Các doanh nghiệp phía Nam chật vật xoay xở thưởng Tết cho công nhân
So với năm ngoái, năm nay nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, các DN đang chật vậy xoay xở lo thưởng Tết cho người lao động. Đa số DN cho biết, sẽ thưởng Tết cho người lao động tối thiểu 1 tháng lương cơ bản, vừa là để giữ chân người lao động vừa là tri ân người lao động sau 1 năm “đồng cam cộng khổ” với DN.
Từ ngày 1/12, gần 1.200 công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng, quận Bình Tân bị mất việc nhưng vẫn được DN chăm lo thưởng Tết.
Thưởng Tết bằng 1 tháng lương
Những tháng cuối năm, DN các ngành hàng dệt may, da giày, đồ gỗ… bị ảnh hưởng nặng khi sức mua trên thị trường xuất khẩu giảm đáng kể. Vì vậy, dự kiến thưởng Tết năm nay cũng giảm và đa số dừng lại ở mức một tháng lương cơ bản.
Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết: “Các năm trước, thưởng Tết còn có khoản thưởng lao động xuất sắc. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi cắt giảm nhưng vẫn chi thêm tiền thưởng từ công đoàn hoặc đối với cán bộ quản lý thì thêm mỗi người 1 triệu đồng. Như vậy, thay vì thưởng khoảng hai mươi mấy triệu như mọi năm, năm nay trung bình mỗi công nhân nhận được dưới 10 triệu đồng”.
Cũng theo ông Phạm Văn Việt, mặc dù khá khó khăn trong hoạt động sản xuất nhưng Việt Thắng Jean cũng cố gắng xoay xở tổ chức thêm chuyến xe mùa xuân để đưa công nhân về quê đón Tết. Tuy nhiên, năm nay chỉ có khoảng 10% công nhân đăng ký, những năm trước đó có đến 30 – 35% người đăng ký về quê. Nguyên nhân do khó khăn chung, người lao động đa phần ở lại đón Tết phương Nam, tiền thưởng Tết dành dụm họ chuyển về quê cho người thân đón Tết đầy đủ hơn.
Tương tự, Công ty TNHH May mặc Dony ở quận Tân Bình cũng đặt mục tiêu cố gắng có thưởng Tết bằng 1 tháng lương cho công nhân do thời gian qua, doanh nghiệp hoạt động gần như không có lợi nhuận nhằm đảm bảo thu nhập cho công nhân.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết: “Công nhân nào cũng mong được thưởng nhiều nhưng khả năng tài chính của doanh nghiệp có hạn, còn phải đảm bảo tài chính để năm sau hoạt động tiếp. Hơn nữa, vấn đề công nợ cũng quyết định một phần vào khoản thưởng Tết. Vì vậy, đơn vị có phương án thưởng Tết một tháng hoặc nửa tháng lương, tùy thuộc vào tài chính trong thời điểm trả thưởng.
