Các địa phương chủ động, khẩn trương chống hạn trong thời gian xử lý sự cố vỡ đập Bara Đô Lương
Ngay sau sự cố sập khoang số 10 và khoang số 11 tại đập dâng Đô Lương gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho hệ thống Thủy lợi Bắc, tỉnh Nghệ An đã có thông báo gửi UBND các huyện và các đơn vị thủy nông trong hệ thống, yêu cầu có biện pháp chủ động nguồn nước.
Thông báo gửi UBND các huyện các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An nêu rõ: Rạng sáng ngày 07/6/2020, khoang số 10 và một phần khoang số 11 của Đập Đô Lương đã có sự cố, sập khoang. Hiện đơn vị thi công đang tập trung phương tiện 24/24h; tuy nhiên việc khắc phục nhanh nhất có thể cần 3 – 5 ngày tới.
Các đơn vị đang khắc phục sự cố vỡ đập. Ảnh: P.V
Trong thời gian này, lưu lượng nước vào hệ thống kênh chính Đô lương sẽ bị ảnh hưởng, giảm từ 50-70%, gây khô hạn cho các huyện sử dụng nước hệ thống Thủy lợi Bắc, với diện tích khoảng 20.000 ha lúa đã gieo cấy đồng thời khó khăn cho diện tích lúa đang và chuẩn bị gieo cấy.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu chỉ đạo trực tiếp việc khắc phục sự cố. Ảnh: Phú Hương
Để diện tích lúa sinh trưởng và phát triển cũng như đảm bảo kế hoạch gieo cấy trong hệ thống, đề nghị UBND các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Nghệ An chuẩn bị các phương án chống hạn của vùng tự chảy, lấy nước từ kênh chính và các kênh nhánh, tận dụng mọi nguồn nước trong thời gian gian khắc phục sự cố nói trên.
Quỳnh Lưu (Nghệ An) xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm thứ 5
Sau 1 tuần tạm lắng thì đến ngày 19/2, trên địa bàn Nghệ An lại xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu).
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, mẫu xét nghiệm gia cầm tại xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Lưu) dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6. Điều đáng nói, xã Quỳnh Ngọc có vị trí tiếp giáp với xã Quỳnh Bá - nơi xảy ra ổ dịch trước đó, nên nguy cơ lây lan dịch rất cao.
Tiêu hủy gia cầm nhiễm dịch H5N6 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Quang An
Trước đó, tại gia đình bà Trần Thị Khuyên ở xóm Thuận Yên, xã Quỳnh Ngọc, đàn gia cầm có biểu hiện lờ đờ, thở khò khè, da tím tái... chủ hộ đã báo với chính quyền địa phương. Cơ quan Thú y huyện Quỳnh Lưu đã vào cuộc, lấy mẫu bệnh phẩm, đồng thời khoanh vùng, dập dịch; tiêm phòng vắc-xin, phun hóa chất khử trùng, tiêu độc trong vùng dịch...
Ông Trần Vinh Trà - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Ngọc cho biết: Ngay khi có kết quả dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6 vào chiều 19/2, chúng tôi đã thành lập tổ để tiêu hủy 37 con gà, vịt của gia đình, đồng thời tiêu độc, khử trùng vùng dịch và khu vực lân cận. Điều lo lắng hiện nay là toàn xã có gần 7.000 con gia cầm các loại, tuy nhiên, chủ yếu lại nuôi nhỏ lẻ (chỉ có 4 gia trại) nên khó kiểm soát sự lây lan của dịch.
Gia cầm cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để phòng dịch. Ảnh: Quang An
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, cả 5 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 trên địa bàn tỉnh đều xuất hiện tại huyện Quỳnh Lưu bao gồm: Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc. Toàn huyện buộc phải tiêu hủy 501 con gia cầm, thủy cầm các loại.
Huyện Quỳnh Lưu hiện đang tập trung chỉ đạo người dân khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng dịch như: không buôn bán, vận chuyển gia cầm trong vùng dịch ra, vào địa bàn; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và dùng vôi bột rải xung quanh khu vực chăn nuôi để ngăn chặn dịch cúm gia cầm bùng phát.
Quang An
Theo baonghean.vn
Rau cần khô bán tại ruộng 12.000 đồng/kg, 1 sào bỏ túi 3-3,6 triệu Đó là rau cần tây khô Đà Lạt đã được nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đưa về gieo trồng trên đất cát pha thịt hơn 3 năm nay. Sau 2,5 tháng kể từ khi bắt đầu gieo hạt thì rau cần cho người dân thu hoạch. Ảnh: Hồng Diện Gia đình bà Trần Thị Hường ở xóm...