Các doanh nghiệp dược báo lãi tăng quý I, khó khăn về nguyên liệu do phần lớn nhập từ Trung Quốc
Phần lớn các doanh nghiệp ngành dược như Dược Hậu Giang, Imexpharm, OPC… đều báo lãi tăng trong quý I.
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến nguồn nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp dược, mà chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ FiinPro, hầu hết các doanh nghiệp ngành dược đều báo lãi tăng trong quý I năm nay. Trong đó, doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất ngành dược là Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) với 177 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng hợp kết quả kinh doanh một số doanh nghiệp ngành dược. Nguồn: FiinPro
Công ty cho biết nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng giúp doanh thu tăng 12%, lên 858,5 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức hệ thống phân phối và kết nối khách hàng tốt, tập trung bán các sản phẩm chủ lực, triển khai dự án tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất giúp tiết giảm chi phí.
Dược Hậu Giang đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần hợp nhất 3.866 tỷ và lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng; gần như đi ngang so với năm 2019. Với kết quả trên, công ty hoàn thành 27% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lợi nhuận sau thuế của DHG qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC DHG
Công ty Pymepharco (HoSE: PME) đứng thứ 2 về lợi nhuận quý đầu năm. Pymepharco ghi nhận 75 tỷ đồng, tăng 8% – mức tăng khiêm tốn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Pymepharco được biết đến với việc sở hữu nhà máy Stada Việt Nam (là nhà máy Non-betalactam mới) – một trong những nhà máy hiện đại nhất của Việt Nam và thế giới, đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà máy có công suất 1,2 tỷ viên/năm/1 ca sản xuất, với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng trên diện tích 30.000 m2 tại Phú Yên đã được bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GMP-WHO.
Công ty Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) cho biết doanh thu quý I đạt 304 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế là 41 tỷ đồng, tăng 13%. Imexpharm cho biết doanh nghiệp đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiếp tục mở rộng thị trường và kết thúc các chương trình bán hàng, nhờ đó, thúc đẩy lợi nhuận tăng.
Imexpharm kỳ vọng hoạt động kinh doanh sắp tới tăng trưởng mạnh nhờ kênh ETC (kênh bệnh viện). Cụ thể, doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 1.750 tỷ, tăng 23,3% cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế là 260 tỷ đồng, tăng 17%. Như vậy, doanh nghiệp ngành dược đã hoàn thành 17% kế hoạch doanh thu và 20% kế hoạch lợi nhuận.
Giai đoạn 2020-2022, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng kép hàng năm doanh thu là 24% và lợi nhuận trước thuế 18%. Đáng chú ý, doanh thu từ ETC dự kiến sẽ tăng nhanh chóng và đến năm 2022 chiếm 68% tổng doanh thu, tăng từ mức 19% năm 2018. Theo SSI Research, tham vọng này có thể đạt được khi hệ thống nhà máy gồm IMP 2, IMP 4, cụm nhà máy IMP 3 và Đồng Tháp đồng thời có doanh thu vào năm 2021.
Video đang HOT
Lợi nhuận sau thuế của IMP qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC IMP.
Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng chung của toàn ngành dược, 3 doanh nghiệp là Dược phẩm Domesco (HoSE: DMC), Dược phẩm Agimexpharm (UPCoM: AGP) và Dược phẩm Trung Ương 2 (UPCoM: DP2) báo lãi giảm trong quý I. Trong đó, cái tên đáng chú ý nhất là Dược phẩm Domesco. Doanh nghiệp công bố doanh thu giảm 6% còn 290 tỷ đồng do ảnh hưởng của Covid-19 lên doanh số bán hàng. Cộng thêm các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên, công ty báo lãi gần 43 tỷ đồng, giảm 15%.
Domesco cho biết chi phí tăng do đảm bảo thu nhập cho người lao động và tăng chi phí trang bị phòng chống dịch, chi phí khác để đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc trên toàn hệ thống công ty.
Lợi nhuận sau thuế của DMC qua các quý. Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: BCTC DMC.
Ngành dược đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19
Ngành dược được dự báo tăng trưởng nhờ đặc điểm dân số Việt Nam già hóa, xu hướng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe… Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 gây tác động đến nguồn nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Từ đó, các doanh nghiệp dược có thể phải chuyển qua nhập khẩu từ các khu vực khác với giá thành cao hơn.
Trong báo cáo thường niên năm 2019, ban lãnh đạo Công ty Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar – HoSE: DBD) cho biết nguyên liệu chính cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu (chiếm hơn 80%). Trung Quốc là nhà cung cấp các nguyên vật liệu lớn nhất thế giới trong khi hàng loạt nhà máy không thể hoạt động do dịch bệnh Covid-19 khiến cho tình trạng chậm trễ hoặc không giao hàng, nguyên liệu tăng giá. Đa số các nhà sản xuất đều tạm ngừng báo giá, các hợp đồng đã ký kết trước đó thì lùi lịch giao hàng hoặc chưa có lịch giao hàng vì thiếu hụt nguồn cung.
