Các event “nhảm nhí” nhất làng GO Việt
Event in game là một phần không thể thiếu của bất cứ game online nào, đây được coi là “tiên dược” để các game online thu hút người chơi mới và giữ chân các game thủ cũ. Hầu hết các event đều mang lại ít nhiều giá trị, hứng thú cho game thủ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các event đều được như vậy. Có những event hết sức nhảm nhí và thiếu sức sáng tạo đang lan tràn trong làng GO Việt. Hãy cùng điểm qua những event như vậy.
Event nạp thẻ nhận quà
Đây là event mà theo nhiều game thủ là… nhảm nhí và câu khách “rẻ tiền” nhất làng GO Việt hiện nay. Nội dung chính hay thậm chí có thể coi là duy nhất của loại event này là… thi xem ai nạp thẻ nhiều hơn trong một khoảng thời gian cố định. Những “đại gia” trên sau mỗi sự kiện đều được “người người biết tên, nhà nhà nhớ mặt”.
Phần thưởng trong các event này nói chung vô cùng phong phú mà phổ biến nhất là… thẻ VIP. Thậm chí, có một số game tặng những đại gia này cả những phần quà độc đáo mà “thắng event” là cách duy nhất để có được món quà này.
Tuy “nhảm” nhưng hiệu quả các event này trực tiếp đem lại cho NPH là không nhỏ và nó cũng rất dễ tổ chức (NPH không phải “đụng chân, đụng tay”), việc duy nhất cần làm là cuối sự kiện… check xem game thủ nào nạp nhiều nhất và trao quà.
Game điển hình: Atlantica. Đây là game chăm chỉ với sự kiện này nhất.
Event “gặp mỹ nhân”
Loại event thứ hai mà các game thủ “ghét” nhất là các event mà phần thưởng cho người chiến thắng là… gặp gỡ hoặc ăn tối với các đại diện, đại sứ hay người mẫu nổi tiếng nào
Khác với event “nạp tiền” loại event này cũng có rất nhiều cách tổ chức từ thi đấu, bốc thăm thậm chí cả… nạp thẻ. Loại event này nói chung vô cùng kích thích các game thủ “yêu cái đẹp” nên cũng được nhiều nam nhân hưởng ứng.
Tận dụng hình ảnh đại diện một cách tối đa là “kim chỉ nam” của loại event này. Tuy không “nhảm nhí” bằng event nạp tiền nhận quà nhưng đây cũng là một trong những event mà game thủ không khoái.
Game điển hình: Thuận Thiên Kiếm và Linh Vương: hai tựa game này đã từng áp dụng loại event này.
Event đoạt vật phẩm trong game bằng vàng
Video đang HOT
Đại diện tiếp theo được đề cập đến là loại event mà phần thưởng nghe rất kêu “đoạt vũ khí A hay nhân vật B trong game… bằng vàng”. Các loại vũ khí hay tượng nhân vật thường là hình mẫu chủ đạo trong game.
Đương nhiên, nghe qua game thủ nào cũng rất… khoái bởi tính hấp dẫn của vàng và chính các vũ khí trong game. Nói chung, ai cũng thích tham gia những sự kiện như thế này bởi giá trị của nó.
Tuy nhiên, điều làm game thủ thất vọng là phần thưởng lại rất “nhỏ” (đúng theo nghĩa đen). Các vật phẩm, vũ khí trong game chủ yếu là đồ trang sức hoặc có là tượng cũng vô cùng… mini. Rõ ràng, với vũ khí to bằng… một ngón tay không nhiều game thủ khoái cho dù giá trị của nó không nhỏ.
Game điển hình: Thiên Long Bát Bộ là game rất khoái hình thức trao thưởng này.
Event spam diễn dàn
Event loại cuối cùng có lẽ là event nhảm nhí bậc nhất trong danh sách này. Nội dung chính của event là khuyến khích game thủ… spam hay chầu chực ở diễn đàn để nhận phần thưởng.
