Các DN phân bón tăng tốc bảo đảm nguồn cung cho vụ Hè Thu
Trước tình trạng thiếu hụt cục bộ phân bón tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp phân bón nội địa, trong đó có phân bón Cà Mau đang nỗ lực bảo đảm nguồn cung vụ Hè Thu 2021 cho bà con nông dân, hướng tới niên vụ thắng lợi.
Dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 190.000-230.000 tấn phân bón, phân bón Cà Mau đáp ứng đủ nhu cầu bà con các tỉnh miền Nam trong vụ Hè Thu 2021. Ảnh: VGP/Minh Thi
Quý I năm nay, giá phân bón tăng cao và xuất hiện sự thiếu hụt cục bộ ở một số khu vực đã khiến bà con nông dân lo lắng. So với cuối năm 2020, giá phân bón DAP xuất khẩu và DAP nội địa đã tăng chóng mặt. So với DAP, phân đạm urea có sự tăng giá chậm hơn do nhiều yếu tố, trong đó có sự tích cực kiềm chế từ các doanh nghiệp sản xuất.
Giá phân bón tăng cao do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào (cụ thể là giá khí tăng nhanh). Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, giá phân bón tại Việt Nam có tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với giá phân bón thế giới. So với tháng 12/2020, chỉ tính riêng urea hạt đục, tại Nola đã tăng 43%, từ 246 USD/tấn lên 353 USD/tấn, hay tại Trung Đông tăng 38%, từ 261 USD/tấn lên 360 USD/tấn.
Giá urea hạt đục tại thị trường Đông Nam Á cũng tăng nhanh trong thời gian nói trên, cụ thể, tăng từ 270 USD/tấn lên chạm ngưỡng 367 USD/tấn, tương ứng với mức tăng 36%.
Tại Việt Nam, ngày 3/3, các đại lý phân bón Cà Mau tại khu vực phía Nam cho biết, phân đạm urea đang được nhà máy sản xuất chào bán với giá 8.500 đồng/kg, tăng khoảng 20% so với thời điểm cuối năm 2020, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới.
Video đang HOT
Cũng trong thời điểm này, giá lúa gạo tăng 25-35% so với cùng kỳ năm ngoái. So với thời điểm đầu thu hoạch vụ Đông Xuân, giá lúa tươi đã tăng thêm 1.500-2.200 đồng/kg. Ngoài ra, việc tiêu thụ lúa gạo trong nước và xuất khẩu cũng diễn ra thuận lợi.
Tại nhiều địa phương, để né hạn mặn và tranh thủ thời gian, nên sau khi thu hoạch xong bà con xuống giống luôn, dẫn tới nhu cầu phân bón tăng cao hơn so với thông thường. Vì thế, tình trạng thiếu hụt cục bộ diễn ra tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt ngay khi các doanh nghiệp lớn trong ngành bù đắp được lượng thiếu hụt.
Bí kíp chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch: Không còn tình trạng "Năm ăn quả, năm trả cành"
Thời điểm sau thu hoạch là giai đoạn cây nhãn bị yếu nhất với nhiều cành cao, cành vượt. Vì vậy, người trồng cần nắm rõ các kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân giúp cây nhanh phục hồi và phát triển.
Bởi nếu không xử lý nhanh chóng những vấn đề này thì vườn nhãn của bà con sẽ hỏng cây, gây ra năng suất thấp và khó có thể tạo ra lợi nhuận như ý.
Ông Lê Văn Đoàn ở Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong canh tác cây ăn trái, và đang sở hữu vườn nhãn năng suất cao đáng mơ ước. Ông vui vẻ chia sẻ: Việc chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của vụ mùa sau và tránh tình trạng "năm ăn quả năm trả cành". Theo ông Đoàn, bà con cần chú ý những vấn đề quan trọng nhất, gồm có cách tỉa cành, dọn tán, cách bón phân - tưới nước và cách phòng trị bệnh cho cây hiệu quả.
Tỉa cành - dọn tán càng sớm càng tốt
Ông Lê Văn Đoàn chia sẻ: "Sau khi thu hoạch thì mình phải tỉa cành, dọn tán, dẹp lá xong xuôi mới bón phân, tưới nước". Đây là bước quan trọng quyết định tới năng suất cây nhãn vào vụ kế tiếp. Chính vì vậy, bà con cần làm đúng thời điểm, và làm đồng loạt, muộn nhất là sau khi thu hoạch 10 ngày.
Việc tỉa cành, dọn tán giúp cho vườn cây thông thoáng, tán được kiểm soát độ cao vừa phải, giúp cây phân hóa mầm nhanh, đồng thời còn có tác dụng làm giảm sự gây hại của sâu bệnh cho cây nhãn.