Thêm vào đó, thời gian vận chuyển hàng hóa bị kéo dài do khoảng 80% thương mại hàng hóa toàn cầu thực hiện qua đường biển. Trung Quốc là nơi có 7 trên 10 cảng với lưu lượng tàu ra vào lớn nhất thế giới. Để hạn chế lây lan của dịch bệnh Covid 19, Trung Quốc đã ra quyết định phong tỏa, cách ly một số thành phố đồng nghĩa với việc tàu biển không thể cập cảng. Do đó, quá trình bốc dỡ và xếp hàng hóa diễn ra với tiến độ chậm cùng với số lượng lớn tàu vận chuyển và container kẹt ở các cảng Trung Quốc. Xu hướng giá cả thị trường cũng khó dự đoán do ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Một số nguyên liệu mua từ châu Âu, nhà sản xuất không hỗ trợ được hồ sơ, giấy tờ nhập khẩu nguyên liệu theo Nghị định 54/2017 của Chính Phủ (về biện pháp thi hành luật dược) và Nghị định 155/2018 của Chính Phủ (về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà Nước) dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng nguyên vật liệu, nguy cơ tăng giá nguyên vật liệu. Trong khi đó kênh bán hàng chính của Công ty vẫn là bệnh viện thông qua cơ chế đấu thầu, giá trúng thầu là rất thấp và cố định, hiệu lực thầu kéo dài, nên rủi ro cao.
Tương tự Bidiphar, chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng bày tỏ lo ngại dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng hoạt động sản xuất hoạt chất đầu vào (API) tại Trung Quốc, từ đó giảm biên lợi nhuận gộp của các sản phẩm tự sản xuất của Dược Hậu Giang trong năm 2020.
Mặt khác, sự phụ thuộc cao vào kênh nhà thuốc đầy cạnh tranh và danh mục sản phẩm ít khác biệt sẽ hạn chế tăng trưởng doanh thu của công ty. VCSC cũng cho rằng mạng lưới phân phối của Dược Hậu Giang ở kênh nhà thuốc đã gần như bão hòa, cơ hội tăng trưởng từ mở rộng điểm bán sẽ không còn nhiều.
Theo một báo cáo của chứng khoán FPT, các doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu dự trữ như Dược Hậu Giang, Domesco, SPM có thể bị ảnh hưởng nhiều. Dịch bệnh kéo dài sang quý II có khả năng khiến các doanh nghiệp này phải tìm các nguồn cung khác ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, có giá thành cao hơn và làm giảm biên lợi nhuận gộp. Tỷ lệ nguyên liệu tồn kho /chi phí nguyên liệu sử dụng cuối năm 2019 của Domesco chỉ là 9%, Dược Hậu Giang là 13,8% và SPM là 14,6% – thuộc nhóm thấp nhất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc.
Châu Anh
Trái phiếu doanh nghiệp... ế vì Covid-19
Nếu như năm ngoái trái phiếu doanh nghiệp bán chạy, thì từ đầu năm tới nay, giá trị huy động vốn trái phiếu giảm dần trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng có tác động mạnh, khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nên nhà đầu tư thận trọng hơn.
Khó khăn có thể kéo dài
Từ tháng 2/2020 đến nay, dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 12/2019 khép lại một năm sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khi có tới 58 doanh nghiệp tổ chức thành công 154 đợt phát hành trái phiếu, với giá trị vốn huy động đạt 54.855 tỷ đồng.
Thế nhưng, năm nay, do chịu tác động của đại dịch Covid-19, nên số doanh nghiệp thành công trong huy động vốn qua kênh trái phiếu suy giảm mạnh.
Cụ thể, trong tháng 2/2020 chỉ có 19 doanh nghiệp huy động được 6.853 tỷ đồng so với 11.603 tỷ đồng huy động được trong tháng 1/2020, thời điểm chưa "ngấm đòn" bởi tác động của dịch bệnh.
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, mà nhiều công ty chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm khi bán trái phiếu.
Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán Everest (EVS) triển khai đợt phát hành 3.000 trái phiếu, giá trị theo mệnh giá là 300 tỷ đồng, nhưng kết thúc ngày 25/3, EVS chỉ bán được 399 trái phiếu, tương đương 39,9 tỷ đồng.
ây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 1 năm, với lãi suất cố định 10% cho toàn bộ kỳ hạn của trái phiếu, trả lãi định kỳ mỗi tháng 1 lần.
"Dịch bệnh khiến Công ty gặp khó khăn trong thu hút khách hàng mua trái phiếu, dẫn đến kết quả của đợt phát hành vừa qua không như kỳ vọng. Sự khó khăn của nền kinh tế nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng dự báo sẽ còn kéo dài ít nhất vài tháng nữa ngay cả khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nên hiện các kế hoạch của Công ty trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu tạm thời gác lại", ông Vũ Hồng Sơn, Tổng giám đốc EVS chia sẻ với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán.
