Các doanh nghiệp tập trung trả nợ, tín dụng tháng 4 quay đầu tăng trưởng âm
Tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, du lịch và cả tín dụng tiêu dùng đều giảm.
Chia sẻ tại Hội nghị Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn – Thời kỳ hậu Covid-19 cuối tuần qua, ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ mức 1,3% đã giảm về mức 0,8% hiện nay. Tổng dư nợ tín dụng hiện ở mức hơn 8 triệu tỷ đồng.
Trước đó, báo cáo lên Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 10/3, Thống đốc NHNN cho biết tín dụng 3 tháng đầu năm, tín dụng tăng 1,3%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4, tín dụng sụt giảm 0,5%
“Lực hấp thụ vốn đối với nền kinh tế có chiều hướng giảm xuống. Các doanh nghiệp tập trung vào thu hồi vốn, xuất hàng, trả nợ, có nhu cầu mới vay tiếp”, lãnh đạo Vụ Tín dụng cho biết.
Về dư nợ vay mới, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 0,3%, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng khoảng 1%. Các lĩnh vực về thương mại – dịch vụ – du lịch và các ngành hàng khác đều giảm, bao gồm cả cho vay tiêu dùng. Cho vay ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm hơn 1%.
Liên quan đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết hiện đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng được khoảng 29.800 tỷ đồng; hệ thống ngân hàng đã miễn giảm lãi với dư nợ 160.000 tỷ đồng, số tiền miễn giảm lãi thực chất khoảng 360 tỷ; cho vay mới 180.000 tỷ đồng.
P.V
Yêu cầu các ngân hàng lập đường dây nóng xử lý khó khăn, vướng mắc
Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc thiết lập đường dây nóng để xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Để chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần giúp doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất - kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
Thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, các Hiệp hội trên địa bàn liên quan đến Thông tư 01. Thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp, người dân biết.
Thành lập bộ phận thường trực tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân qua đường dây nóng. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh trực tiếp chỉ đạo xử lý cụ thể và chịu trách nhiệm nếu không giải quyết thỏa đáng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị, đề xuất liên quan đến Thông tư 01 trên địa bàn. Đối với các phản ánh, kiến nghị, đề xuất vượt thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh chủ động liên hệ ngay với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để phối hợp xử lý.
Thống đốc cũng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai quyết liệt Thông tư 01 và hướng dẫn của Hội sở chính; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân dẫn đến các thắc mắc, khiếu kiện.
Thống đốc yêu cầu lập đường dây nóng xử lý vướng mắc cho khách hàng Thống đốc yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp. Ảnh minh họa. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các...