Các địa phương tăng cường nhân lực điều trị COVID-19, quản lý F0 tại nhà chắc chắn

Theo dõi VGT trên

Các địa phương cần đánh giá lại tất cả các khâu, trong đó các cơ sở thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; tăng cường nhân lực điều trị COVID-19; rà soát năng lực hồi sức tích cực, bảo đảm hệ thống oxy y tế.

Chiều 1/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương và 10 địa phương (TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang…) về công tác điều trị, giảm tử vong do dịch COVID-19.

Các địa phương tăng cường nhân lực điều trị COVID-19, quản lý F0 tại nhà chắc chắn - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tỷ lệ tử vong/mắc COVID-19 của Việt Nam tương đương trung bình của thế giới

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính đến 17h ngày 30/11, cả nước có 101.405 ca COVID-19 theo dõi và điều trị tại nhà; hơn 99.000 ca điều trị tại các bệnh viện. Số ca nặng, nguy kịch cần thở oxy là 4.056 ca (chiếm 4%) tổng số ca đang điều trị; 1.014 ca thở máy, chiếm 1,9% tổng số ca đang điều trị. Số ca triệu chứng nhẹ, không triệu chứng chiếm 85%.

So với thế giới, tỷ lệ tử vong/mắc công bố của Việt Nam là 2%, tương đương trung bình của thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong của Việt Nam đứng thứ 9/49; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Qua phân tích của các chuyên gia và khảo sát các địa phương, ông Nguyễn Trọng Khoa nêu một số nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong còn cao. Cụ thể, trong thời gian đầu của đợt dịch lần này, số ca mắc mới tăng nhanh, đột ngột gây quá tải hệ thống bệnh viện.

Các địa phương tăng cường nhân lực điều trị COVID-19, quản lý F0 tại nhà chắc chắn - Hình 2

Lãnh đạo sở y tế một số địa phương cho biết tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh lý nền hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Đình Nam

Với việc quản lý F0 tại nhà, một số trường hợp tự phát hiện nhưng không báo cơ sở y tế hoặc báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời; phân loại nguy cơ chưa sát theo hướng dẫn. Một số trường hợp sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế như dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm.

Nhân lực ở tầng điều trị thứ 2, thứ 3 của nhiều địa phương gặp khó khăn do các lực lượng hỗ trợ đã rút về; lúng túng trong điều phối chuyển viện, chuyển tầng, không theo sát nguy cơ và gây quá tải hệ thống bệnh viện.

Việc quản lý phân loại nguy cơ F0 tại cơ sở cách ly tập trung còn chưa được phát hiện kịp thời, dẫn đến các ca chuyển nặng. Năng lực hồi sức ở các bệnh viện tuyến tỉnh còn hạn chế, cần thời gian để nâng cao năng lực, trong khi đó, còn bỏ sót xử trí bệnh nền; chưa chú trọng đúng mức chẩn đoán điều trị bội nhiễm (nhiễm nấm, vi khuẩn đa kháng).

Trên cơ sở đó, đại diện Bộ Y tế đề xuất tiếp tục cập nhật hướng dẫn điều trị, nâng độ tuổi nguy cơ cao trên 50 tuổi (tỷ lệ tử vong 84%), điều chỉnh phân tầng hợp lý.

Video đang HOT

Các cơ sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý F0 tại cộng đồng; tăng cường đội y tế lưu động; hỗ trợ nhân lực cho các địa phương có số ca nặng cao; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm tử vong…

Bệnh nhân COVID-19 tử vong chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị tại Đồng Nai, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, để giảm tỷ lệ tử vong, cần tập trung tiêm vaccine cho người cao tuổi; xây dựng mô hình điểm về y tế cộng đồng gồm tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, tập luyện cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà…

Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm tử vong. Các địa phương cần thiết lập nhóm điều phối, nắm tình hình dịch, giường bệnh, nhân lực, vật tư y tế… để khắc phục tình trạng thiếu hụt, quá tải cục bộ ở từng cơ sở y tế; bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân viên y tế làm nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu ca bệnh.

Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, Bình Dương, An Giang… nhận định, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn chủ yếu tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, ung thư, tim mạch…) hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện; công tác phát hiện sớm và quản lý ca bệnh ngoài cộng đồng còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, chưa theo sát từng ca bệnh, phân nhóm nguy cơ hiệu quả, bảo đảm tiếp cận oxy y tế…

Các địa phương tăng cường nhân lực điều trị COVID-19, quản lý F0 tại nhà chắc chắn - Hình 3

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá lại tất cả các khâu điều trị bệnh nhân COVID-19 như phân loại, năng lực hồi sức tích cực, oxy y tế, quản lý ca bệnh tại nhà… Ảnh: VGP/Đình Nam

Trao đổi thẳng thắn về những hạn chế, bất cập trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị đánh giá lại tất cả các khâu, trong đó các cơ sở thực hiện ngay phân loại bệnh nhân; quản lý điều trị F0 tại nhà chắc chắn; tăng cường nhân lực điều trị COVID-19; rà soát năng lực hồi sức tích cực, bảo đảm hệ thống oxy y tế; theo dõi, giám sát, chăm sóc các bệnh nhân…

Cần chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống ca COVID-19 tăng

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn, chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên y tế, nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài, nhiều người đã làm việc không ngừng tại các cơ sở điều trị ròng rã hàng tháng liền.

Trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, bên cạnh thuốc điều trị, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng, động viên, chăm sóc về tinh thần.

Bộ Y tế khẩn trương phân bổ thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng virus cho các địa phương; hoàn thiện quy trình điều trị tại nhà, trong đó có cơ chế giám sát y tế đến từng bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm.

Các địa phương tăng cường nhân lực điều trị COVID-19, quản lý F0 tại nhà chắc chắn - Hình 4

Các đại biểu dự cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ chiều ngày 1/12. Ảnh: VGP/Đình Nam

“Dứt khoát không để bệnh nhân ở nhà mà không được thăm khám từ xa. Phải kết hợp với chăm sóc trên thực địa”- Phó Thủ tướng yêu cầu. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở, trung tâm điều trị đủ lớn, nhiều tầng trong tình huống ca bệnh tăng lên để khắc phục bất cập trong chuyển tuyến giữa các bệnh viện khác nhau.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm vét vaccine cho đối tượng người già, người có bệnh nền.

Bộ Y tế lên kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3; khẩn trương tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tổ chức y tế quốc tế về khoảng thời gian tiêm giữa mũi 2 và mũi 3.

Trường hợp nào sẽ được tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19?

Ngày 1/12, Bộ Y tế có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại, trong đó quy định cụ thể các đối tượng được tiêm liều bổ sung, tiêm nhắc lại, khoảng cách và số liều.

Theo đó, thực hiện chiến lược tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, công tác tiêm chủng đã được triển khai tại Việt Nam từ tháng 3/2021 cho các đối tượng ưu tiên và mở rộng ra cho các đối tượng khác.

Đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 120 triệu liều cho người trên 18 tuổi, trong đó đã có hơn 94% người được tiêm ít nhất một liều vaccine và gần 68% người tiêm đủ 2 liều. Một số tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80- 90% số người trên 18 tuổi trên địa bàn. Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 nên cần được ưu tiên tối đa.

Trường hợp nào sẽ được tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19? - Hình 1

Ảnh: H.L.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên.

Ngoài ra, để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19 sẽ tiêm liều bổ sung cho các đối tượng sau:

- Người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm một hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine).

- Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV.

- Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...

Loại vaccine: Tiêm cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

Về khoảng cách: Tiêm một mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.

Tiêm liều nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng:

- Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền.

- Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế.

- Người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine AstraZeneca.

Khoảng cách: Tiêm một mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Vaccine sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.

Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 thói quen giúp gan khỏe mạnh trong mùa lạnh4 thói quen giúp gan khỏe mạnh trong mùa lạnh
08:41:44 31/12/2024
Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận raMột dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra
21:44:29 30/12/2024
Những người dễ bị mỡ máu nhấtNhững người dễ bị mỡ máu nhất
05:54:55 31/12/2024
Những người nào nên hạn chế đi bộ?Những người nào nên hạn chế đi bộ?
08:19:55 31/12/2024
Thói quen tưởng chừng vô hại gây ra hậu quả khôn lường cho trẻThói quen tưởng chừng vô hại gây ra hậu quả khôn lường cho trẻ
08:50:33 31/12/2024
Phổi đông đặc vì chủ quan khi bị ho, sốtPhổi đông đặc vì chủ quan khi bị ho, sốt
08:54:53 31/12/2024
7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh
10:28:17 01/01/2025
Uống nước quế chanh có tác dụng gì?Uống nước quế chanh có tác dụng gì?
10:38:04 01/01/2025

Tin đang nóng

Chánh thanh tra huyện có nồng độ cồn đâm ô tô vào đám tangChánh thanh tra huyện có nồng độ cồn đâm ô tô vào đám tang
14:50:15 01/01/2025
Hoàng Thùy Linh cúi gập người trước Đen khi diễn chung 1 sự kiện sau tin đồn sinh conHoàng Thùy Linh cúi gập người trước Đen khi diễn chung 1 sự kiện sau tin đồn sinh con
13:34:44 01/01/2025
Kinh hoàng giao thừa 2025: Vương Nhất Bác bị treo 50m trên không khi dây cáp bung khoá, khán giả cả Trung Quốc nín thởKinh hoàng giao thừa 2025: Vương Nhất Bác bị treo 50m trên không khi dây cáp bung khoá, khán giả cả Trung Quốc nín thở
15:33:59 01/01/2025
1 bức ảnh dấy nghi vấn hẹn hò của 2 cặp đôi Vbiz1 bức ảnh dấy nghi vấn hẹn hò của 2 cặp đôi Vbiz
13:22:34 01/01/2025
Clip Hoàng Thuỳ Linh bất ngờ ra về theo cách khó hiểu sau khi tái xuất cùng Đen VâuClip Hoàng Thuỳ Linh bất ngờ ra về theo cách khó hiểu sau khi tái xuất cùng Đen Vâu
15:40:29 01/01/2025
Lisa và bạn trai tỷ phú trong đêm countdown đón năm mới Thái Lan: Tưởng sắp cưới tới nơi!Lisa và bạn trai tỷ phú trong đêm countdown đón năm mới Thái Lan: Tưởng sắp cưới tới nơi!
13:28:32 01/01/2025
Sốc: Màn tặng áo cho fan của Sơn Tùng hóa ra chỉ là kịch bản!Sốc: Màn tặng áo cho fan của Sơn Tùng hóa ra chỉ là kịch bản!
13:55:04 01/01/2025
3 mỹ nhân gây sốc visual giao thừa 2025: Bạch Lộc đẹp đỉnh, "tiểu Lưu Diệc Phi" và sao nữ gây chấn động thế gian so đọ "nghẹt thở"3 mỹ nhân gây sốc visual giao thừa 2025: Bạch Lộc đẹp đỉnh, "tiểu Lưu Diệc Phi" và sao nữ gây chấn động thế gian so đọ "nghẹt thở"
16:11:11 01/01/2025

Tin mới nhất

Những người nên uống nước lá vối thường xuyên

Những người nên uống nước lá vối thường xuyên

10:42:58 01/01/2025
Bạn cũng không nên uống nước lá vối đặc để tránh tình trạng khó tiêu, đau bụng. Hơn nữa, việc uống nước lá vối đặc sau khi ăn còn có thể làm cản trở đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Gen Z là thế hệ dễ kết nối nhất, nhưng bị nỗi cô đơn ám ảnh hàng đêm

Gen Z là thế hệ dễ kết nối nhất, nhưng bị nỗi cô đơn ám ảnh hàng đêm

10:26:01 01/01/2025
Một nghiên cứu mới cho thấy sự cô đơn đang ám ảnh gen Z vào ban đêm, khiến những người trẻ trằn trọc và cảm thấy không đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết.
Bài tập phục hồi chức năng cho người liệt dây thần kinh số 6