“Chúng tôi biết, sau một thời gian người lao động làm việc, cuối năm đa phần ai cũng mong ngóng khoản thưởng Tết. Do đó, đây là khoản thưởng chia sẻ bớt khó khăn với công nhân, đồng thời là nguồn động viên tinh thần làm việc trong thời gian tới”, ông Phạm Quang Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Các công nhân may mặc, da giày sẽ được doanh nghiệp thưởng Tết bằng lương tháng thứ 13.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, tình hình thưởng Tết năm nay chắc chắn không như những năm trước. Nguyên nhân, nhiều DN rơi vào tình trạng khan hiếm đơn hàng, phải cho công nhân làm việc cầm chừng. Một số DN trên địa bàn Bình Dương dù chưa báo cáo mức thưởng Tết với ngành chức năng, song đã có kế hoạch chăm lo cho người lao động ít nhất là 1 tháng lương cơ bản. Ví dụ như công ty TNHH Giày Thông Dụng (TP Thuận An) mới đây thông báo sẽ thưởng Tết bằng 1 tháng lương cơ bản cho toàn bộ 8.000 lao động; còn những người mới vào làm dưới 1 năm thì được thưởng theo thời gian làm việc. Ngoài ra, công nhân sẽ được chăm lo bằng các bữa tiệc tất niên bốc thăm trúng thưởng, tặng quà Tết…
So với ngành da giày, ngành chế biến thực phẩm có mức thưởng Tết cao hơn. Theo Sài Gòn Food, quý 4/2022, hàng loạt các doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt đơn hàng, giảm lao động, khó khăn trong việc tiếp cận vốn… tuy nhiên Sài Gòn Food vẫn đảm bảo công việc cũng như các chính sách, hoạt động chăm lo cho người lao động. Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ người lao động trong năm 2022, Công ty Sài Gòn Food dành ngân sách gần 40 tỷ đồng để thực hiện các chính sách chăm lo cho người lao động dịp Tết Quý Mão 2023.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP In số 7 cho biết, năm 2022, công ty gặp nhiều khó khăn do đơn hàng sụt giảm, việc xuất khẩu, nhập nguyên liệu không thuận lợi, dịch COVID-19 vẫn còn… Tuy nhiên, tập thể công ty đã đồng cam cộng khổ, nỗ lực làm việc giúp DN hoàn thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh. Để tri ân người lao động, ngoài lương tháng 13 (tương đương 3 tháng lương thực lĩnh), công ty còn thưởng Tết âm lịch 7 triệu đồng/người; Tết dương lịch 2 triệu đồng/người; thưởng A, B, C bình quân 3 triệu đồng/người, lì xì đầu năm 1 triệu đồng/người.
Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hồ Chí Minh, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố từ nay cho đến hết quý I/2023 còn nhiều phức tạp. Hiện TP Hồ Chí Minh có 155 doanh nghiệp giảm đơn hàng, 50.157 người lao động ảnh hưởng, thu nhập của người lao động bị giảm sâu. Vì vậy, dự báo tết năm nay, có những DN sẽ không có tiền thưởng tết hay lương tháng 13… cho người lao động.
Trước thực tế trên, ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cho rằng, cách thức chăm lo Tết năm nay sẽ không đơn thuần là hỗ trợ có tính chất thời điểm mà cần có một số giải pháp mang tính đồng bộ, có sự phối hợp liên ngành. Theo đó, có thể hỗ trợ tín dụng ngắn hạn cho người lao động, tăng cường thêm hoạt động kết nối việc làm hay tiến hành đào tạo lại cho người lao động trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, các cấp quản lý cũng phải tính toán, cân nhắc về một chính sách dự phòng bên cạnh chế độ phúc lợi mà đang có.
Ông Trần Phước Hùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Thủ Đức cũng cho biết, ngoài thưởng Tết, các đơn vị còn tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động như: chương trình văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng; thăm hỏi và tặng quà các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn… để động viên, tri ân người lao động sau 1 năm gắn bó với DN.
Từ buổi chia tay trên vỉa hè của một nhóm công nhân trẻ
Buổi gặp mặt chia tay của các công nhân mất việc thuộc Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP.HCM) ngay trên vỉa hè gần công ty lúc nhá nhem tối với số tiền gom vội trong buổi tan ca khiến không ít người xót xa.
Các công nhân mất việc chia tay trên vỉa hè ngày 30-11 - Ảnh: VŨ THỦY
Họ là những công nhân may đã làm cùng nhau 8 năm, 10 năm, 18 năm... nay phải nghỉ việc một lượt do công ty thiếu đơn hàng, buộc phải chấm dứt hợp đồng với hơn 1.000 lao động.
Bao lo toan còn ở phía trước. Người thì đã 44 - 45 tuổi, không biết sẽ tìm việc được nữa không, người thì cùng lúc cha đổ bệnh chưa biết có qua khỏi, người thì chồng vừa nghỉ làm để điều trị... Nhưng mỗi người mỗi ngả, người Long An, người Sóc Trăng, người Bạc Liêu... rồi sẽ tản mát khắp nơi, ngày cuối cùng còn gặp nhau nên ráng nán lại.
