Các ‘đồng minh’ chính của Nga là ai?
Nga không tham gia liên minh quân sự hùng mạnh như NATO nhưng vẫn có một số đối tác chính trị và kinh tế trên khắp thế giới.
Một trong số này có thể hỗ trợ Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.
Theo trang tin rbth.com, Hoàng đế Nga Alexander III từng nói: “Nga chỉ có hai đồng minh: Lục quân và Hải quân”. Câu nói từ thế kỷ 19 này vẫn rất đúng, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn, Nga chỉ có thể dựa vào chính mình. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Nga không có bạn bè quốc tế.
Ngay cả Tổng thống Vladimir Putin cũng trích dẫn lời Alexander III khi trả lời câu hỏi về đồng minh của Nga vào năm 2015 (mặc dù đã thanh minh rằng ông đang nói đùa), nhưng Nga chắc chắn có bạn bè và đối tác nước ngoài. Nhưng họ là ai?
Binh sĩ Nga và belarus trong cuộc tập trận Zapad-2021. Ảnh: TASS
Liên minh hậu Xô viết
Nói về các quốc gia mà Nga có các thỏa thuận ràng buộc pháp lý về phòng thủ lẫn nhau, trước hết đó là các thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh liên chính phủ được thành lập vào năm 1992, gồm 6 quốc gia hậu Xô Viết: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Theo Hiến chương CSTO, một trong các mục đích của khối là “cung cấp sự bảo vệ tập thể trong trường hợp bị đe dọa đối với sự an toàn, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền” của các quốc gia thành viên. Hiến chương nhấn mạnh rằng các thành viên ưu tiên các công cụ chính trị để đạt được mục tiêu của nhóm nhưng CSTO vẫn tự hào có một lực lượng quân sự tổng hợp với số lượng khoảng 25.000 quân.
Video đang HOT
CSTO chưa bao giờ tham chiến nhưng tổ chức này vẫn tiến hành các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự thường xuyên. Năm 2018, khi trả lời câu hỏi về đồng minh của Nga là ai, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov, đã đề cập đến các thành viên CSTO đầu tiên.
Bên cạnh đó, Abkhazia và Nam Ossetia, hai nước cộng hòa tự xưng, cũng có thỏa thuận ràng buộc pháp lý với Nga. Moskva cam kết bảo vệ các nước cộng hoà tự xưng này và họ có nghĩa vụ giúp đỡ Nga trong trường hợp bị tấn công – mặc dù khả năng quân sự của họ rất khiêm tốn.
Những đối tác khác
Những đối tượng được đề cập ở trên là tất cả các nước mà Nga có hiệp ước quân sự, nhưng một số quốc gia khác đôi khi được coi là “đồng minh” của Nga, mặc dù không có thỏa thuận chính thức. Ví dụ, Nga đã và đang hỗ trợ Syria rất nhiều về mặt quân sự và chính trị. Ông Peskov từng nói: “Tất nhiên, Syria là đồng minh của chúng tôi. Nhưng, theo như tôi biết, chúng tôi không có thỏa thuận về các mối quan hệ đồng minh toàn diện”.
Một ví dụ khác là Trung Quốc, “gã khổng lồ” kinh tế châu Á và là thành viên của khối BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), các liên minh kinh tế mà Nga cũng tham gia. Quân đội Nga cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác Trung Quốc. Bình luận về một trong những cuộc tập trận như vậy vào năm 2018, ông Peskov gọi Trung Quốc là “đồng minh”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chính trị cho rằng đó có thể là một sự phóng đại. Như Sergey Karaganov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng (Nga), nói: “Nga đang hợp tác chặt chẽ hơn với một số nước, nhưng liên minh toàn diện về chính trị và quân sự là không thể. Nga không muốn trở thành đối tác cấp dưới của Trung Quốc và chúng tôi không thể là đối tác cấp cao của họ”.
Rbth.com cho rằng, Ấn Độ cũng có thể được coi là một đồng minh tiềm năng khác. Trong nhiều lĩnh vực, quan hệ Nga-Ấn tương tự như quan hệ Nga-Trung: Ấn Độ cũng tham gia BRICS và SCO, tiến hành các cuộc tập trận chung với Nga,và mua các thiết bị quân sự của Nga. Nhưng trong trường hợp này xuất hiện một số vấn đề. Ví dụ, theo nhà khoa học chính trị Alexander Khramchikhin: “Nga muốn đưa Ấn Độ vào một liên minh ba bên với Trung Quốc, song New Delhi và Bắc Kinh vẫn tồn tại nhiều khác biệt, thậm chí là xung đột.
Nga cấp tập đưa thêm quân tới Kazakhstan dập "lửa" bạo loạn
Nga tiếp tục gửi quân tới Kazakhstan nhằm giúp chính quyền nước này giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn trong làn sóng bạo loạn.
Binh sĩ Nga được triển khai tới Kazakhstan để đối phó tình hình bạo loạn (Ảnh: Getty).
Nga ngày 9/1 tiếp tục đưa quân đội tới Kazakhstan trong bối cảnh tình hình bạo loạn tại quốc gia Trung Á chưa chấm dứt.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 75 máy bay vận tải nhằm cho phép triển khai binh sĩ liên tục tới Kazakhstan.
Tuần trước, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA đưa tin, số lượng binh sĩ được điều đến Kazakhstan có thể lên tới 2.500 người, tuy nhiên con số này có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong bối cảnh bạo loạn bùng phát trên khắp cả nước, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuần trước đã đề nghị sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga. Quân đội Nga chiếm phần lớn trong hoạt động triển khai tới Kazakhstan.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đơn vị đổ bộ đường không đã được "triển khai đến sân bay Almaty và di chuyển theo các đoàn xe tới các địa điểm thực hiện nhiệm vụ, đồng thời được đưa đến bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quan trọng" tại Kazakhstan.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 9/1 cho thấy các xe thiết giáp chở quân và xe vận tải quân sự được đưa lên máy bay ở Moscow và hạ cánh xuống sân bay gần Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan và là nơi quân đội Nga được triển khai hoặc thực hiện các hoạt động quân sự chiến thuật chung với các đối tác Kazakhstan.
Xe quân sự được đưa tới sân bay Almaty của Kazakhstan (Ảnh: Getty).
Sĩ quan chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO hôm 9/1 cho biết, quân đội Nga đã sắp xếp các chuyến bay để đưa công dân Nga ở Almaty về nước và lực lượng CSTO cũng thực hiện sứ mệnh của họ tại Kazakhstan.
"Các đơn vị gìn giữ hòa bình tập thể sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi tình hình trong nước ổn định hoàn toàn", Tướng Andrey Serdyukov, tổng chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO tại Kazakhstan, cho biết tại cuộc họp với Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan, Tướng Sultan Kamaletdinov.
Quan chức Kazakhstan cũng cho biết sự hiện diện của quân đội Nga đã giúp các lực lượng Kazakhstan tái triển khai lực lượng để kết thúc chiến dịch chống khủng bố trong nước.
"Hiện tại, chiến dịch chống khủng bố đang tiếp tục diễn ra ở Kazakhstan và nó sẽ tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn những kẻ khủng bố và phục hồi trật tự hiến pháp ở Kazakhstan", Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan cho biết.
Mỹ đã đặt ra nghi vấn về sự hiện của quân đội Nga tại Kazakhstan giữa lúc căng thẳng, tuy nhiên Nga tuyên bố rằng họ coi những diễn biến hiện nay là vấn đề nội bộ của Kazakhstan và tin tưởng chính phủ Kazakhstan có thể kiểm soát tình hình. Lực lượng của CSTO do Nga dẫn đầu đã tới Almaty, điểm nóng nhất của phong trào biểu tình bạo lực, để bảo vệ sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố 2 triệu dân.
Các nhà lãnh đạo của CSTO dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày hôm nay 10/1 để thảo luận về tình hình tại Kazakhstan và các biện pháp để ổn định tình hình.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 1.000 người đã bị thương trong làn sóng bạo loạn tại Kazakhstan. Bộ Nội vụ cho biết ít nhất 18 sĩ quan cảnh sát và quân nhân đã thiệt mạng, với hơn 1.300 người bị thương. Hàng chục đối tượng bạo loạn cũng đã bị tiêu diệt, trong khi số người bị bắt giữ lên tới 5.000 người.
Mỹ - Nhật phối hợp phát triển công nghệ chống tên lửa siêu vượt âm Hai đồng minh thân thiết đang phối hợp phát triển công nghệ phòng thủ tiên tiến chống lại các mối đe dọa siêu vượt âm. Tên lửa ý tưởng AGM-183A hoạt động ở tốc độ siêu vượt âm của Mỹ. Ảnh: National Defence Theo trang Japan Times, Mỹ và Nhật Bản sẽ tập hợp các nhà khoa học và kỹ sư để hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau 'cú phanh' thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc việc mở lại các cửa khẩu