Bài tập phục hồi chức năng cho người liệt dây thần kinh số 6

10:16:52 01/01/2025
Các bài tập hỗ trợ cải thiện chức năng phối hợp giữa mắt yếu và mắt lành, tăng khả năng đồng bộ khi nhìn, qua đó khắc phục hiện tượng song thị (nhìn đôi) và tăng khả năng tập trung thị giác.
8 hiểu lầm về chăm sóc sức khỏe trong mùa đông

8 hiểu lầm về chăm sóc sức khỏe trong mùa đông

10:12:06 01/01/2025
Ngược lại, do bị kích thích bởi rượu, các mạch máu không thể co bóp kịp thời để ngăn máu truyền nhiệt ra bên ngoài. Sau khi cơ thể mất đi một lượng lớn nhiệt, người uống rượu sẽ cảm thấy lạnh hơn.
Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên

19:12:16 31/12/2024
Trong cuộc nhậu, nhiều người thường chỉ mải uống mà quên ăn. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do hạ đường máu.
An Giang thực hiện kỹ thuật nút túi phình mạch máu não bị vỡ

An Giang thực hiện kỹ thuật nút túi phình mạch máu não bị vỡ

08:12:37 31/12/2024
Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang đã triển khai điều trị thành công nhiều trường hợp nút túi phình mạch máu não bị vỡ bằng coil cho bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện.
4 cách chống đột quỵ trong mùa lạnh

4 cách chống đột quỵ trong mùa lạnh

08:10:13 31/12/2024
Ngoài giữ ấm phần thân, chúng ta cũng cần giữ ấm tay và chân bằng găng tay, tất. Khuôn mặt có thể được che chắn bằng khẩu trang, khăn quàng cổ, mũ len che kín phần đầu, tai.
Ca mắc sởi vẫn diễn biến phức tạp, người lớn cũng không được chủ quan

Ca mắc sởi vẫn diễn biến phức tạp, người lớn cũng không được chủ quan

08:04:25 31/12/2024
Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 30.600 trường hợp mắc với 8 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc nghi sởi cao hơn 80 lần.
Nhiều trẻ em ở Hải Dương bị tiêu chảy cấp

Nhiều trẻ em ở Hải Dương bị tiêu chảy cấp

06:15:56 31/12/2024
Trong số các trường hợp điều trị nội trú, có 31 trẻ dưới 2 tuổi, còn lại 51 trẻ trên 2 tuổi. Diễn biến bệnh tiêu chảy cấp năm nay bất thường do bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng nhanh

Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng nhanh

06:12:37 31/12/2024
Theo TS Nguyễn Lương Tâm, nguyên nhân là do dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng liên tục của các tác nhân gây bệnh.
Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi

Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi

06:02:08 31/12/2024
Vậy trẻ em nên làm gì để bảo vệ sức khỏe đôi mắt? Bác sĩ Fujikado khuyên nên chơi ngoài trời hai giờ mỗi ngày, giữ các thiết bị số cách mắt ít nhất 30 cm và tránh xa màn hình trong hai đến ba phút sau mỗi nửa giờ.
5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử

5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử

05:58:50 31/12/2024
Bác sĩ tim mạch Lưu Trung Bình cho biết hầu hết trường hợp đột tử không có triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn có thể phát hiện ra một số manh mối trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Khi Elon Musk và ông Trump ở cách nhau chỉ một cánh cửa

Khi Elon Musk và ông Trump ở cách nhau chỉ một cánh cửa

Thế giới

19:02:14 01/01/2025
Việc "đóng đô" ngay trên khuôn viên nhà ông Trump đã giúp ông Musk dễ dàng tiếp cận vị Tổng thống đắc cử. Ông có thể ghé các bữa tối của ông Trump, chẳng hạn như bữa tối gần đây với đối thủ của ông Musk, người sáng lập Amazon, Jeff Bezo...
Sương muối trắng đỉnh Fansipan ngày đầu năm mới

Sương muối trắng đỉnh Fansipan ngày đầu năm mới

Tin nổi bật

18:43:58 01/01/2025
Trước đó, trong đêm giao thừa, dưới nền nhiệt 8 độ C kèm sương mù dày đặc, hàng nghìn người dân, du khách thưởng thức các tiết mục văn nghệ từ 20 giờ đến 24 giờ để chờ đếm ngược, bắn pháo hoa chào đón năm mới.
Hoàng Thùy Linh - Đen tái xuất hậu sinh con: Làm 3 điều đặc biệt, hàng chục ngàn người phát sốt vì cái nắm tay!

