Các đôi hạnh phúc thường ít chia sẻ ảnh trên mạng xã hội
Họ không có nhu cầu phải chia sẻ tình cảm hay chứng minh tình yêu của mình với người khác.
Những cặp đôi hạnh phúc họ không phải chứng minh tình cảm với ai – Ảnh: Internet
Nhiều đôi có sở thích chia sẻ người yêu, những hình ảnh, khoảnh khắc ngọt ngào trên mạng xã hội. Họ cảm thấy vui khi nhận được những lời khen, chúc tụng từ mọi người. Tuy nhiên, theo tờ Bustle, những đôi hạnh phúc lại ít chia sẻ hơn. Dưới đây là những lý do:
Họ không phải chứng minh tình cảm với ai
Khi hạnh phúc, họ không có nhu cầu giải thích hay chứng minh với bất cứ ai. Họ tìm kiếm những cảm giác vui vẻ, thoải mái ở những nơi khác, không phải trên mạng xã hội. Họ yêu nhau, bên nhau vì thực sự muốn ở gần nhau, không phải vì lý do nào khác.
Ảnh minh họa
Mạng xã hội là nguyên nhân gây tan vỡ
Video đang HOT
Sau khi khảo sát hơn 100 cặp đôi, các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern đã phát hiện ra những người thường xuyên đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội về nửa kia của họ cho thấy họ đang cảm thấy mối quan hệ của họ có nguy cơ tan vỡ cao.
Không muốn phân tâm
Họ ít post ảnh trên mạng xã hội, ít viết những dòng chia sẻ, hay thậm chí chưa bao giờ làm những việc đó… Điều này cũng không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ. Họ nghĩ rằng nếu bản thân đang hạnh phúc, tại sao phải phân tâm vào những chuyện khác.
Không cần tìm kiếm thêm cảm xúc từ bên ngoài
Mối quan hệ yêu đương được xác nhận bởi chính tình cảm của hai người. Vì thế, họ không muốn tìm kiếm thêm những cảm xúc khác. Thay vì viết những dòng status về mối quan hệ của mình, họ thấy vui khi được ở bên nhau hơn.
Theo Motthegioi
Thủ tướng dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ VN
Sáng nay (9.5), tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" và khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn.
Với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường", với khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam", các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ phải dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Phan Tâm - Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn nhận định, Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là sự kiện hàng đầu đối với cộng đồng ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đây là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. (Ảnh: Quỳnh Trang - Zing).
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, cơ hội hóa rồng cho Việt Nam đang đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số ICT, lĩnh vực mà người Việt Nam có nhiều tiềm năng.
Tương lai và triển vọng kinh tế của mỗi quốc gia không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nên một quốc gia đang phát triển, với ít hành trang của quá khứ, hoàn toàn có thể đi nhanh hơn và đuổi kịp các nước phát triển.
Dự kiến, Diễn đàn sẽ thu hút khoảng 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
"Vì vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ, xây dựng cộng đồng 100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ là một trong các giải pháp đột phá để kinh tế Việt Nam bứt phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045", Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ TTTT, trong khu vực, các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc ... đã trở thành những con rồng châu Á, những cường quốc thế giới chỉ trong khoảng vài thập kỷ dựa vào phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm gần đây.
Các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ như Toshiba, Samsung, LG, Sony, Foxconn... đã đi đầu trong phát triển nhiều công nghệ mới của thế giới và qua đó tạo dựng sức mạnh kinh tế của các quốc gia này.
Do vậy, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt tạo ra giá trị gia tăng Việt Nam trên cơ sở huy động mọi tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của con người Việt Nam được kỳ vọng tạo ra động lực tăng trưởng mới, nhanh và bền vững. Trong "sân chơi" này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ ở thế chủ động, từ thiết kế đến sản xuất những sản phẩm "Make in Vietnam".
Lý giải về sự chuyển đổi từ "Made in Vietnam" thành "Make in Vietnam", bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TTTT) cho biết, khẩu hiệu "Make in Vietnam" là câu tiếng Anh có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông tốt.
"Đặc biệt, thay vì sự bị động trong "Made in Vietnam", "Make in Vietnam" thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong sản xuất, thiết kế sản phẩm công nghệ, thể hiện khao khát của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ", bà Tô Thị Thu Hương nói.
Về việc tổ chức diễn đàn, ô Hùng Trần - Giám đốc công nghệ của Got It cho biết, nếu phát triển kinh tế là các công ty công nghệ thành công sẽ mang lại giá trị nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn, so với công ty truyền thống và đây là cách nhanh nhất để có nền kinh tế mạnh, mặc dù việc này sẽ vô cùng khó chứ không dễ như nói.
Đại diện doanh nghiệp cũng cho rằng, đối với doanh nghiệp công nghệ, đội ngũ kỹ sư giỏi giữ vai trò nòng cốt để quyết định thành công. Tại Việt Nam, nhân sự công nghệ thông tin rất nhiều nhưng để làm ra sản phẩm thì không dễ. Đa số kỹ sư Việt Nam còn thiếu kỹ năng mềm, Tiếng Anh... Tuy vậy, "các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không nên tự bó hẹp mình vào một thị trường nhỏ"- ông Hùng Trần nói.
Theo số liệu của Bộ TTTT, năm 2018, Việt Nam có hơn 50.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nếu không tính các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, số lượng doanh nghiệp ICT là trên 30.000 doanh nghiệp. Doanh thu ngành ICT năm 2018 đạt 98,9 tỷ USD, tăng trưởng 8% so với trước đó. Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và đưa quốc gia nhanh chóng phát triển.
Diễn đàn diễn ra với 4 phiên thảo luận, diễn đàn dự kiến sẽ ghi nhận nhiều ý tưởng, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Các chủ đề thảo luận bao gồm: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải quyết bài toán Việt Nam; Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; Chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam; Giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ.
Bên lề Diễn đàn có triển lãm trưng bày một số sản phẩm, giải pháp công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn, tiềm năng lớn, hiệu quả kinh tế xã hội mang lại cao do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sản xuất và cung cấp.
Khu trưng bày được thiết kế và chia theo 5 khu vực: Công nghiệp 4.0; Kinh tế, tài chính, thương mại điện tử; Giao thông, xây dựng và tài nguyên, môi trường; Y tế, du lịch; Nông nghiệp và Chuyển đổi số.
Theo Danviet
Trẻ biếng ăn, kén ăn sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ chỉ với 6 mẹo được chuyên gia khuyến nghị sau đây Thay vì cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi để bé ăn được nhiều hơn, đây những cách làm khoa học hơn để khắc phục chứng biếng, kén ăn ở trẻ mà mẹ nên áp dụng. 1. Không nên để trẻ bị sao nhãng trong giờ ăn Ảnh minh họa Trẻ rất dễ cáu bẳn và khó chịu trong giờ ăn nên...