Các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo
Côn Đảo không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp hoang sơ của thiên đường biển xanh cát vàng, mà nơi đây còn là minh chứng cho một thời oanh liệt của lịch sử hào hùng của ông cha ta ngày trước.
Không những vậy, các điểm tâm linh ở Côn Đảo là nơi chứa đựng niềm tin, nguyện ước của người dân trên đảo và cả du khách khắp nơi tìm đến thăm viếng và cầu mong những điều tốt đẹp.
1. Nghĩa trang Hàng Dương – Anh Hùng Liệt Sĩ Võ Thị Sáu
“Nhưng hỡi ai ơi
Hãy tin vào điều ấy
Linh hồn chị chết trẻ
Nên thiêng đến tột cùng”.
Những địa điểm tâm linh ở Côn Đảo – Nguồn ảnh: Internet
Nhắc đến các điểm tâm linh ở Côn Đảo, có lẽ chúng ta nghĩ đến ngay mộ anh hùng Võ Thị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương. Đây là ngôi mộ nổi tiếng linh thiêng, nằm ngay dưới một gốc cây Dương mất ngọn, cành cây hướng về phía Bắc, vào thời gian đầu vẫn chia có bia khắc tên tuổi, chỉ có duy nhất một tấm tôn ghi lại số tù.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nhiều người đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu nhiều hơn, bia đá cũng được hình thành “Mộ đã có tên, tuổi cũng được thấy, xuất xứ cũng rõ ràng, du khách trên thế giới sẽ không còn bị ngỡ ngàng nếu muốn tìm hiểu về chị”.
Mộ anh hùng Võ Thị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo – Nguồn ảnh: Internet
Khác với một số địa điểm tâm linh ở Côn Đảo, người dân nơi đây truyền tai nhau rằng viếng mộ cô Sáu vào lúc nửa đêm, khung giờ Tý rất linh thiêng. Vì thế, bạn không cần lo lắng về việc đi lễ lúc 12 giờ đêm vì thời điểm này nghĩa trang rất đông người đến viếng.
Du khách cũng tin rằng, chỉ cần thành tâm khấn vái, cầu nguyện ở mộ Cô Sáu thì điều ước sẽ thành sự thật. Đặc biệt nhiều người thường tìm đến cầu mong về tình duyên, làm ăn.
Về đồ lễ viếng mộ chị Võ Thị Sáu, bạn nên chuẩn bị trước, có thể tìm đến những cửa hàng tại chuyên bán đồ lễ vì tại nghĩa trang không có hàng phục vụ bán đồ lễ. Đặc biệt đồ lễ không thể thiếu là gương, lược, nếu có hoa tươi thì càng tốt nhưng bạn nên chọn hoa trắng.
Rất đông du khách đến viếng mộ Chị Võ Thị Sáu vào ban đêm – Nguồn ảnh: Internet
Nếu bạn chưa từng đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu, bạn có thể đi theo hướng dẫn trước tiên cúng ở Đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương, làm lễ chính cho toàn bộ liệt sĩ tại đây rồi đi lần lượt đến các khu mộ A-B-C-D để viếng mộ các chiến sĩ cách mạng trong nghĩa trang.
Trường hợp có nhiều đồ lễ, du khách nên đến sớm để bày biện. Vào thời điểm buổi tối rất đông người đến viếng, nhưng cần lưu ý hãy kiên nhẫn chờ đến lượt, tránh chen lấn, xô đẩy ở nơi tôn nghiêm. Về đồ lễ du khách thường không đem về, nếu cẩn thận hơn bạn có thể chuẩn bị thêm 1 nhánh tỏi bỏ túi cho yên tâm.
Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo – Nguồn ảnh: internet
2. Nghĩa Trang Hàng Keo
“Côn Lôn đi dễ khó về
Sống nương núi Chúa, thác về Hàng Keo”
Sự nổi tiếng của nghĩa trang Hàng Keo đã đi vào thơ ca và được truyền tải một cách ai oán bi thương, câu nói “đi Hàng Keo” là lối nói của người tù khi tiễn những người đồng đội của mình về nơi an nghỉ cuối cùng còn được lưu truyền đến ngày nay.