Hoàng Thùy Linh - Đen tái xuất hậu sinh con: Làm 3 điều đặc biệt, hàng chục ngàn người phát sốt vì cái nắm tay!

Sao việt

18:40:14 01/01/2025
Tối 31/12, sân khấu countdown chào năm mới trở thành tâm điểm chú ý khi chứng kiến màn kết hợp đặc biệt giữa Hoàng Thùy Linh và Đen Vâu.
Khởi tố, bắt giam đối tượng vi phạm nồng độ cồn, sử dụng gạch đánh CSGT

Khởi tố, bắt giam đối tượng vi phạm nồng độ cồn, sử dụng gạch đánh CSGT

Pháp luật

18:31:06 01/01/2025
Tổ công tác yêu cầu Dũng chấp hành việc đo nồng độ cồn nhưng Dũng không chấp hành, tiếp tục chửi bới, xúc phạm, sau đó lấy một viên gạch vỡ ở gốc cây gần đó tấn công khiến một cán bộ trong tổ công tác bị chấn thương vùng mặt.
Bức ảnh chụp bóng lưng của 2 nữ sinh đang đi giữa sân trường khiến hàng triệu người tranh luận

Bức ảnh chụp bóng lưng của 2 nữ sinh đang đi giữa sân trường khiến hàng triệu người tranh luận

Netizen

18:27:28 01/01/2025
Vẻ ngoài đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại, không chỉ là yếu tố tạo ấn tượng ban đầu mà còn phản ánh phần nào cá tính và sự tự tin của mỗi người.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 52: Linh cho Quân hay Kiên cơ hội?

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 52: Linh cho Quân hay Kiên cơ hội?

Phim việt

17:02:55 01/01/2025
Trong tập 52 Tuổi trẻ giá bao nhiêu, Quân đưa Linh đi dạo, khi anh đang định nắm tay Linh để tỏ tình thì Kiên xuất hiện.
8 món ăn vừa tươi ngon, giòn mát chống ngán cực tốt cho bữa cơm ngày Tết Dương lịch 2025

8 món ăn vừa tươi ngon, giòn mát chống ngán cực tốt cho bữa cơm ngày Tết Dương lịch 2025

Ẩm thực

15:52:58 01/01/2025
Tết Dương lịch, bạn có thể làm thêm các món ăn này để cả nhà thưởng thức nhé, đảm bảo chúng sẽ giúp bữa cơm đỡ ngán ngấy rất nhiều.
Mải mê làm Giám đốc âm nhạc, người đàn ông "suy" nhất Vbiz có pha "lỗi lầm" khiến dân tình cười ngất

Mải mê làm Giám đốc âm nhạc, người đàn ông "suy" nhất Vbiz có pha "lỗi lầm" khiến dân tình cười ngất

Nhạc việt

15:44:25 01/01/2025
Biểu diễn ca khúc Tết Làm Gì Phải Hốt, nhưng chính JustaTee có màn hốt hoảng khi hát sai lời hit của chính mình.
Hứa hẹn vượt mặt Genshin Impact, đây là những tựa game gacha quá hấp dẫn, sắp ra mắt trong năm 2025

Hứa hẹn vượt mặt Genshin Impact, đây là những tựa game gacha quá hấp dẫn, sắp ra mắt trong năm 2025

Mọt game

13:45:27 01/01/2025
Khi nhắc tới các tựa game gacha thế giới mở miễn phí, không khó để các game thủ có thể liệt kê ra những cái tên ấn tượng như Genshin Impact , Honkai Star Rail và Wuthering Waves.