Ông Đoàn tỉa cành, tạo tán cho vườn nhãn sau thu hoạch
Bón phân, tưới nước cho cây đúng thời điểm
Sau quá trình tỉa cành, bà con nên bón phân, tưới nước hợp lý để giúp cây phục hồi sau một mùa nuôi trái kiệt quệ. Mặt khác, cũng như cành lá, sau một thời gian bộ rễ của cây nhãn cũng bị già đi và cần cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng để kích thích bộ rễ phát triển mới. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ tuổi, thực tế sinh trưởng, phát triển của cây cũng như sản lượng quả thu hoạch của năm trước, bà con cần xác định liều lượng thích hợp để bón cho cây.
Trong quá trình thăm vườn nhãn, ông Lê Văn Đoàn nhấn mạnh "Quá trình chăm sóc cây nhãn dù trước hay sau thu hoạch thì việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải được áp dụng nguyên tắc "4 đúng" là Đúng loại - Đúng liều - Đúng thời điểm - Đúng phương pháp. Chỉ sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Cẩn thận hơn, người trồng nên theo dõi và ghi lại quá trình chăm sóc cây vào sổ tay". Ông cho biết, nhiều nông dân do tâm lý "thừa hơn thiếu", lại chưa am hiểu về quy trình phát triển của nhãn nên trái chưa đủ lớn đã bị thừa đạm, mưa xuống là rụng rất nhiều, làm tụt hẳn năng suất gây thất thu.
Ông phấn khởi kể thêm, vườn nhãn của bác gần chục năm nay đều sử dụng Phân Bón Cà Mau. Đặc biệt, những năm gần đây, bác sử dụng NPK Cà Mau để gia tăng chất lượng trái, phục hồi cây nhanh, hiệu quả. Bật mí thêm về bí kíp sử dụng phân bón, bác chia sẻ vườn nhãn của bác bón theo liều lượng khoảng 4 - 5kg/1 liếp (khoảng 20 gốc), 15-20 ngày bón 1 lần. Và cho tới đợt 3 thì mới lấy quả để đảm bảo chất lượng nhãn.
Ảnh: Phân bón NPK Cà Mau 20-20-15 - NPK của sự Thịnh Vượng
Vệ sinh vườn nhãn thông thoáng
Nhìn vườn nhãn thu hoạch xong, nhưng cây vẫn xanh tốt và đang theo hướng phát triển mạnh mẽ, nhiều người đều nhầm tưởng bác giữ riêng cho mình nhiều bí quyết đặc biệt lắm. Thực tế, ông Đoàn cho biết: "Chỉ cần làm đúng và đủ những kỹ thuật đơn giản như: tỉa cành, làm cỏ, vệ sinh vườn thường xuyên, cắt bỏ hết những phần cành bị sâu bệnh tấn công, thì giảm được rất nhiều sâu bệnh, vườn nhãn từ đó cũng sẽ xanh tốt và phát triển đẹp hẳn".
Cứ sau mỗi vụ thu hoạch nhãn, bà con nên nhanh chóng tỉa cành, dọn tán, vệ sinh vườn bằng cách thu gom cành lá tiêu hủy những mầm bệnh năm trước gây hại cho cây; khơi thông các rãnh thoát nước. Việc thông thoáng vườn sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ và quang hợp ánh sáng.
Phòng và trị một số bệnh kịp thời
Sâu bệnh và các loại bệnh thường gặp sẽ làm cây nhãn bị tổn thương, làm tụt giảm năng suất. Để hạn chế sâu bệnh và các loại bệnh hại cây, bà con nên chuẩn bị cho cây sức đề kháng tốt, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên ra thăm vườn để xử lý kịp thời, khắc phục ngay khi sâu bệnh & bệnh chưa kịp lan rộng ra khắp vườn.
Trong quá trình thăm vườn nhãn và lắng nghe những chia sẻ của ông Lê Văn Đoàn, chúng tôi cảm nhận niềm vui của bác khi chứng kiến vườn nhãn của mình ngày một đổi thay, tỉ lệ rụng trái non thấp, gần như rất hiếm sâu bệnh, năng suất cao vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông cũng không quên chia sẻ "Tuân thủ đúng những kỹ thuật đơn giản sẽ tạo nên những kết quả to lớn".
Phân Bón Cà Mau tự hào là thương hiệu đồng hành cùng vườn nhãn ông Lê Văn Đoàn nói riêng và mong muốn cùng bà con kiến tạo ngàn mùa vàng thắng lớn cho bà con khắp mọi miền đất nước.
Phân bón Cà Mau hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn mặn Ngày 21/11, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã DCM) tiếp tục đồng hành trao tặng thêm 2000 bồn chứa nước ngọt đến 3 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre. Với 2000 bồn nước dung tích 500 lít, bà con có thể trữ được nước ngọt duy trì sinh hoạt, tưới tiêu giai đoạn này. Đồng...