Các đồng minh NATO tăng viện trợ cho Ukraine
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận lô máy bay tiêm kích F-16 từ Đan Mạch và Hà Lan đang trên đường tới Ukraine.
Máy bay tiêm kích F-16. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại sự kiện bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) ở Washington, Ngoại trưởng Blinken lưu ý các máy bay tiêm kích trên sẽ tham gia hoạt động phòng vệ tại Ukraine vào mùa Hè này.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ về việc sẽ công bố một gói hỗ trợ lớn dành cho Ukraine trong vài ngày tới nhằm xây dựng cầu nối rõ ràng và vững chắc cho tư cách thành viên NATO của Ukraine.
Video đang HOT
Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Bỉ và Na Uy cũng đã cam kết cung cấp thêm máy bay cho Kiev.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị trên, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ kỳ vọng các đồng minh sẽ đạt được đồng thuận về gói viện trợ lớn cho Ukraine, đồng thời lưu ý khoản viện trợ này sẽ đóng vai trò là cầu nối cho tiến trình gia nhập khối của quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng nêu rõ còn quá sớm để đề cập đến thời điểm Ukraine sẽ được kết nạp vào NATO.
Báo Mỹ: NATO sẽ cung cấp cho Ukraine trụ sở quân sự mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới
Tờ New York Times đưa tin Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự định cung cấp cho Ukraine một trụ sở quân sự mới để quản lý các lô hàng và vũ khí do phương Tây viện trợ, thay vì con đường dẫn đến tư cách thành viên, tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Washington vào tháng tới.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung ở Kiev, ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ và NATO, tờ New York Times cho hay trụ sở mới sẽ đảm bảo cam kết lâu dài của NATO đối với an ninh của Ukraine, đóng vai trò là "cầu nối" để Kiev cuối cùng được gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu trong tương lai.
"Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và ban lãnh đạo NATO đã đưa ra ý tưởng này như một cách để trao cho Kiev cam kết chắc chắn tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, ngay cả khi họ vẫn cho rằng thời điểm này chưa phù hợp để kết nạp Ukraine", tờ báo đưa tin.
Tờ New York Times hy vọng lời đề nghị này sẽ làm hài lòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhà lãnh đạo đang coi việc gia nhập NATO là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, cam kết này cũng sẽ giúp hội nghị thượng đỉnh NATO suôn sẻ hơn so với hội nghị thượng đỉnh một năm trước tại Vilnius (Litva), nơi ông Zelensky đã không hài lòng khi Ukraine không được đưa ra mốc thời gian cụ thể cho lộ trình đàm phán gia nhập khối.
Vào thời điểm đó, ông Zelensky đã chỉ trích quyết định không gửi lời mời gia nhập khối tới Ukraine là điều "chưa từng có và vô lý". Ông nhấn mạnh trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng sự không chắc chắn về vấn đề này là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của NATO. Theo tờ Washington Post, những bình luận này đã khiến các quan chức Mỹ tức giận.
Các quan chức giấu tên đã nói chuyện với tờ New York Times cho biết trụ sở quân sự mới sẽ đặt tại một cơ sở quân sự của Mỹ ở Wiesbaden (Đức) và do một vị tướng 3 sao đứng đầu - rất có thể là một vị tướng người Mỹ - báo cáo trực tiếp với người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, Tướng Christopher Cavoli.
Nhiệm vụ này - được gọi là Hỗ trợ và Đào tạo An ninh NATO cho Ukraine (NSATU) - dự kiến đưa tất cả các khoản viện trợ cho Kiev vào phạm vi chung. Tính đến thời điểm hiện tại, các quốc gia NATO vẫn hỗ trợ Ukraine trên cơ sở từng quốc gia. Các nguồn tin cho biết trụ sở này cũng sẽ điều phối hoạt động đào tạo cho quân đội Kiev của phương Tây.
Các quan chức giấu tên nhấn mạnh là một dự án của NATO, NSATU sẽ vẫn hoạt động ngay cả khi ông Donald Trump, người đã bày tỏ sự hoài nghi về việc tiếp tục ủng hộ Kiev, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Moskva đã nêu mục tiêu chính của chiến dịch quân sự được triển khai hồi tháng 2/2022 là ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO.
Đầu tháng này, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Moskva sẽ ngay lập tức chuẩn bị các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine - nếu Kiev rút toàn bộ quân khỏi các vùng Donbass, Kherson và Zaporozhye mới sáp nhập Nga và chính thức tuyên bố "không còn kế hoạch gia nhập NATO". Tuy nhiên, đề xuất hòa bình của ông Putin đã ngay lập tức bị cả Ukraine và những nước ủng hộ phương Tây bác bỏ.
Cơ sở quân sự ở Romania thành căn cứ không quân lớn nhất châu Âu của NATO Một cơ sở nằm cách bờ Biển Đen chỉ 19 km và cách thành phố Odesa (Ukraine) 289 km đang trên đà trở thành căn cứ Không quân lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ tại căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Business Insider (Mỹ)...