy đã thắng 76 trận, hòa 36 và chỉ thất bại 34 lần.
Thành tích thực sự không tồi chút nào và nếu biết rằng Nuno chưa bao giờ cầm quân ở giải Ngoại hạng trước đó, hẳn nhiều người sẽ tự hỏi ông có phải là một trong những nhà cầm quân hay nhất lục địa hay không. Nói thế hoàn toàn không quá lời bởi ai cũng biết Premier League là giải đấu giàu tính cạnh tranh nhất thế giới, nơi từng chôn vùi sự nghiệp và chứng kiến thất bại của rất nhiều tên tuổi trong giới HLV.
Nếu cứ tiếp tục gây tiếng vang ở Wolves như hiện nay, sớm muộn gì Nuno Espirito Santo sẽ được mời dẫn dắt một trong những "ông lớn" của giải Ngoại hạng và biết đâu, một ngày nào đó, ông lại che mờ danh tiếng của Jose Mourinho, với tư cách HLV người Bồ Đào Nha thành công nhất ở Premier League?
Nuno Espirito Santo đã tạo nên những câu chuyện rất đẹp cùng Wolves
Khác biệt tạo thành công
Nhìn lại sự nghiệp cầm quân của Nuno Espirito Santo tới lúc này, người ta thấy đặc biệt ấn tượng với một số khác biệt trong phong cách huấn luyện của ông.
Chẳng hạn, ở Wolves, ông không bao giờ phạt tiền cầu thủ vì đi tập muộn mà để họ tự chịu trách nhiệm với hành động của mình. Phong cách quản trị nhân sự kiểu "lạt mềm buộc chặt" ấy đã giúp Nuno tạo nên một Wolves đoàn kết và giàu tính chiến đấu.
"Ở đây, chúng tôi không phạt tiền cầu thủ. Họ là cầu thủ bóng đá và với họ, tiền không phải vấn đề. Nếu một ngôi sao lớn trong đội bóng của bạn đi tập muộn 5 phút, bạn phạt tiền anh ta 5.000 bảng. Buổi sau anh lại đi muộn 10 phút bạn tính phạt bao nhiêu? Rồi buổi sau nữa anh ta muộn 15 phút, bạn định phạt bao nhiêu?"
"Tôi không phạt tiền ai cả. Nếu cầu thủ đi muộn đến sân, tôi hỏi: Cậu sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu vào việc nhé. Không phê bình. Không chỉ trích", Nuno giải thích lí do ông không phạt tiền cầu thủ đi tập muộn.
Chính hình thức "không phạt mà như phạt" ấy của nhà cầm quân 46 tuổi khiến các cầu thủ ái ngại và họ tự điều chỉnh hành vi của mình sau đó. Một khác biệt nữa ở Nuno là không như nhiều HLV khác luôn muốn nắm trong tay đội ngũ cầu thủ đông đảo lên tới 25 người, ông chỉ giới hạn đội 1 của Wolves là 18 người, dù mùa này họ đá Europa League và các giải đấu cúp khác bên cạnh giải Ngoại hạng Anh.
Tại sao Wolves chơi nhiều giải mà ông lại chọn một bộ khung nhân sự không quá nhiều? Nuno giải thích: "Khi xem thống kê về các cầu thủ ở nhiều đội bóng, bất kể nước nào, bạn đều thấy chỉ có khoảng 14-15 người có thời gian thi đấu nhiều. Dù bạn có tạo một nhóm 25 cầu thủ chăng nữa thì vẫn chỉ có khoảng 14-15 người ra sân thường xuyên. Điều đó có nghĩa là gì?
Thay vì tạo bộ khung nhân sự lớn thì chúng ta cần dành thời gian để ngăn ngừa chấn thương và tăng cường thể lực cho cầu thủ. Như thế, bạn không phải bận tâm nhiều về các giải đấu vì cầu thủ nào cũng có cơ hội ra sân và ai cũng ở trạng thái sẵn sàng.
Một khác biệt nữa ở Nuno so với nhiều đồng nghiệp là trong khi nhiều HLV chú trọng vào việc huấn luyện cầu thủ chuyển trạng thái từ thủ sang công và ngược lại thì ông lại chú trọng đến thời điểm trước khi đội bóng chuyển trạng thái.
"Với tôi, trọng tâm đặt vào thời điểm trước khi đội bóng chuyển trạng thái chứ không phải bản thân quá trình đó. Chẳng hạn bạn chơi phản công thì bạn phải phòng ngự, phải đoạt lại bóng rồi phản công. Nhưng vấn đề là phản công vào lúc nào? Phòng ngự ra sao? Ai thu hồi bóng và thu hồi bóng ở đâu?".
Trọng Tuệ
Football League giải cứu CLB mùa Covid-19: Khoản cứu trợ ý nghĩa Tác động của dịch Covid-19 không chỉ giới hạn ở 20 CLB Premier League, mà còn lan xuống cả các hạng đấu thấp hơn của nước Anh. Điều này buộc Hiệp hội bóng đá Anh (English Football League-EFL) phải ra tay bằng một khoản cứu trợ ngắn hạn. Cụ thể, EFL vừa quyết định chi khoản tiền lên tới 50 triệu bảng để...