Các dự án của Keangnam có nguy cơ phá sản
Nhiều dự án xây dựng do tập đoàn Keangnam (Han Quôc) đang triển khai tại Viêt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể sẽ bị sụp đổ sau khi tập đoàn này phải rút khỏi thị trường chứng khoán vì thua lỗ.
Văn phòng tập đoàn Keangnam tại Seoul – Ảnh: Yonhap
Tờ Korea Times (Han Quôc) hôm 15.4 cho biết Keangnam đang là tâm điểm của vụ bê bối hối lộ có liên quan đến Thu tương Han Quôc Lee Wan-koo.
Các cố vấn thân cận của đương kim Tông thông Park Geun-hye đã triển khai nhiều dự án xây dựng tại 4 quốc gia kể trên trong những năm gần đây, theo thông báo từ chính tập đoàn và các nguồn tin của Korea Times.
Cụ thể, Keangnam đang tham gia vào dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải trị giá 29,1 tỉ won, tương đương khoảng 27 triệu USD tại Việt Trì (Viêt Nam) và dự án phát triển “Thành phố Keells” trị giá 134,8 tỉ won ở Sri Lanka, tập đoàn thông báo trên website.
Trả lời Korea Times, phát ngôn viên của Keangnam Kim Jin-baek xác nhận vẫn còn nhiều dự án khác nữa đang được tiến hành tại 4 quốc gia kể trên, tuy nhiên ông này không cung cấp thông tin chi tiết.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã triển khai các hoạt động kinh doanh tại những nước này trong nhiều năm qua … Hiện còn có nhiều dự án khác chúng tôi đang thực hiện tại hải ngoại”, ông Kim cho hay.
Ngân hàng Korea Eximbank, hãng bảo hiểm Korea Trade Insurance Corp. và ngân hàng Shinhan Bank, cho biết vẫn chưa biết sẽ xử lý các dự án ở nước ngoài của tập đoàn này như thế nào. Keangnam hiện đang xin quyền thụ lý tài sản từ tòa án.
“Nếu đề nghị của Keangnam được tòa chấp nhận, tòa sẽ có chỉ đạo hướng dẫn cho chuyện này. Nếu bị bác, tài sản của Keangnam sẽ bị thanh lý”, một quan chức ngân hàng giải thích.
Keangnam đã phải rút niêm yết khỏi thị trường chứng khoán Han Quôc vào hôm 15.4 vì các khoản lỗ đã ăn vào vốn của chủ sở hữu. Điều này có nghĩa, tập đoàn cần các chủ nợ hoặc các nhà đầu tư mới bơm vốn vào để duy trì các dự án ở nước ngoài,Korea Times bình luận.
Keangnam hiện tại cũng đang có hàng tá dự án xây dựng tại Han Quôc. “Chưa có gì rõ ràng vào lúc này. Chúng tôi đang theo sát diễn biến”, một lãnh đạo của Shinhan Bank cho hay.
Trong khi đó, Keangnam vẫn đang dính vào một vụ kiện tụng ở Madagascar. Theo Cơ quan Giám sát Tài chính Han Quôc (FSS), tập đoàn này đang đối mặt với nguy cơ phải bồi thường 110 tỉ won cho công ty xây dựng châu Phi Dynatec Madagascar trong vụ kiện tụng này.
FSS cho biết, Dynatec Madagascar đệ đơn kiện Keangnam vì cho rằng tập đoàn Han Quôc chậm tiến độ trong việc xây dựng một nhà máy điện.
Được thành lập vào năm 1951, Keangnam là tập đoàn xây dựng Han Quôc đầu tiên tiến ra thị trường nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn đã vươn ra đến Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia trong những năm 1970.
Keangnam lên sàn vào tháng 2.1973, trở thành công ty xây dựng Han Quôc đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán của nước này.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Ông Obama quyết đưa Cuba khỏi "danh sách đen"
Một trong những trở ngại lớn nhất cho quá trình bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ sắp được giải tỏa sau thông báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chủ tịch Castro hội đàm với Tổng thống Obama ngày 12.4 - Ảnh: Reuters
Sau gần 1 tuần cân nhắc đề xuất của Bộ Ngoại giao, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định đưa Cuba ra khỏi cái gọi là "danh sách bảo trợ khủng bố". AP hôm qua dẫn thông báo gửi Quốc hội Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định chính phủ Cuba "không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào cho khủng bố quốc tế" trong 6 tháng qua và Havana đã đưa ra những đảm bảo chắc chắn rằng họ "sẽ không ủng hộ những hành động khủng bố quốc tế trong tương lai". Cuba sẽ chính thức được xóa tên khỏi danh sách sau 45 ngày kể từ ngày 14.4.
Giới quan sát nhận định Quốc hội Mỹ đang do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể bỏ phiếu ngăn cản động thái trên nhưng Tổng thống Obama chắc chắn sẽ phủ quyết mọi sự chống đối từ Đồi Capitol. Trước đó, một số nhà lập pháp Cộng hòa đã chỉ trích Nhà Trắng "đã cho Cuba quá nhiều mà không nhận được bao nhiêu" khi quyết định tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương.
Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro có cuộc gặp lịch sử bên lề Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết giữa 2 nước vẫn còn nhiều khác biệt nhưng chúng "không liên quan" đến việc đưa Cuba khỏi danh sách "bảo trợ khủng bố". Trong khi đó, Reuters dẫn lời bà Josefina Vidal, quan chức phụ trách các vấn đề về Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Cuba, tuyên bố Havana "công nhận quyết định công bằng" của Tổng thống Obama đưa đảo quốc vùng Caribe ra khỏi danh sách "mà lẽ ra nước này không bao giờ phải hiện diện trong đó". Đây là một trong những điều kiện tiên quyết Cuba đặt ra để 2 nước mở lại đại sứ quán của nhau và tiến tới bình thường hóa hoàn toàn. Việc đưa Cuba ra khỏi danh sách nói trên sẽ giúp nới lỏng các biện pháp trừng phạt tài chính chống nước này và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại đây.
Cuba bị đưa vào danh sách "các quốc gia bảo trợ khủng bố" vào năm 1982 nhưng theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, "tình hình đã thay đổi nhiều". Với việc xóa tên Cuba, "danh sách đen" của Mỹ sẽ chỉ còn bao gồm Iran, Sudan và Syria.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Hàn Quốc có tên trong danh sách nhận hối lộ của cố chủ tịch Keangnam Tên của Thủ tướng Hàn Quốc đương nhiệm cùng 7 chính trị gia khác xuất hiện trong tờ giấy ghi danh sách những người nhận hối lộ của cố chủ tịch tập đoàn Keangnam. Cố chủ tịch tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong. Ảnh: Yonhap Các công tố viên Hàn Quốc hôm qua thông báo trước khi treo cổ tự sát vào ngày 9/4...