Dịch Covid-19 không chỉ khiến EVS gặp khó trong huy động vốn, mà còn tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
Lý giải doanh thu trong quý I/2020 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, nhưng EVS lỗ 11 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2019 lãi 5,8 tỷ đồng), ông Sơn cho hay, chủ yếu do dịch bệnh khiến các chỉ số trên thị trường chứng khoán cũng như thị giá nhiều cổ phiếu trong danh mục tự doanh của Công ty sụt giảm.
iều này dẫn đến EVS phải cắt lỗ một số cổ phiếu, đồng thời phải trích lập dự phòng rủi ro cho các cổ phiếu còn nắm giữ.
Với Công ty Chứng khoán Bảo Minh (BMS), dịch bệnh khiến Công ty phải ngừng đợt phát hành 180 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức riêng lẻ trong tháng 3/2020 (Công ty vừa là tổ chức phát hành, vừa là đại lý phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu).
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Tổng giám đốc MBS, kế hoạch phát hành được xây dựng tại thời điểm mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa nặng nề, nên các điều khoản, điều kiện đối với trái phiếu không còn phù hợp khi dịch tác động sâu rộng đến doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế.
Mặc dù tìm được đối tác chào bán trái phiếu, nhưng để giảm thiểu rủi ro trước tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán, hai bên đã thống nhất ngừng đợt phát hành.
Không chỉ ngậm ngùi vì kế hoạch phát hành trái phiếu bị ngừng, cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà trong quý I/2020, BMS báo lỗ 37,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 48,7 tỷ đồng.
Theo dữ liệu cập nhật của HNX, trong tháng 3/2020, nhiều doanh nghiệp chỉ bán được 30 - 50% lượng trái phiếu phát hành như Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH Thế Vượng, Công ty cổ phần ầu tư đường Mặt Trời...
Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị ế trong các đợt phát hành trái phiếu còn do tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng với các loại tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu, trái phiếu.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các trái phiếu không được định hạng tín nhiệm, thông tin hoạt động của không ít doanh nghiệp kém minh bạch.
iều này cộng với bối cảnh chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, đa số doanh nghiệp gặp khó khăn, kết quả kinh doanh suy giảm, thậm chí thua lỗ, nên nhà đầu e ngại rủi ro doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thực tế, không ít ý kiến cảnh báo, mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp gia tăng, nên nhà đầu tư thận trọng hơn trước các đợt phát hành.
Cách nào xoay xở?
Không huy động được thêm vốn, nhưng một số doanh nghiệp cho biết, trong thời gian trước mắt, họ tạm thời thích nghi được với bối cảnh hiện tại.
"Dịch Covid-19 còn gây khó khăn cho thị trường chứng khoán, khiến nhu cầu vay giao dịch ký quỹ (margin) từ khách hàng sụt giảm đáng kể, nên với vốn chủ sở hữu hiện tại, Công ty cố gắng duy trì các hoạt động. Thực tế này khiến trước mắt Công ty chưa có nhu cầu huy động thêm vốn. Khi nền kinh tế, thị trường chứng khoán tốt dần, nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư gia tăng, cùng với sự khởi sắc trở lại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tính tới triển khai phương án phát hành trái phiếu mới", Tổng giám đốc EVS cho hay.
ể thích ứng với tình hình kinh doanh thời dịch bệnh, một mặt cắt giảm tối đa các chi phí, hạn chế các hoạt động cần nhiều vốn và rủi ro như giao dịch ký quỹ, tự doanh, Hội đồng quản trị BMS vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu đợt 2/2020 theo hướng trao quyền cho Tổng giám đốc Công ty quyết định các điều khoản về điều kiện của trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu, cũng như điều chỉnh phương án phát hành trong trường hợp cần thiết...
Theo ý kiến từ phía chuyên gia, để thành công trong phát hành trái phiếu thời "sống chung" với dịch Covid-19, các doanh nghiệp cần xây dựng phương án phát hành theo hướng chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn về phía mình so với bối cảnh thị trường chưa xảy ra dịch bệnh.
Nói cách khác, đơn vị phát hành cần gia tăng độ hấp dẫn cho trái phiếu, thì mới có khả năng thu hút được nhà đầu tư tham gia. Muốn thế, doanh nghiệp phải chấp nhận trả lãi suất cao hơn, kỳ hạn trả lãi ngắn hơn, có tài sản đảm bảo cho đợt phát hành...
Kèm theo đó, doanh nghiệp cần chủ động minh bạch thông tin, nỗ lực cải thiện hiệu quả kinh doanh, để nhà đầu tư nhìn thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì mới dám đưa ra quyết định đầu tư.
Nguyễn Hữu
Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh "bình thường mới" Các ngành quan trọng có vai trò lớn, bao gồm: dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, thủy sản... phải được ưu tiên hỗ trợ đầu tiên. Các hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp, thương mại nội địa cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa qua 3 tháng đầu năm khi có dịch Covid-19, có thể...