Video đang HOT
Nghĩa trang Hàng Keo có tổng diện tích 80.000 m2, vào đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1940 – 1941 còn được gọi là giai đoạn khủng bố trắng, nơi đây là nơi chôn vùi khoảng 10.000 tù nhân do thực dân Pháp giết hại ở nhà tù Côn Đảo.
Nghĩa trang Hàng Keo là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Côn Đảo – Nguồn ảnh: Internet
Nghĩa trang Hàng Keo nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, là nơi du khách đến thăm quan và thắp nén hương thể hiện lòng thành kính cùng với nghĩa trang Hàng Keo. Ngày này, nghĩa trang không còn cây keo nữa mà được thay thế bằng những hàng dương lâu năm dường như bao trùm toàn bộ diện tích ở khu nghĩa trang.
Sau khi nghĩa trang Hàng Keo hết chỗ, vào năm 1997 chính quyền đã di dời một số phần mộ sang nghĩa trang Hàng Dương thuộc khu D. Hiện tại, ở nghĩa trang Hàng Keo đa phần là rừng cây tự nhiên và hài cốt của những tù nhân nằm dưới lòng đất chưa được tìm thấy, nơi đây có tấm bia ghi lại những trang sử đau thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
3. Miếu Bà Phi Yến
Bên cạnh mộ anh hùng Võ Thị Sáu thì địa điểm linh thiêng ở Côn Đảo không thể bỏ qua tiếp theo là miếu Bà Phi Yến, đây là nơi người dân Côn Đảo thờ cúng, thể hiện sự thành kính, ngưỡng của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh nhưng đầy bi thương là bà chúa Hoàng Phi Yến.
Miếu Bà Phi Yến kể về giai thoại của người phụ nữ tài sắc những đầy bi thương – Nguồn ảnh: internet
Bà Chúa Hoàng Phi Yến là vợ của vua Nguyễn Ánh. Vào thời gian trước khi vua định mời Pháp đến chống lại quân Tây Sơn, bà đã không ngại nguy hiểm can ngăn: “không nên cõng rắn cắn gà nhà”. Chính điều này đã khiến cho vua tức giận giam bà trên một hòn đảo hoang vắng, nay được gọi là hòn Bà.
Khi quân Tây Sơn gần ra đến đảo, trong lúc chạy loạn hoàng tử Cải khóc nhớ mẹ, nhà vua tức giận ném con xuống biển. Xác hoàng tử dạt vào bờ biển, được người dân chôn cất và lập đền thờ. Bà Phi Yến sau khi được cứu thoát, người dân giúp bà dựng nhà ngay cạnh mộ hoàng tử để chăm nom.
Thời gian sau, trong một lần đi lễ hội làng, vì nhan sắc bà quá xinh đẹp liền bị một kẻ xấu nhòm ngó, nhưng khi hắn mới chạm vào tay bà đã hô hoán để người dân bắt lại. Tiếp đến bà chặt đứt cánh tay ô uế của kẻ đó. Nhưng về sau vì quá uất ức, bà đã chọn cách kết liễu cuộc đời mình để vẹn toàn trinh tiết ở tuổi 25.
Đền thờ bà Phi Yến còn có tên gọi khác là An Sơn Miếu, người ta tin rằng bà đã hiển thánh và thường hiện về để mách bảo cho người dân nơi đây biết được những điềm lành, dữ trong tương lai để có sự đề phòng.
Chính vì thế, miếu bà Phi Yến không lúc nào vắng bóng người đến viếng, luôn nghi ngút khói hương. Theo người dân ở đây cho biết, du khách nhiều nơi tìm đến miếu bà Phi Yến thường cầu mong bình an, tài lộc.
Miếu bà Phi Yến ở Côn Đảo – Nguồn ảnh: Internet
4. Chùa Núi Một Côn Đảo
Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự, đây là ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo có tổng diện tích quần thể khu di tích là 19.434 m, do Mỹ ngụy xây dựng vào năm 1964 với mục đích ban đầu là phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh của những gia đình có người làm việc trong bộ máy hành chính, cùng các quan chức binh sĩ trên đảo.
