Các địa phương đã kịp thời ứng phó với lũ
Ngay sau chuyến công tác miền Trung kiểm tra tình hình phòng chống thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có cuộc trao đổi với báo giới tại hành lang Quốc hội vào hôm qua (21-11).
Người dân Đà Nẵng chằng néo nhà cửa tránh bão
- Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về công tác phòng chống bão lũ của các địa phương?
Video đang HOT
- Các địa phương đối phó với lũ rất tốt, thể hiện ở việc lãnh đạo các vùng xảy ra mưa lũ đã tới các xã, kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời đưa ra những giải pháp chống lũ và giúp dân sơ tán phù hợp.
- Các hồ chứa có phát huy tác dụng chống lũ không, thưa Phó Thủ tướng?
- Các địa phương đều rà soát hồ chứa trước khi mưa lũ về. Các hồ chứa yếu đều được tách ra và không tích nước. Do vậy, mặc dù đợt mưa vừa qua rất to so với những lần trước, nhưng không xảy ra vỡ hồ chứa. Đây là điều đáng mừng, bởi do cách ứng phó tốt của các địa phương có hồ chứa, đã bám sát được quy trình vận hành các hồ thủy lợi lớn như hồ Phú Ninh (Quảng Nam), các hồ Nước Trong, Thạch Nham (Quảng Ngãi), hồ Định Bình (Bình Định). Bên cạnh đó, hồ thủy điện cũng được các địa phương nắm rất chặt các quy trình thông báo thời gian hạ mức nước, xả lũ. Việc các hồ chứa xả lũ đúng quy trình và tham gia cắt được lũ trong thời gian vừa qua là tốt. Tôi đánh giá cao vai trò tích cực của các địa phương. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão ở các địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn.
- Cần phải xây dựng thêm các hồ chứa trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay không, theo Phó Thủ tướng?
- Chúng ta đã đầu tư xây dựng được 7.000 hồ chứa, và tiếp tục phải đầu tư mới để bảo đảm cân bằng nước, cũng như bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt và cho sản xuất. Tuy nhiên, khi sống chung với hồ chứa thì phải an toàn và phải quản lý chặt. Hồ chứa xây trên cao cũng có thể ví như một quả bom và khi quản lý không tốt, để vỡ ra thì nguy hiểm vô cùng.
- Như vậy, việc quản lý các hồ chứa rất quan trọng và Chính phủ sẽ xử lý như thế nào, nếu phát hiện những sai phạm trong vấn đề này?
- Chính phủ yêu cầu các Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng các địa phương phải theo dõi chặt chẽ, nếu các hồ không thực hiện đúng quy trình xả lũ, chủ quan, không phân công trực khi mưa lũ và không có những mệnh lệnh chính xác, có thể xảy ra tai họa khôn lường. Những trường hợp đó phải kiểm tra và xử lý nghiêm, thì những người vận hành và khai thác các hồ chứa mới thực hiện hết trách nhiệm với vùng hạ du.
- Chúng ta rút ra được những kinh nghiệm gì qua đợt mưa lũ lớn vừa qua, thưa Phó Thủ tướng?
- Hệ thống quan trắc rất quan trọng và để điều tiết chính xác hồ chứa, phát huy hết năng lực chống lũ của nó, thì số liệu dự báo phải rất chính xác và chỉ được sai số thấp nhất. Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư tăng dầy những Trạm quan trắc và đây là điều kiện quan trọng, để đảm bảo phát huy hết năng lực chống lũ của các hồ chứa. Mặt khác, thường xuyên theo dõi vận hành các hồ chứa để phát hiện những bất hợp lý và điều chỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề thông tin về mưa lũ phải được các địa phương và các Bộ, ngành chức năng quan tâm đặc biệt, nhằm chuyển tải nội dung mưa lũ đến mọi người dân một cách sớm nhất, để kịp thời phòng tránh.
Theo ANTD
Cần có quy định vận hành xả lũ
Đây là kiến nghị được các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đưa ra tại hội thảo "Biến đổi khí hậu khu vực miền Trung-Tây Nguyên thực trạng và giải pháp ứng phó" vừa mới diễn ra.
Nhiều ý kiến cho rằng, nên có những văn bản dưới Luật về qui định vận hành xả lũ ở các hồ thuỷ điện, sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chính thức sửa đổi bổ sung. Một số đại biểu phân tích, hiện nay xả lũ đều đúng quy trình, nguyên tắc nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, sự chính xác của dự báo và sự linh hoạt của đơn vị quản lý trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc an toàn hồ đập. Ngoài ra cũng cần chú ý đến yếu tố xả lũ liên hồ đập để giảm thiểu thiệt hại về mọi mặt.
Theo ANTD
Đà Nẵng sẽ sơ tán 55.000 dân trước khi bão số 11 vào đất liền Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng cho biết, thành phố sẽ sơ tán khoảng 11.000 hộ với 55.000 dân trước 12h trưa 14-10, trong đó phương châm sơ tán tại chỗ là chính, trước khi bão số 11 đổ vào thành phố. Đà Nẵng hiện còn 52 phương tiện tàu thuyền với 511 lao động...