Các dự án giải cứu nguy cơ thiếu điện chờ… giải cứu
Khu kinh tế trong điểm phía Nam đang có nguy cơ thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân do hàng loạt dự án nhiệt điện chậm trễ tiến độ; trong khi các nguồn điện khác thay thế, trong đó có hàng loạt dự án điện gió được bổ sung ‘nhỏ giọt’ vì cơ chế giá và hạn chế về hạ tầng truyền tải điện.
Bánh ngon ăn… không ngon
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng vừa có văn bản số 2491/BCT-ĐL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kéo dài cơ chế giá điện gió cố định để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025. Theo đó, việc tiếp tục phát triển các dự án điện gió theo cơ chế giá điện cố định (giá FIT) là rất cần thiết bởi phần lớn các nguồn nhiệt điện theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã chậm tiến độ từ 1-2 năm.
Cụ thể: Các nguồn nhiệt điện than miền Nam như Long Phú I, Sông Hậu I, Sông Hậu II; Long Phú III; Nhiệt điện Ô Môn III, IV và các nhà máy sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh có nguy cơ trễ tiến độ so với quy hoạch. Một số dự án nhiệt điện như Long An I, II không phê duyệt được quy hoạch địa điểm do địa phương không thống nhất chủ trương xây dựng nhiệt điện than, dẫn đến nguy cơ thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, kết quả rà soát tổng thể Quy hoạch điện VII điều chỉnh (quy hoạch điện) do Viện Năng lượng lập tháng 2/2020 đã chỉ ra để đảm bảo cân đối cung cầu hệ thống, một trong những giải pháp quan trọng trong giai đoạn tới là phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn về điện gió với tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 475 GW (theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2019).
Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển điện gió
Trong giai đoạn 2020 – 2025, với quy mô phát triển khoảng 11.630 MW điện gió, sản lượng điện bổ sung đến năm 2025 khoảng 3.400 GWh/năm – 7.400 GWh/năm sẽ thay thế cho sản lượng điện từ nguồn nhiệt điện than, giảm nhiệt điện chạy dầu vừa có chi phí rất cao vừa giảm phát thải khí CO2 khoảng 5 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2018, chỉ có 3 dự án điện gió được xây dựng và đưa vào vận hành phát điện (tổng công suất 153,2 MW) do mức giá mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (QĐ) số 39 điều chỉnh tăng giá mua điện lên 1.927 đồng/kWh (điện gió trong đất liền) và 2.223 đồng/kWh (điện gió trên biển), áp dụng cho các dự án có một phần hoặc toàn bộ nhà máy vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và trong vòng 20 năm).
Theo Bộ Công Thương, QĐ 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường nhưng đến thời điểm này cả nước mới có 11 dự án (377 MW) đưa vào vận hành do vướng Luật Quy hoạch. Sau khi QĐ 39 có hiệu lực thi hành (ngày 1/11/2018), việc đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án truyền tải để tiếp nhận, giải tỏa công suất dự án điện gió bị ngừng trệ do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch.
Video đang HOT
Để tháo gỡ vướng mắc trong thi hành Luật Quy hoạch, ngày 16/9/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 751 giải thích một số điều của Luật Quy hoạch. Đến tháng 12/2019, Chính phủ cũng có Nghị quyết số 110. Từ đó, các vướng mắc về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trong giai đoạn chuyển tiếp cũng được tháo gỡ.
Nhiều địa phương cầu cứu…
Mới đây, lãnh đạo hàng loạt địa phương như Trà Vinh, Đắk Lắk,… đã có văn bản “cầu cứu” Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Trần Trí Dũng khẩn thiết mong được bổ sung một số dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để sớm được triển khai. Đây là những dự án có quy mô vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và được kỳ vọng không chỉ giải quyết nguy cơ thiếu điện mà còn mang lại những cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương.
Tập đoàn Trung Nam lắp đặt các tua bin dự án điện gió tại tỉnh Ninh Thuận
Riêng Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Dương Văn Trang đề xuất sớm bổ sung một số dự án điện gió lớn khác vào quy hoạch với lý do đã có phương án đầu tư đường dây đấu nối, giải tỏa công suất, trong khi nhiều dự án khác chưa có…
Có 9 địa phương khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn trong đầu tư xây dựng đối với các dự án điện gió. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc phát triển điện gió tại các khu vực này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đến nay, đã có gần 250 dự án với quy mô tổng công suất khoảng 45.000 MW đang được UBND các tỉnh gửi tới Bộ đề xuất được bổ sung vào quy hoạch điện. Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2020, cả nước mới có 78 dự án (tổng công suất 4.800 MW) được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực.
Trong khi đó, theo kết quả tính toán cân bằng cung cầu của ngành điện, hệ thống điện miền Nam nhiều khả năng xảy ra thiếu điện trong giai đoạn 2021 – 2025, từ năm 2021 – 2025, dù phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, hệ thống điện không thể đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỉ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỉ kWh (năm 2022). Mức thiếu hụt điện cao nhất là vào năm 2023 với khoảng 12 tỉ kWh.