Cho đến ngày nay, chùa Núi Một không chỉ là công trình văn hóa, di tích lịch sử mà còn là nơi để người dân Côn Đảo và người du khách nhiều nơi tìm về hành hương, cầu nguyện. Không những vậy, nơi đây như một góc nhìn lịch sử về một thời hào hùng, là nơi tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ Quốc.
Chùa Núi Một là địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách ghé thăm – Nguồn ảnh: Internet
Vân Sơn Tự có lõi kiến trúc mang đậm nét Phật giáo Á Đông, dù không gian không lớn, bên trong chánh điện thờ Phật và các chư vị bồ tát nổi tiếng linh thiêng.
Bên cạnh đó, với vị trí đắc địa tại núi Một, đứng từ chùa du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm cảnh từ trên cao vô cùng tuyệt vời. Còn gì thú vị hơn cảm giác hòa mình giữa phong cảnh rừng núi bạt ngàn, xa xa là vịnh Côn Sơn trong xanh nằm ở phía đông, thấp thoáng hình ảnh những ngôi nhà bình yên trong từng hơi thở.
5. Miếu Cô Vân
Sự tích về Cô Vân được người dân truyền tai nhau qua nhiều thế hệ nên không còn xác định rõ về thời gian, chỉ biết rằng Cô Vân mát trên biển.
Có người kể lại rằng, khi xác Cô vân được phát hiện thì giấy tờ tùy thân của cô đã bị nước làm cho nhoè đi, chỉ duy nhất chữ “Vân” có thể đọc rõ nên gọi là miếu Cô Vân. Cũng có người khác kể lại khi phát hiện ra xác Cô trên Hòn Cau thì lúc này chỉ còn lại bộ xương trắng, nên các ngư dân đã chôn cất và lập mộ ngay tại Hòn Cau.
Trong những lần đánh cá khi đi ngang qua địa điểm này, nhiều người thấy một người con gái mặc đồ trắng lướt đi nhẹ nhàng qua những sườn đá dốc, xung quanh đó lại có sương mù bao phủ tự như những áng mây nên gọi là Vân, hay cô Vân do Vân có nghĩa là Mây.
Sau này, khi có dịp đánh bắt cá ngang qua đây, người dân hay ghé lại miếu Cô Vân để cầu cho cuộc sống thoát khỏi nghèo khó, tài lộc rộng mở. Theo nhiều người kể lại rằng, họ đi qua cúng Cô Vân và được Cô ban lộc nên về sau nhiều người thường đến đây chỉ cầu xin về tiền tài.
Miếu Cô Vân ở Hòn Cau – Nguồn ảnh: Internet
6. Miếu Năm Cô
Miếu Năm Cô hay còn gọi là Miếu Ngũ Hành, đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm ở phía Nam Côn Đảo, nơi thờ “Ngũ Hành nương nương”.
“Ngũ Hành nương nương” chính là sự tượng trưng của năm vị nữ thần nắm giữ quyền năng phi phàm tương ứng với Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ là năm yếu tố cội nguồn hình thành nên nghề nghiệp trong cuộc sống của người dân trên đảo, cũng là thể hiện nguồn năng lượng siêu nhiên đem lại may mắn, bảo vệ cuộc sống bình an và dẫn dắt những người thợ thủ công trên đảo.