Nhắc đến Tết, người công nhân mất việc chỉ cười buồn: "Tết nay chắc khó".
Trong những tháng qua, hàng loạt doanh nghiệp "đói" đơn hàng do ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhiều nơi doanh nghiệp cố gắng xoay xở từ giãn ca, cho nghỉ luân phiên... để chờ đơn hàng dồi dào trở lại.
Nhưng mọi thứ đều rất khó đoán. Ngay đầu năm doanh nghiệp còn hối hả lo tìm sẵn nơi ở để người lao động đến xin việc có nơi ở ngay vì lo thiếu lao động, không tuyển đủ cho đơn hàng sắp tới. Cuối năm cũng chính doanh nghiệp đó gửi kế hoạch đến cơ quan quản lý lao động cắt giảm 1.400 lao động.
Vị lãnh đạo Hội Da giày TP.HCM xác nhận nhiều doanh nghiệp đang chịu áp lực lớn vì đơn hàng giảm mạnh do người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhiều đối tác ngưng nhập khẩu vì lượng hàng tồn kho đang nhiều, một số cam kết sẽ nhập thêm nhưng chỉ khi nào hàng tồn được bán hết.
Vậy nên dù cố gắng xoay trở, từ cho nghỉ luân phiên đến cắt giảm lương..., nhiều doanh nghiệp vẫn phải ngậm ngùi cho người lao động nghỉ việc.
Các chị công nhân ăn liên hoan ở vỉa hè Công ty Tỷ Hùng cũng không trách móc. Họ kể rằng trong buổi họp mặt cuối cùng với hơn 1.000 công nhân trong ngày làm việc cuối cùng, ông giám đốc cũng rơm rớm nước mắt.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm đến ngày 28-11-2022, hơn 472.000 lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp suy giảm việc làm, mất việc. Trong đó hơn 41.500 lao động mất việc và 430.600 người bị giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng.
Trước khó khăn đó của người lao động, các tổ chức của người lao động cũng nỗ lực tìm cách để vận động tìm việc làm, kết nối việc làm mới cho họ.
Nhưng trong bối cảnh tình trạng thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất diễn ra trong nhiều ngành hàng, không phải là tình trạng cục bộ của một địa phương, một doanh nghiệp thì mọi thứ không dễ dàng.
Trước mắt, Nhà nước cần có một chính sách cụ thể để hỗ trợ người lao động mất việc làm, giảm thu nhập sâu... từ nhiều nguồn khác nhau như đã làm trong và sau đại dịch COVID-19.
Những ngày cuối năm, khi nhiều công ty bắt đầu công bố lương thưởng Tết thì người lao động rơi vào cảnh mất việc, giảm thu nhập sẽ chạnh lòng biết mấy.
Trò chuyện với nhiều anh chị công nhân, thật không khỏi xót xa khi nhiều người nói chắc Tết này không thể về quê vì cuộc sống những ngày thất nghiệp sắp tới còn chưa biết xoay xở ra sao.
Tại TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thông báo kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động sớm hơn so với mọi năm.
Liên đoàn sẽ cùng với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình mua hàng ưu đãi; tặng quà, vé xe, vé tàu cho người lao động; tổ chức Tết cho người lao động xa quê ở lại TP...
Nhưng với hàng trăm ngàn người lao động bị ảnh hưởng, chỉ mình công đoàn cũng không thể chăm lo xuể.
Chúng ta đã vượt qua một đại dịch khó lường bằng sự chung sức, chung lòng và lần này người lao động cũng cần lắm sự quan tâm, sẻ chia, đặc biệt khi năm hết Tết đang đến gần.
TP Hồ Chí Minh dành 140 tỷ đồng chăm lo Tết cho công nhân, người lao động Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hồ Chí Minh, dịp Tết Quý Mão 2023, Thành phố dự kiến sẽ chi khoảng 140 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn. Đại diện LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về chăm lo Tết cho công...