Cách tổ chức rất đơn giản, NPH định ngày giờ các game thủ vào comment hay active trong forum sẽ nhận được những phần quà nhất định. Với cách tham gia đơn giản, phần thưởng cũng kha khá khiến cho không ít game thủ “lao đầu” vào loại event này. Hay đã từng có NPH trao thưởng cho những game thủ có nhiều post nhất trong một thời gian nhất định.
Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận sự nhảm nhí của event này. Tuy nhiên, cũng như loại event đầu tiên, việc dễ tổ chức đã khiến cho các NPH tổ chức các event này.
Game điển hình: Rất nhiều game đã sử dụng hình thức này và sự kiện tháng 4 của OnGame (VDC Net2E) là ví dụ điển hình.
Theo gamek
Top game online ảm đạm nhất Việt Nam tính tới hiện tại
Như đã biết, mặc dù trong 6 tháng tới làng GO Việt không có thêm thành viên mới nào, nhưng số lượng những sản phẩm đang ở vào tình trạng ảm đạm do vắng người chơi, NPH ít quan tâm lại chẳng hề ít ỏi.
Cuộc sống của chúng được nhiều gamer nhận định là "như chỉ mành treo trước gió", thậm chí ngay cả fan hâm mộ cũng phải đặt ra câu hỏi liệu mình còn chơi được bao lâu, dưới đây là những trường hợp điển hình nhất.
Atlantica
Thực ra không phải tới bây giờ Atlantica mới rơi vào tình trạng ảm đạm, ngay từ khi mới ra đời cũng 2 đối thủ GE và Độc Bá, MMORPG 3D chiến lược năm 2009 của VTC Game đã gây thất vọng vì không hợp thị hiếu, lối chơi phức tạp. Thế nhưng cho tới hiện tại sự tụt lùi ấy không còn chỉ do các yếu tố in-game mà thể hiện rõ trong cung cách vận hành của BQT.
Cụ thể, sau động thái sáp nhập server tới nay, rất nhiều gamer bức xúc với việc các tính năng cập nhật chậm, event thiếu thốn và thậm chí còn không thấy tăm hơi phần thưởng đâu. Như đã phản ánh trong bài viết trước, có game thủ còn ngày ngày lên forum Atlantica để... đòi quà bất chấp việc chẳng GM nào vào trả lời.
Hiện tại đã xuất hiện không ít topic hỏi thẳng VTC Game liệu có còn muốn vận hành Atlantica nữa hay không, nhiều thành viên tự nhận là không còn hi vọng gì nhưng vẫn chưa thấy một đại diện nào phía NPH trấn an hay phủ nhận.
Trong khi đó, Granado Espada của FPT Online cũng rơi vào tình trạng ảm đạm thời gian đầu, tuy nhiên hiện tại với nhiều sự kiện diễn ra liên tục, ít nhất họ cũng cho thấy muốn níu giữ game tới cùng.
Tru Tiên
Từng được coi là MMO hút khách số một của VTCz-one, thế nhưng tới hiện tại ấn tượng duy nhất mà Tru Tiên để lại chỉ là sự ảm đạm và thờ ơ của NPH, nhất là sau sự ra đi của Xích Bích Online.
Việc đã nhiều tháng qua game không có động thái update lớn nào và thậm chí update các món đồ mới cũng rất lẻ tẻ được giải thích là do gamer Việt thúc ép quá nhiều nên VTCz-one phải cố thương lượng với Cubinet ra mắt Tru Tiên 2 sớm.
Tuy nhiên theo nhiều người chơi khác, đã là một NPH phục vụ khách hàng thì không thể đổ lỗi toàn bộ cho yếu tố khách quan, đồng thời họ chưa hẳn đã cần update ngay mà luôn mong rằng tình trạng mất kết nối, bảo trì đột xuất diễn ra ít hơn, chính điều này mới là nhân tố khiến game ảm đạm dần.
Mới đây, giải đấu PvP Tournament 2010 dành cho gamer Tru Tiên trên toàn thế giới được tổ chức rầm rộ tại các quốc gia đang phát hành trò chơi này, thế nhưng tại Việt Nam mọi thứ vẫn "như không có gì xảy ra". Câu hỏi được đặt ra là liệu MMO này có phải chịu kết cục như XBO?