Miếu Năm Cô được người dân Côn Đảo tôn thờ cầu mong may mắn, bình an – Nguồn ảnh: Internet
7. Những lưu ý khi du lịch tâm linh ở Côn Đảo
Từ lâu, Côn Đảo đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút du khách nhiều nơi tìm về thăm viếng. Cũng chính vì lý do nơi đây là địa điểm linh thiêng nên có một số vấn đề du khách cần đặc biệt chú ý như:
Đến những nơi tôn nghiêm cần hạn chế đùa giỡn, ăn nói bậy bạ kể cả trong suy nghĩ cũng không nên. Cần tịnh tâm, chú ý lời nói chuẩn mực.Vì một số địa điểm tâm linh ở Côn Đảo có rất đông du khách tìm đến, nên đôi khi khó tránh khỏi cảnh đông đúc, du khách nên kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt để hành hương theo trật tự, tránh chen lấn, phá vỡ sự trang nghiêm.Về trang phục cũng là một vấn đề cần lưu ý, bên cạnh một số nơi có quy định trang phục lịch sự thì du khách cũng cần chủ động chọn quần áo kín đáo, dài qua gối, không hở hang tránh làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến nơi trang nghiêm có thể gây ảnh hưởng đến bản thân.Về đồ lễ, du khách nên chuẩn bị trước, có thể nhờ sự tư vấn của một số nơi bán để chuẩn bị cho đầy đủ và chu đáo. Nếu không chuẩn bị sẵn văn khấn thì bạn chỉ cần thành tâm khấn vái, nêu rõ họ tên, nơi ở là được. Bên cạnh đó, nếu xin được linh nghiệm và hứa trả lễ bạn nên thực hiện đúng lời hứa của mình.
Tín ngưỡng tâm linh từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thông của người dân Việt Nam và đặc biệt là người dân trên ở Côn Đảo. Tìm đến các điểm tâm linh ở Côn Đảo không chỉ là dịp bạn có thể gửi gắm những nguyện cầu tốt đẹp, mong cho gia đạo bình an, mọi chuyện thuận lợi mà còn là cách bày tỏ lòng thành kính với những vị anh hùng dân tộc đã nằm xuống nơi đây để bảo vệ sự bình yên, độc lập dân tộc.
5 địa điểm tâm linh nhất định phải ghé khi đến Rạch Giá
Du khách sẽ được bình tịnh trong những không gian lặng yên, gội rửa tâm hồn tại những điểm đến tâm linh giàu lịch sử.
Rạch Giá, thành phố biển tân thời, cái nôi đời thổn thức và là trung tâm văn hóa của tỉnh Kiên Giang. Người ta nói về Rạch Giá rất nhiều, về biển, về nắng chiều, về nhịp sống bộn bề của bà con nơi đây.
Nhưng có lẽ tồn tại bình yên giữa cuộc sống hối hả của thành phố mới đang ngày một thay da đổi thịt, lắm lúc người ta cần những khắc khoảnh bình yên, và khi ấy chính là lúc tìm đến những địa điểm tâm linh vẫn luôn nằm bình lặng ở đó chứng kiến sự xoay vần của thời đại.
Chùa Bà Thiên Hậu Hải Nam
Một trong những điều đặt biệt khi nhắc đến Kiên Giang chính là ngay từ buổi đầu lịch sử khai hoang mở cõi đã có sự xuất hiện của người Hoa.
Tại Rạch Giá, người Hoa tập trung tại những khu chợ sầm uất nhất, huyên náo nhất. Ở đâu có người Hoa chắc chắc sẽ có sự hiện diện của hội quán hay miếu Bà Thiên Hậu, là điểm tựa tâm linh, là nơi nương dựa khi gặp khó khăn.
Một góc nhỏ chùa Bà Thiên Hậu Hải Nam. Ảnh: Duệ Uyên.
Trong nhiều ngôi miếu Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Rạch Giá thì có lẽ Miếu Bà Hải Nam hay Quỳnh Châu Hội Quán là có cơ ngơi bề thế nhất, tọa lạc trên đường Thành Thái, phường Thanh Vân.
Với nét kiến trúc đặc trưng của người Hoa gốc Hải Nam, khuôn viên miếu rộng rãi tạo nên một nghi thế oai nghiêm nhưng lại không kém phần bình yên cho ngôi miếu. Bên trong khuôn viên còn có nhiều cây xanh phủ bóng, che mát giàn mái ngói âm dương vững chãi, khiến cho không khí bên trong miếu vô cùng mát mẻ.
Thông thường miếu Bà Thiên Hậu Hải Nam có rất ít khách thăm viếng lui tới chỉ trừ những dịp vía lớn trong năm, nên ngày thường du khách mỗi khi đặt chân đến đây sẽ có cảm giác thời gian dường như trôi chậm lại. Nhịp sống vội vã hằng ngày dừng chân, nhường bước cho phút giây lắng đọng.
