Các địa phương khống chế, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng, các địa phương đang tập trung nhiều giải pháp khống chế dịch bệnh, không để lây lan.
Lực lượng thú y vệ sinh tiêu độc khử trùng tại ổ dịch ở ấp Giồng Mới, xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Sau khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm đã có công điện khẩn chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi; tập trung khống chế dịch bệnh không để lây lan sang các địa phương khác.
Tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các UBND các địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định, đảm bảo khoanh vùng, xử lý nhanh dịch bệnh mới phát sinh. Ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, phun xịt khử trùng, tiêu độc toàn bộ các phương tiện giao thông vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn đi vào tỉnh tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật; tăng cường tần suất vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là các hộ chăn nuôi trong vùng dịch.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, khuyến cáo người dân không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn. Cùng với việc hướng dẫn các địa phương lập thủ tục hỗ trợ người chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý ngành nông nghiệp cần bảo vệ nguồn giống tốt và chất lượng để phục vụ công tác tái đàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương lựa chọn địa điểm tiêu hủy lợn đúng quy định; tăng cường kiểm tra, kiểm soát môi trường tại khu vực có lợn bị tiêu hủy; kịp thời hướng dẫn xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do tiêu hủy. Các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh, kinh doanh, giết mổ động vật.
Theo Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, tính đến sáng 8 giờ sáng 5/6, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng từ huyện Mỹ Xuyên sang huyện Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Trần Đề và huyện Châu Thành, trên 16 hộ nuôi với số lượng 248 con, tổng trọng lượng hơn 10,8 tấn.
Ông Lâm Minh Hoàng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, khi xác định được ổ dịch, chi cục đã phối hợp chính quyền địa phương các huyện xảy ra dịch bệnh, tiến hành tiêu hủy 248 con lợn bị nhiễm bệnh và chết. Đồng thời, Chi cục đã tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, hố chôn lấp và các hộ chăn nuôi khu vực xung quanh ổ dịch theo quy định. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đã sử dụng 65,5 lít hóa chất và 685 kg vôi bột để tiêu độc khử trùng ngay vùng dịch.
Để ứng phó, ngăn chặn diễn biến dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Chi cục đã thành lập các đội phản ứng nhanh tiêu hủy lợn để triển khai nhanh khi có kết quả dương tính, đảm bảo thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng, tránh phát tán mầm bệnh, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất chống dịch, đảm bảo sẵn sàng khi có dịch xảy ra.
Video đang HOT
Đối với các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi và tiêu hủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng sẽ tiến hành hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 1503/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng.
Tại tỉnh Bạc Liêu, sau 5 ngày xuất hiện dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, đã ký quyết định công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện và áp dụng ứng phó khẩn cấp tất cả các quy định của vùng dịch.
Lực lượng chức năng tiêu hủy số lợn bị dịch bệnh tại huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Trước đó, ngày 31/5, ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên ở ấp B1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Mặc dù huyện đã huy động lực lượng khoanh vùng dập dịch nhưng dịch bệnh lại xuất hiện và lây lan nhanh ra một số xã, thị trấn trên địa bàn. Đến ngày 5/6, toàn huyện có 9 ổ dịch ở 5 xã, thị trấn gồm: xã Châu Thới, Châu Hưng A, Long Thạnh, Vĩnh Hưng A và thị trấn Châu Hưng. Tổng số lợn chết và tiêu hủy 344 con.
Điều lo lắng hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện có khoảng 28.000 con, nhưng phần lớn nuôi phân tán, nhỏ lẻ trong dân. Trong khi chuồng trại, khâu xử lý vệ sinh, môi trường, nguồn nước thải vùng chăn nuôi còn nhiều bất cập. Hơn nữa, một bộ phần ý thức người dân còn hạn chế, chăn nuôi không khai báo, né tránh tiêm phòng, khâu phòng bệnh kém, đang gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
Nhằm khống chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng, nhất là các địa phương chưa có dịch, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chỉ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, ngành Thú y, các địa phương giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Nếu phát hiện lợn nghi vấn mắc bệnh tiến hành lấy mẫu và xử lý, tiêu hủy kịp thời; đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn theo quy định, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Tính đến ngày 4/6, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 53 tỉnh, thành với số lượng lợn tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con.