EU cảnh báo đánh thuế dịch vụ số Mỹ nếu đàm phán thất bại

Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ

Đẩy nhanh tự chủ vũ khí, Ukraine sản xuất nhiều lựu pháo hơn cả châu Âu cộng lại

ByteDance 'bội thu' nhờ doanh thu bùng nổ của TikTok

Thuế quan của Mỹ: LHQ kêu gọi tránh 'nỗi đau thuế quan' cho các nước nghèo nhất

EU sẵn sàng dùng các biện pháp thương mại mạnh nhất với Mỹ

Nga tăng tốc giành lại toàn bộ Kursk, xóa sổ quân bài mặc cả của Ukraine

Trực thăng lao xuống sông ở New York, 6 người thiệt mạng

Mỹ đang xem xét đề xuất thỏa thuận thuế quan từ 15 nước

Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
Có thể bạn quan tâm

Nóng giận mất khôn, người phụ nữ vô tình rồ ga xe máy cực nguy hiểm
Tin nổi bật
16:40:51 11/04/2025
Sau 16h chiều mai 11/4/2025, 3 con giáp đại phú đại quý, may mắn giàu to, vận số lên hương
Trắc nghiệm
16:39:52 11/04/2025
Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh - lộ khoảnh khắc mẹ bỉm xuề xoà, khác hẳn lúc "lên đồ" xinh như gái Nhật
Sao thể thao
16:23:07 11/04/2025
19 người kết thân lập băng cướp gây chấn động miền Tây
Pháp luật
16:15:38 11/04/2025
Xôn xao phát ngôn bạn thân Tăng Thanh Hà nghi ủng hộ ViruSs, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
15:32:29 11/04/2025
Nam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh Trai
Nhạc việt
15:29:48 11/04/2025
Giới trẻ Trung Quốc thà ở khách sạn hơn đi thuê nhà
Netizen
15:07:30 11/04/2025
Nữ ca sĩ bị chồng ép bỏ nghề: Cuộc sống như cầm tù, không biết xã hội bên ngoài sống sao
Tv show
15:04:44 11/04/2025
Cha con hợp tác lừa đảo gần 100 nhà hàng để 'ăn chùa'
Lạ vui
14:59:39 11/04/2025
Kim Soo Hyun ê chề
Sao châu á
14:49:27 11/04/2025