Trao đổi với Tiền Phong, một số chuyên gia cho rằng việc bổ sung “nhỏ giọt” các dự án điện gió vào quy hoạch và đến nay vẫn còn 250 dự án (công suất khoảng 45.000 MW) mà các tỉnh đề xuất chưa được bổ sung vào quy hoạch là bởi Bộ Công Thương e ngại “vết xe đổ” của điện mặt trời. Việc phát triển quá nhanh các nhà máy điện mặt trời, trong khi tiến độ đầu tư hệ thống truyền tải của ngành điện không theo kịp, dẫn đến quá tải lưới truyền tải điện.
Tuy nhiên, số lượng dự án điện gió đang triển khai và bổ sung vào quy hoạch triển khai chưa thể bù đắp khoản thiếu hụt điện năng dự báo là sẽ rất lớn tại khu vực phía Nam từ năm 2021
Tại các dự án điện gió, lo ngại tình trạng này diễn ra nên Bộ Công thương liên tục đề xuất đầu tư bổ sung nhiều hệ thống truyền tải mới. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên tiến độ thực hiện các dự án phát triển hạ tầng truyền tải điện thường chậm do với kế hoạch.
Vì vậy, thay vì hạn chế đầu tư các dự án phát điện, theo nhiều chuyên gia, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư hệ thống truyền tải điện như vừa qua đã thí điểm cho phép một tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư hệ thống truyền tải và trạm biến áp 500 KV ở Ninh Thuận theo tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Bộ Công Thương, các dự án điện gió thời gian chuẩn bị dự án, thi công xây dựng kéo dài khoảng 2 năm (đối với điện gió trên bờ) và khoảng 3-3,5 năm (trên biển gần bờ). Trong khi, từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời hạn được áp dụng cơ chế giá mua cố định theo QĐ 39) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư chuẩn bị và thực hiện xây dựng dự án.
Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ vào vận hành của các dự án điện gió. Hoạt động sản xuất và cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án điện gió bị thiếu hụt, đình trệ; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn…
HUY THỊNH
Kiến nghị bổ sung mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Bộ Tài chính đã nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp và đưa vào nội dung sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng; trong đó, có nội dung chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Nhân viên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra sản phẩm phân bón tại kho hàng của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Hữu Hảo, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Ngày 23/4, trả lời phóng viên TTXVN về kiến nghị của các doanh nghiệp phân bón xem xét đưa mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đến mức 5%, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, tại khoản 3a Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính đã nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp và đưa vào nội dung sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng; trong đó, có nội dung chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%. Nội dung dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đã được Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Phạm Đình Thi, Thủ tướng Chính phủ đã xem xét vấn đề này và đề nghị Bộ Tài chính chuẩn bị các nội dung sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, muốn sửa đổi luật phải được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, nhưng hiện nay, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi chưa được đưa vào chương trình họp Quốc hội kỳ này.
Hiện nay, do mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ mua vào, kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón.
Vì vậy, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam đang hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 - 8%.
Đại diện Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC - Đạm Cà Mau) cho biết, mỗi năm Đạm Cà Mau không được khấu trừ gần 350 tỷ đồng tiền thuế, buộc phải đưa vào giá bán.
Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất D ầu khí (PVFCCo) do không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng 300-370 tỷ đồng/năm, nên tổng tiền thuế không được khấu trừ mà phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ năm 2015-2019 của doanh nghiệp này 1.637 tỷ đồng.
Trong khi đó, với chi phí nguyên liệu sản xuất phân bón rất thấp lại được hưởng lợi thế về thuế nhập khẩu bằng 0% và những cam kết trong hiệp định thương mại tự do, phân bón nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Nga và Trung Đông đang "đổ bộ" vào Việt Nam, tạo ra cạnh tranh khốc liệt cho sản phẩm phân bón Việt Nam.
Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà cho rằng, quy định thuế giá trị gia tăng với phân bón vô hình chung đang khiến sản phẩm phân bón Việt Nam giảm sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu cùng loại do doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá bán hoặc giảm lợi nhuận, làm tăng tổng mức đầu tư các dự án sản xuất phân bón mới.
Trước đó, cuối năm 2019, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã có kiến nghị gửi tới các bộ, ngành và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xem xét đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đến mức 5%.
Trong hoàn cảnh nền nông nghiệp và nông dân cả nước đang lâm vào khó khăn do dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, hạn mặn... kéo dài như hiện nay, doanh nghiệp phân bón bày tỏ mong sớm được xem xét, sửa đổi những bất cập trong chính sách thuế giá trị gia tăng với sản xuất phân bón.
Thùy Dương
Bộ Công Thương nói gì về kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu? Liên quan tới kiến nghị mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu, Bộ Công Thương vừa có phản hồi chính thức. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Không đưa ra câu trả lời trực diện vào vấn đề đồng ý...