Chúa Tể Phục Sinh
Không rầm rộ ngay từ khi mới ra mắt cộng với lối chơi phức tạp, tương lai của Runes of Magic tại Việt Nam đã được cảnh báo từ trước. Tuy vậy cũng hiếm ai ngờ rằng chỉ vài ba tháng sau khi phát hành trò chơi đã rơi vào trạng thái ảm đạm và tới nay thì gần như không còn sức sống.
Theo ghi nhận, không khí trên diễn đàn chính của trò chơi cũng tẻ nhạt không kém, chỉ còn lại một bộ phận nhỏ người chơi trung thành là còn gắn bó nhưng chính họ cũng không thể chịu đựng mãi cảnh đìu hiu. Nhiều gamer mới đăng ký tài khoản và vào chơi cảm thấy ngạc nhiên khi... không tìm thấy ai để party làm nhiệm vụ.
Thậm chí hiện tại ngay cả bot người chơi cũng chán chẳng buồn bot vì họ cảm thấy không còn mục đích phấn đấu. Trong khi NCS Media thì đã... 2 tháng nay không có bất kỳ sự kiện nào cả in-game lẫn out-game. Có lẽ với những gì CTPS có trong tay hiện tại thì ngày nói lời chia tay không còn xa nữa.
Tỷ Phú Online
Dĩ nhiên, "ông trùm" trong bản danh sách này không ai khác chính là Tỷ Phú Online của Asiasoft với kỷ lục 2 năm nay chưa có sự kiện nào. Đã có quá nhiều dự đoán về ngày đóng cửa nhưng không hiểu sao trò chơi này vẫn sống thọ được cho tới hiện tại.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ảm đạm của Tỷ Phú là do lối chơi đơn giản và không còn hợp thời, game đã không còn thu hút được khách hàng nhưng dường như việc vận hành có vẻ ít tốn kém nên dù doanh thu thấp nhưng Asiasoft vẫn ưu tiên "cho đi" Ghost Online, TS và Gunbound trước đó.
Theo dự đoán, với kỷ lục sống 2 năm không cần event, chưa biết chừng Tỷ Phú sẽ tiếp tục tồn tại thêm nhiều năm nữa mà không phải nói lời vĩnh biệt.
Võ Lâm Web
Trước đây, đại diện cho danh hiệu webgame ảm đạm nhất Việt Nam thuộc về Tung Hoành Thiên Hạ, thế nhưng với việc trò chơi này mới tuyên bố đóng cửa hôm 05/08 thì người kế nhiệm ngại vàng không mấy vui vẻ này chính là Võ Lâm Truyền Kỳ Web.
Gây chú ý chủ yếu nhờ cái tên có dính dáng tới VLTK, Võ Lâm Web ngay từ khi mới ra đời đã gây thất vọng vì chỉ là một webgame bình thường và không có gì đột phá, lại càng chênh lệch nếu so sánh với đối thủ Linh Vương phía VTC Game. Game mất dần người chơi cũng là điều dễ hiểu.
Với việc càng ngày thị trường webgame càng khởi sắc với các tựa game mang tính đột phá sắp du nhập Việt Nam, có lẽ cơ hội cho Võ Lâm Web khởi sắc là con số không tròn trĩnh. Tuy nhiên với tiềm lực của VinaGame, có lẽ cũng không khó để duy trì tựa game này thêm một thời gian dài nữa trước khi tuyên bố đóng cửa.
Theo gamek
Đâu rồi những dự án GO "made in Việt Nam" đình đám? Từ đầu năm tới nay đã có không dưới 5 tựa game được quảng bá là do Việt Nam sản xuất nhưng tới tận hiện tại, tất cả vẫn bặt vô âm tín nhường chỗ cho "đồ ngoại nhập". Đã từ lâu cụm từ "made in Việt Nam" luôn gây chú ý cho cộng đồng game thủ trong nước, đơn giản vì trong...