Theo Nhóm Pv thường trú TTXVN
Sơn La: Những hình ảnh "đau lòng" khi tiêu hủy 5.200 lợn vì dịch tả
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh đã tiêu hủy là 5.242 con.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, có 3 huyện gồm Yên Châu, Quỳnh Nhai, Vân Hồ đã công bố hết dịch. Huyện Thuận Châu công bố hết dịch trên địa bàn 5 xã. Huyện Mường La công bố hết dịch trên địa bàn 2 xã. Huyện Mộc Châu công bố hết dịch trên địa bàn 1 xã.
Trong đó, trên toàn tỉnh còn 29 xã thuộc 9 huyện có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Có 2 xã, thị trấn thuộc huyện Sông Mã, Bắc Yên đã công bố hết dịch trên địa bàn nhưng sau đó lại phát sinh lợn bị bệnh.
Tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được các cấp, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch cấp tỉnh, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng đoàn công tác đã đến địa bàn các huyện có dịch, đề nghị UBND các huyện có dịch thực hiện công bố dịch theo quy định, thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, xã; xây dựng kế hoạch chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Giao UBND các xã có dịch thực hiện thống kê số lợn trong diện tiêu hủy, khảo sát, tìm địa điểm tiêu hủy thích hợp gần với nơi xảy ra dịch. Tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số lợn trong trong diện tiêu hủy theo quy định. Thực hiện phun khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất, rắc vôi tất cả chuồng trại của các bản xảy ra dịch. Đến hết ngày 29/5/2019 đã cung cấp cho các huyện, thành phố số hóa chất chống dịch gồm hơn 22.000 lít Benkocid; hơn 27.000 lít Iodine.
Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Sơn La là 5.242 con.
Ban chỉ đạo đã thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các huyện, xã để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đã cấp phát cho cơ sở 30.000 tờ rơi hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. UBND các huyện có dịch thành lập Hội đồng tiêu hủy và Hội đồng định giá lợn để làm căn cứ hỗ trợ (mức hỗ trợ lợn thịt, lợn con bằng 80% giá thị trường, lợn nái đang sinh sản và lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ 1,5 lần lợn thịt).
Về nguyên nhân gây bệnh dịch trên địa bàn tỉnh, tỉnh Sơn La đánh giá: Ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Sơn La xảy ra tại bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bản Huổi Ái nằm trên trục Quốc lộ 6 chạy qua, có 4 điểm rửa xe trên địa bàn bản Huổi Ái, các phương tiện như ô tô vận chuyển động vật thường dừng để rửa xe.
Tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tại các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, do người dân mua lợn mắc bệnh từ các huyện giáp danh của tỉnh Điện Biên, Yên Bái về làm giống và mổ thịt ăn. Tại các huyện khác, do người dân mua thịt lợn nhiễm bệnh từ những người bán thịt rong từ nơi khác về bán trên địa bàn; mua lợn bệnh về mổ ăn; ổ dịch gần các điểm giết mổ...
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn. Trước mắt, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân chăn nuôi nhỏ lẻ giảm đàn lợn, chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm, thủy sản và các loại gia súc khác. Trong dài hạn thì phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dần liên kết thành mô hình chuỗi chăn nuôi tập trung thực hiện an toàn sinh học.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan; vận động để người dân tại các bản khi có các đám hiếu, hỷ, ăn mừng nhà mới... không đóng góp bằng lợn (không mang lợn từ hộ này sang hộ khác, từ địa phương này qua địa phương khác) để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp các huyện điều tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn các huyện; kiểm tra, thẩm định điều kiện công bố hết dịch trên địa bàn các xã, huyện khi đủ điều kiện. Tiếp tục hỗ trợ hóa chất, vật tư, bảo hộ trong công tác phòng, chống dịch.
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn.
Để chủ động bảo vệ môi trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở TN&MT tỉnh Sơn La đã ban hành công văn hướng dẫn các huyện, thành phố tiếp tục triển khai công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, lò giết mổ lợn. Đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể, khi phát hiện có hiện tượng vứt xác lợn bừa bãi, tiêu hủy sai quy định; các hố chôn lấp không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, theo hướng dẫn tại Công văn số 1025/BTNMT-TCMT ngày 11/03/2019 của Bộ TN&MT.
Theo Danviet
TP.HCM "lệnh" chốt chặt các cửa ngõ, chặn "bão" dịch tả lợn Các chốt chặn cũ được "lệnh" trực 24/24 giờ, đồng thời lập thêm các chốt chặn mới để kiểm tra, kiểm soát vận chuyển heo sống và thịt heo vào thành phố, hiện TP.Hồ Chí Minh đang căng mình phòng chống cơn "bão" dịch tả lợn Châu Phi. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm vừa ký quyết định thành...