Các dòng hải lưu biển sâu Nam Cực chảy chậm lại
Các dòng hải lưu sâu quanh khu vực Nam Cực đang chảy chậm lại sớm hơn dự kiến nhiều thập niên do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.
Đây là kết luận trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, được công bố ngày 26/5.
Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nam Cực của Australia (ACEAS) đã phát hiện các dòng hải lưu của đại dương phía Nam đang chảy chậm hơn 30% kể từ thập niên 1990. Các phát hiện này được công bố chỉ 2 tháng sau một nghiên cứu dự báo dòng hải lưu ở đây sẽ chảy chậm lại 40% vào năm 2050.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu mới cho thấy sự chảy chậm lại đang diễn ra, đồng thời cảnh báo về các tác động thảm khốc có thể xảy ra, gồm mực nước biển dâng, thay đổi các hình thái thời tiết và các hệ sinh thái mất đi những dưỡng chất quan trọng.
Dòng hải lưu sâu quanh khu vực Nam Cực bắt nguồn từ vùng biển lạnh ngoài khơi thềm lục địa Nam Cực và đóng một vai trò then chốt ảnh hưởng đến khí hậu bằng cách tác động đến mạng lưới các dòng chảy đại dương có chức năng bơm nhiệt, carbon, oxygen và các dưỡng chất xuống biển sâu trên toàn thế giới hiện nay.
Nhà khoa học Steve Rintoul từ CSIRO Environment cho biết: “Chúng ta quen với nhận định rằng lớp băng Nam Cực tan làm mực nước biển dâng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy những sông băng tan ở Nam Cực mở rộng đến lòng biển sâu, ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường hóa học đại dương cũng như mực nước biển”. Sự thay đổi này là kết quả của một loạt yếu tố gồm băng ở Nam Cực tan, nước ngoài khơi trở nên ngọt hơn và nhẹ hơn, trong khi lượng nước giàu oxygen vốn có thể chìm xuống biển sâu giảm, làm dòng hải lưu chảy chậm lại.
Kathy Gunn, tác giả chính của nghiên cứu từ ACEAS và CSIRO, cho biết quá trình ngọt hóa nước biển dự báo sẽ tăng nhanh do lớp băng Nam Cực chịu tác động của khí hậu ngày càng ấm lên. Bà nhấn mạnh: “Do đó, chúng tôi dự báo dòng hải lưu đại dương sâu và mức oxygen của nó tiếp tục giảm. Sự suy giảm này đang thay đổi đáng kể môi trường hóa học và cấu trúc của đại dương sâu”.
Ảnh vệ tinh tiết lộ Trung Quốc gia tăng hiện diện ở Nam Cực
Hình ảnh vệ tinh do trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ chụp được cho thấy Trung Quốc đã nối lại việc xây dựng trạm thứ 5 ở vùng Nam Cực lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Hình ảnh chụp từ trên không vào ngày 4/1/2019 cho thấy các phương tiện của đội nghiên cứu đến trạm Kunlun của Trung Quốc ở Nam Cực. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo hãng tin Reuters, Bắc Kinh đã tìm cách phát triển các tuyến đường vận chuyển mới ở Bắc Cực và mở rộng nghiên cứu ở Nam Cực. Tuy nhiên, các chính phủ phương Tây lo ngại sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở các vùng cực có thể giúp lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sở hữu khả năng giám sát tốt hơn.
Trạm mới được xây dựng trên đảo Inexpressible gần Biển Ross dự kiến bao gồm một đài quan sát với một trạm vệ tinh mặt đất, từ đó giúp Trung Quốc "lấp khoảng trống lớn" trong khả năng tiếp cận lục địa này.
Cụ thể, hình ảnh vệ tinh của CSIS được chụp vào tháng 1 xác định Trung Quốc đã nối lại việc xây dựng các cơ sở hỗ trợ mới, các tòa nhà tạm thời, bãi đáp trực thăng và móng tòa nhà chính với tổng diện tích rộng 5.000 mét vuông. Ước tính việc xây dựng có thể hoàn thành vào năm 2024.
CSIS nêu rõ: "Trạm mới này vừa có thể cung cấp khả năng theo dõi và liên lạc cho hệ thống vệ tinh khoa học quan sát vùng cực đang phát triển của Trung Quốc, đồng thời có thể được sử dụng để chặn liên lạc vệ tinh của các quốc gia khác".
Xét về mặt vị trí, trạm thứ 5 của Trung Quốc tại Nam Cực có vị trí thuận lợi cho việc thu thập tín hiệu tình báo về Australia và New Zealand cũng như dữ liệu đo từ xa các tên lửa được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Arnhem mới của Australia. Sau khi hoàn thành, trạm mới của Trung Quốc dự kiến bao gồm một cầu cảng cho các tàu phá băng Tuyết Long.
Trạm Nam Cực thứ 5 của Trung Quốc sẽ cách trạm quan sát lớn nhất của Mỹ tại khu vực này là McMurdo 320 km.
Theo Hiệp ước Nam Cực năm 1959 mà Trung Quốc là một bên tham gia, các hoạt động trên lục địa này bị hạn chế vì mục đích hòa bình". Quân nhân được phép tiến hành nghiên cứu khoa học, nhưng bị cấm thành lập căn cứ, tiến hành diễn tập hoặc thử nghiệm vũ khí.
Nhà khoa học khí hậu tiên phong Claude Lorius qua đời ở tuổi 91 Ông Claude Lorius, chuyên gia hàng đầu thế giới về sông băng, người có những phát hiện tại Nam Cực vào những năm 1980 giúp chứng minh con người liên quan tình trạng ấm lên toàn cầu, đã qua đời ở tuổi 91 tại vùng Burgundy (Pháp). Nhà khoa học Pháp Claude Lorius. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Nhà xuất bản Arhaud của Pháp,...