Các đồ đệ Đường Tăng, ai thông minh nhất?
Nhắc đến nhân vật thông minh nhất Tây Du Ký đa số khán giả đều cho rằng đó là Tôn Ngộ Không nhưng liệu điều này có đúng?
Tôn Ngộ Không có phải là người thông minh nhất?
Còn bạn, trong các đồ đệ của Đường Tăng (tính luôn ngựa Bạch Long) thì ai là người khôn ngoan nhất?
Gợi ý: Trư Bát Giới – nhân vật chúng ta thường cho là kẻ ham ăn, lười biếng, ngốc nghếch lại được cho là người khôn ngoan nhất Tây Du Ký.
Có những lúc, “giả ngu” mới là cảnh giới cao nhất của sự khôn ngoan và Trư Bát Giới đặc biệt giỏi trong việc này. Sự khôn ngoan của Lão Trư còn được thể hiện ở chỗ “biết địch biết ta”, không tùy tiện đắc tội với người khác
Video đang HOT
Nơi biến nước xả bồn cầu thành nước uống
Nguồn nước tái sinh cao cấp của đảo quốc sư tử liên tục đạt điểm cao nhất về chất lượng và độ an toàn vượt cả tiêu chuẩn quốc tế.
Những phi hành gia sống trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) uống nước tiểu của chính mình, chất lỏng được xử lý thành nước tinh khiết. Tuy nhiên, đó không còn là điều xa vời ngoài trái đất, bởi Singapore đã có thể biến nước thải từ bồn cầu thành nước uống.
Chảy qua 4 bước xử lý với một loạt màng lọc, nước thải không còn chất rắn, vi sinh vật và tạp chất ô nhiễm, trở thành nguồn cung cấp nước uống cho người dân và ngành công nghiệp. Ảnh: PUB
Đảo quốc có hơn 5,8 triệu dân này chỉ có diện tích đất liền chưa đến 750 km2. Dù nổi tiếng với nền kinh tế hưng thịnh, Singapore lại thiếu một thứ thiết yếu: nước. An ninh nguồn nước từ lâu là mối ưu tiên quốc gia của Singapore, bởi một nửa nguồn cung cấp nước của họ được nhập khẩu từ Malaysia.
Thỏa thuận với nước láng giềng chỉ có hiệu lực đến năm 2061, do đó Singapore phải chuẩn bị sẵn sàng với bốn chiến lược: nhập khẩu, tích trữ nước mưa hiệu quả, khử muối trong nước biển và tái chế nước thải.
Nước được thu gom thông qua hệ thống cống rãnh, kênh mương, sông ngòi, nước mưa, ao thu và hồ chứa để trữ nước từ 2/3 lãnh thổ. Nhưng hy vọng thực sự của người dân đảo quốc sư tử đặt vào công nghệ màng lọc xử lý nước thải mang tên NEWater, do cơ quan quản lý nguồn nước PUB của Singapore khởi tạo từ những năm 1970.
Ban đầu, dù nghiên cứu kết luận công nghệ xử lý nước thải thành nước uống hoàn toàn khả thi, giới chức vẫn quan ngại về chi phí đắt đỏ và thiếu bằng chứng thuyết phục về chất lượng nước. Đến những năm 1990, giá thành của công nghệ màng lọc và hiệu quả cải thiện đáng kể; và những quốc gia khác như Mỹ áp dụng ngày càng nhiều công nghệ này trong xử lý nước.
Từ đó, PUB thành lập một đội kiểm chứng công nghệ xử lý nước vào năm 1998. Chỉ hai năm sau, cơ quan này xây dựng một nhà máy có thể sản xuất 10.000 mét khối nước sạch từ nước thải một ngày. Nguồn nước tái chế chất lượng cao được đặt tên là NEWater, phải trải qua hàng trăm cuộc kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn và bền vững.
Nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2002. Một khảo sát độc lập vào năm này chỉ ra rằng 98% người phản hồi sẵn sàng uống loại nước mới này.
Ảnh: NAS
Ngày Quốc khánh Singapore năm 2002, những chai NEWater được trao tặng trong lễ diễu hành như một phần của chiến dịch đảm bảo với người dân rằng nước thải qua xử lý đủ an toàn để uống.
Một nhóm chuyên gia quốc tế về kỹ thuật, khoa học y sinh, hóa học và công nghệ xử lý nước, đánh giá NEWater luôn an toàn và chất lượng cao, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (USEPA) về nước uống. Họ khuyến nghị sử dụng NEWater gián tiếp làm nước uống, do đó nước từ các nhà máy sẽ được đưa vào các hồ chứa nước tự nhiên. Hỗn hợp nước này trải qua quá trình tự nhiên hóa và xử lý sâu trong các hệ thống xử lý nước thông thường để tạo ra nước uống tại vòi cho người dân.
Bởi đạt đến độ siêu sạch, NEWater được dùng chủ yếu trong công nghiệp hoặc quá trình điều hòa nhiệt độ tại những nhà máy sản xuất wafer (tấm silicon mỏng để sản xuất chip bán dẫn), công xưởng, tòa nhà thương mại... Nguồn nước này được sử dụng nhiều nhất trong các nhà máy sản xuất wafer - nơi có tiêu chuẩn nguồn nước còn khắt khe hơn cả nước uống.
Hai lần một năm, NEWater trải qua các quy trình đánh giá nghiêm ngặt bởi một ban thanh tra từ bên ngoài, bao gồm các chuyên gia quốc tế về kỹ thuật, hóa học, độc chất học và vi sinh vật học. Nguồn nước tái sinh cao cấp này đã liên tục được trao điểm cao nhất về chất lượng cao và độ an toàn vượt qua các tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2014, Ủy ban nước Liên hợp quốc (UN-Water) từng trao giải thưởng danh giá nhất cho NEWater trong hạng mục "thực hành, truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng tốt nhất" về an toàn nguồn nước.
Tính đến 2017, Singapore đã đầu tư hơn 313 triệu USD một năm vào cơ sở hạ tầng xử lý nước kể từ năm 2000. Trong khoảng 5 năm tiếp theo, con số này có thể tăng lên hơn 580 triệu USD một năm. Khoản tiền này chủ yếu đầu tư vào các nhà máy khử muối trong nước biển và NEWater, cũng như đường ống dẫn và bơm nước. Hiện 5 nhà máy NEWater có thể đáp ứng khoảng 30-40% tổng nhu cầu sử dụng hơn 1,6 triệu mét khối nước hàng ngày của đảo quốc sư tử, và mục tiêu của PUB là nâng con số này lên tới 85% cho đến 2060.
Để tận mắt tìm hiểu công nghệ tái sinh nước NEWater của Singapore, du khách có thể ghé thăm NEWater Visitor Centre, một trung tâm giáo dục về khai thác nguồn nước bền vững. Không gian này tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị cho du khách mọi lứa tuổi, với những tour trải nghiệm tương tác và hội thảo giáo dục. Chuyến tham quan tại đây kéo dài khoảng một giờ, với hướng dẫn viên tiếng Anh.
Hươu cao cổ cao nhất thế giới lập kỷ lục Guiness đáng kinh ngạc Một con hươu cao cổ 12 tuổi vừa lập kỷ lục Guiness khi trở thành cá thể hươu cao nhất thế giới. Hươu cao cổ 12 tuổi lập kỷ lục Guiness trở thành cá thể cao nhất thế giới Hươu cao cổ 12 tuổi có tên Forest, sinh sống trong Sở thú Australia, ở Queensland vừa được kỷ lục Guiness thế giới xác...