Các doanh nghiệp phương Tây mất trên 100 tỷ USD vì rời Nga
Sau khi bùng phát xung đột Nga – Ukraine, các công ty phương Tây bán mảng kinh doanh tại Nga đã mất 103 tỷ USD.
Đây là thông tin được tờ New York Times (Mỹ) đưa hôm 17/12, trích dẫn dữ liệu từ các báo cáo tài chính.
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Các công ty rời khỏi thị trường Nga còn phải nộp 1,25 tỷ USD tiền thuế rời thị trường cho chính phủ Nga.
Tính đến tháng 3/2022, các doanh nghiệp phương Tây muốn bán tài sản ở Nga đều phải trải qua giai đoạn được một ủy ban chính phủ Nga phê duyệt. Trích dẫn biên bản một cuộc họp, New York Times cho rằng ủy ban này đã từ chối việc bán các nhà máy thuộc sở hữu của Honeywell, một công ty điện tử của Mỹ. Ủy ban này chỉ chấp thuận nếu Honeywell đồng ý bán với giá chiết khấu 50%. Kể từ đầu năm nay, các công ty bị ràng buộc về mặt pháp lý phải bán tài sản của mình với mức giảm 50% này.
Tờ New York Times nhận xét: “Nói chung, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát một trong những vụ chuyển giao tài sản lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô tan rã. Một lượng lớn các ngành như thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp và nhiều ngành khác… hiện nằm trong tay các công ty Nga ngày càng chiếm ưu thế”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov nói với tờ báo: “Những người ra đi đang mất đi vị trí của mình. Và tất nhiên, tài sản của họ đang được mua với giá chiết khấu cao, được các công ty của chúng tôi tiếp quản”.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các thương hiệu trên toàn cầu đang chịu tổn thất nặng nề sau khi đồng loạt rút khỏi thị trường Nga. Ông nhấn mạnh việc rời khỏi thị trường Nga do áp lực từ chính phủ, đồng nghĩa với việc đánh mất thị trường này, nên họ chịu tổn thất lớn.
Nguồn cung khí đốt của tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu giảm mạnh
Báo cáo của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho thấy nguồn cung khí đốt của Nga cho các thị trường trong và ngoài nước đã giảm 26,5% trong nửa đầu năm 2023, xuống còn 166 tỷ m3 so với 225,7 tỷ m3 một năm trước đó.
Sản lượng khai thác trong giai đoạn này cũng giảm mạnh tương đương 24,7%, xuống còn 179,5 tỷ m3, trong khi sản lượng condensate dầu và khí đốt tăng 8,8%, lên 36,31 triệu tấn.
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN
Gazprom giải thích tình hình này là do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, kinh tế và chính trị. Điều kiện thời tiết liên quan đến việc giảm nguồn cung ở thị trường Nga, nơi bị ảnh hưởng bởi mùa đông ôn hòa hơn năm 2022. Xuất khẩu giảm chủ yếu do mất một phần đáng kể thị trường châu Âu. Châu Âu bắt đầu tiêu thụ ít khí đốt của Nga hơn do nền kinh tế chậm lại, trữ lượng nhiên liệu lớn và mối quan hệ với Moskva xấu đi. Gazprom cũng nhấn mạnh rằng việc cung cấp khí đốt qua đường ống cho Trung Quốc thường xuyên được thực hiện vượt quá nghĩa vụ hợp đồng.
Trước đó trong ngày 28/9, tin biết rằng sau khi hoàn thành công tác tu sửa trên tuyến đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia tới Trung Quốc, việc bơm khí qua tuyến đường ống này đã được nối lại.
Nhật Bản: Mở rộng danh sách các mặt hàng cấm xuất khẩu sang Nga Danh sách mở rộng các mặt hàng Nhật Bản bị cấm xuất khẩu sang Nga, với khoảng 750 mặt hàng mới, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9/8. Cảng hàng hóa Nagoya ở Tobishima, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN Kể từ tháng 4 năm ngoái, Nhật Bản đã cấm xuất khẩu sang Nga các loại ô tô cao...