Các doanh nghiệp ngành sản xuất công nghiệp nỗ lực mở rộng sản xuất
Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp ( IIP) tháng 7/2022 tiếp tục phục hồi, ước tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước do các doanh nghiệp nỗ lực mở rộng sản xuất bù lại khoảng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%; riêng ngành khai khoáng giảm 1,5%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước .
Theo đó, chỉ số sản xuất 7 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: sản xuất trang phục tăng 23,1%; sản xuất thiết bị điện tăng 21%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 20,1%; sản xuất đồ uống tăng 19,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,3%…
Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 8,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 3,5%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 2,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 1,4%…
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, 7 tháng năm 2022, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hoặc giảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVOD-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2022 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 11,3% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và giảm 5,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 6,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 14,1%.
Video đang HOT
Để ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao.
Đồng thời, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản; chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trần Quốc Phương chỉ đạo các địa phương cần hỗ trợ tích cực cho phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, tiết giảm chi phí, bảo đảm nhu cầu huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, các cân đối lớn.
Bắc Giang: Lên kịch bản xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc gặp khó, sẽ chuyển hướng sang Mỹ
Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 23,63%.
Nhờ sự bứt phá từ sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,92%.
Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ chủ yếu tháng 4 và quý II năm 2022. Tại hội nghị, ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn (phải) chủ trì hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ chủ yếu tháng 4 và quý II năm 2022. Ảnh: Khương Lực.
Công nghiệp bứt phá mạnh, tăng hơn 28%
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, trong quý I/2022, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội. Kinh tế duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 13,92%. Các ngành sản xuất đều có tăng trưởng, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,32%, dịch vụ tăng 1,92%, thuế sản phẩm tăng 2,17%.
Sản suất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 23,63% so với cùng kỳ, tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng chung của tỉnh Bắc Giang. Giá trị sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm đạt 107.907 tỷ đồng, tăng 28,2%.
Khu công nghiệp (KCN) trên dịa bàn tỉnh nhanh chóng được mở rộng, các KCN đã được phê duyệt chủ trương đầu tư đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 28 KCN, trong đó có 8 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và 21 KCN đang gấp rút triển khai nhằm đẩy mạnh các thủ tục đầu tư, hỗ trợ, lựa chọn các nhà đầu tư.
Đáng chú ý, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai, thực hiện các dự án liên quan đến đô thị, dịch vụ lớn trên địa bàn tỉnh.
"Hiện nay, các nhà đầu tư lớn, tên tuổi ở Việt Nam đã và đang khảo sát, tìm hiểu các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực đô thị, dịch vụ, du lịch" - ông Phan Thế Tuấn nói và cho biết từ môi trường, hình ảnh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nên giá đất đai tăng cao, tạo ra nguồn thu khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng xảy ra hiện tượng sốt đất ảo, bỏ cọc sau đấu thầu - khoảng 1.400 lô đất hủy bỏ. Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát tổng thể quy trình, thủ tục đấu giá, chuyển nhượng tài sản, công tác giám sát đấu giá cũng như khắc phục tình trạng sốt đất ảo.
Trong 3 tháng đầu năm, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đều có tăng trưởng khá, trong đó ngành thủy sản tăng 2,97%, lâm nghiệp tăng 3,88%, nông nghiệp tăng 0,97%. Ngành dịch vụ dù còn nhiều khó khăn, nhưng đang từng bước phục hồi.
Nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều
Một trong những tác động lớn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp Bắc Giang trong những tháng đầu năm 2022 là giá vật tư nông nghiệp tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vải thiều được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức.
Niên vụ vải thiều năm 2022, Bắc Giang có kế hoạch sản xuất với diện tích ổn định 28.300ha với sản lượng dự kiến đạt 160.000 tấn
Ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, sản lượng vải thiều dự kiến đạt hơn 160.000 tấn, dự kiến thu hoạch từ ngày 15/5 đến 30/7/2022. Để tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Sở Công Thương đã tham mưu với UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để xúc tiến, tiêu thụ vải thiều, đặc biệt là chuẩn bị đưa vải thiều sang thị tường Mỹ.
"Dự kiến ngày 18/5 sẽ xuất hành chuyến xe xuất khẩu vải thiều sớm Tân Yên đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ, sau đó sẽ mở rộng đến thị trường Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Dubai..." - ông Toản nói. Đối với thị trường Trung Quốc, cùng với việc nắm bắt thông tin thường xuyên tại các cửa khẩu, cùng với việc đổi contenner chở vải thiều nhằm tránh tiếp xúc giữa các lái xe, tỉnh Bắc Giang còn lên phương án vận chuyển vải sang Trung Quốc bằng được sắt.
Liên quan tới vấn đề tiêu thụ vải thiều, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn khẳng định, thành công trong tiêu thụ vải thiều năm 2021 có vai trò to lớn của cơ quan truyền thông. Năm nay, tỉnh đã xây dựng kịch bản cho tiêu thụ vải thiều, mục tiêu chính là tiêu thụ thị trường trong nước và một phần xuất khẩu.
Theo ông Tuấn, hiện nay thị trường tiêu thụ vải thiều trong nước chiếm khoảng 50%, thị trường Trung Quốc từ 35-40%, còn lại là các thị trường khác từ 15-20%. Trường hợp tiêu thụ vải sang Trung Quốc không được thuận lợi, tỉnh Bắc Giang sẽ tính tới phương án tăng cường sấy vải khô nhằm đảm bảo tiêu thụ và mang lại lợi nhuận cho người dân trồng vải.
Chính vì thế, ông Tuấn đề nghị cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành ủng hộ, truyền thông mạnh mẽ nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm. Đề nghị các ngành, địa phương chủ động phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin để cơ quan báo chí kịp thời tuyên truyền, bảo đảm tính thời sự, khách quan, minh bạch, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của tỉnh Bắc Giang đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Nới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh' Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước. Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng...