Các đối tác giảm và huỷ lượng lớn đơn hàng khiến May Việt Tiến quý 3 lãi 40 tỷ đồng giảm 65% so với cùng kỳ
Ngoài ra sức mua thị trường trong nước cũng giảm khiến doanh thu của May Việt Tiến trong quý 3 giảm 23% so với cùng kỳ 2019.
Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (UpCOM: VGG) đã công bố BCTC quý 3/2020 và luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020.
Theo đó riêng quý 3 doanh thu đạt 1.935 tỷ đồng giảm 23% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 92% trong doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp đạt 154,5 tỷ đồng giảm gần 43% so với quý 3/2019.
Trong kỳ chi phí tài chính giảm 66%, chi phí bán hàng giảm 33% tuy nhiên lãi từ hoạt động liên doanh liên kết giảm gần một nửa đạt 12,6 tỷ đồng nên kết quả May Việt Tiến lãi sau thuế gần 40 tỷ đồng giảm gần 65% so với quý 3/2019 tương đương EPS chỉ đạt 731 đồng.
Theo giải trình từ phía công ty do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Hàn Quốc, Mỹ và EU – đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty, các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm và huỷ số lượng lớn các đơn hàng, sức mua trong nước cũng giảm dẫn đến doanh thu quý 3 giảm so với cùng kỳ. Ngoài ra chi phí cho người lao động như lương tối thiểu, BHXH, KPCĐ…đều tăng làm ảnh hưởng lớn đến chi phí SXKD.
Video đang HOT
Trước đó trong 2 quý đầu năm VGG cũng gặp khó, thậm chí ngay quý 1 đã thua lỗ nên luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, May Việt Tiến đạt 5.170 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 19% so với cùng kỳ, LNST đạt hơn 71 tỷ đồng giảm 76% so với 9 tháng đầu năm 2020 trong đó LNST công ty mẹ đạt 68,2 tỷ đồng.
Năm 2020, VGG đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.300 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 30% và 70% kết quả đạt được năm 2019. Theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, VGG đã hoàn thành được 82% mục tiêu về doanh thu nhưng mới chỉ hoàn thành được 56,7% mục tiêu về lợi nhuận.
Tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID
Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 16.000 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc đối với người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm triển khai chương trình cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc.
Dự thảo Thông tư được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, dự thảo quy định tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng, lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn là 0%/năm.
Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội. Khoản vay không cần tài sản bảo đảm.
Trường hợp đến hết ngày 31/1/2021 Ngân hàng Chính sách xã hội không giải ngân hết tiền vay tái cấp vốn theo quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg thì chậm nhất ngày 10/2/2020, Ngân hàng Chính sách xã hội phải trả Ngân hàng Nhà nước số tiền vay không giải ngân hết.
Trường hợp phát sinh tiền trả nợ của người sử dụng lao động vay vốn theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, trong thời hạn 5 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo, Ngân hàng Chính sách xã hội phải sử dụng toàn bộ số tiền trả nợ từ người sử dụng lao động trong tháng để trả trước hạn nợ vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho vay người sử dụng lao động từ nguồn vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất, trừ trường hợp khoản vay của người sử dụng lao động đã được xóa theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
Gói vay 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc sau một thời gian triển khai vẫn chưa thể giải ngân do điều kiện vay quá khắt khe. Nghị quyết số 154 và Quyết định số 32 vừa được Thủ tướng ban hành đã nới lỏng hơn các điều kiện vay.
Theo đó, điều kiện vay vốn là người sử dụng lao động có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12; có doanh thu quý 1/2020 giảm 20% trở lên so với quý 4/2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/ 2019.
Doanh nghiệp được vay tối đa không quá 3 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12. Mức cho vay tối đa một tháng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn.
Lãi suất cho vay là 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Thời hạn cho vay do ngân hàng chính sách nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên./.
Điều kiện vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng được nới lỏng thế nào? Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản nghiệp vụ cho vay với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động theo hướng nới lỏng hơn. Gói tín dụng nói trên chính là gói 16.000 tỷ đồng được đề xuất cho vay với lãi suất 0% để trả lương người lao động phải ngừng...