Đình Thần Nguyễn Trung Trực
Chắc hẳn khi nhắc đến Kiên Giang, không thể không nhớ đến một vị anh hùng dân tộc đã làm quân thù khiếp đảm trên con sông Vàm Cỏ, người được nhân dân Kiên Giang tôn xưng thành một vị nhân thần, là thành hoàng bảo hộ cho vùng đất biển phía Tây Nam trù phú: Nguyễn Trung Trực.
Bên cạnh những câu chuyện lịch sử gắn liền với chiến công lừng lẫy của Nguyễn Trung Trực, tinh thần khảng khái không chịu khuất phục trước kẻ thù,... còn có tồn tại vô số giai thoại bí ẩn về sự linh thiêng của ông đối với người dân tứ xứ được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ.
Một sáng tinh sương tại Đình Thần Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Truyền Hình Đồng Tháp.
Đối với niềm tin dân gian của người dân Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực chính là vị thần bảo hộ cho sự bình yên của vùng đất này trước dịch bệnh, thiên tai. Hằng năm Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực diễn ra rất long trọng, khách hành hương tứ xứ đổ về nô nức, đây cũng là một trong những ngày lễ hội rộn ràng nhất trong năm của tỉnh, đến độ người ta nói rằng "nếu một năm mà không đi giỗ ông Nguyễn là thấy chưa trọn một năm".
Đình ông Nguyễn tọa lạc ở phía tây thành phố Rạch Giá, ngôi đình này là nơi thờ ông từ sớm nhất và có quy mô lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ phụng trong toàn tỉnh Kiên Giang. Với lối kiến trúc và gam màu trang trí rất đặc sắc khó tìm thấy ở nơi khác, ngôi đình là không gian văn hóa đặc trưng của người dân Kiên Giang, đồng thời là nơi tín thác của biết bao nhiêu trái tim mỗi khi gặp ba đào sóng dữ giữa bể đời. Một địa điểm đặc sắc như vậy chắn hẳn không khiến du khách thất vọng khi dừng chân ghé nơi đây.
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo hay còn gọi là chùa ông Đồng là một trong số những ngôi chùa tiêu biểu của đất biển Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá nói riêng, là công trình nghệ thuật Phật giáo đặc sắc gắn liền với nhiều biến cố lịch sử, là trạm liên lạc của Xứ ủy Nam Kỳ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ban đầu ngôi chùa chỉ là một chòi lá được dựng lên đơn sơ do bà Dương Thị Oán phát tâm đứng ra đảm trách, rồi kể từ đó qua nhiều đời trụ trì mà ngôi chùa đã ngày một được hoàn thiện hơn và trở nên khang trang như hiện nay sau nhiều lần trùng tu. Lối kiến trúc về cơ bản từ lần trùng tu thứ nhất của Hòa thượng Trí Thiền từ năm 1907 đến hiện tại vẫn còn được giữ nguyên.
Tích truyện kể rằng trong thời kỳ chiến tranh với quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh có giai đoạn đã từng ghé nơi đây lánh nạn, sau khi bình định yên ổn bờ cõi, ông đặc biệt ban sắc tứ để tỏ lòng tri ân nơi từng hộ trì mình một thời nương náu, cái tên Sắc Tứ Tam Bảo Tự cũng từ đó mà ra đời.
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo với lối kiến trúc độc đáo. Ảnh: Mekong Delta Explorer.
Trải qua muôn vàn thăng trầm bể dâu biến chuyển của thời đại, ngôi chùa này vẫn kiên vững với vai trò là cái nôi của Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Kiến trúc của chùa sau nhiều là trùng tu cũng trở nên đặc sắc hơn và nhuốm màu cổ kính của những thời kỳ đã qua.
Đây đồng thời cũng là nơi cấp phát thuốc Nam miễn phí cho những ai đau yếu. Khuôn viên chùa thanh tịnh, mùi hoa cỏ mát lành hòa cùng tiếng xào xạc của cội bồ đề già, hương sen thanh tao nơi hồ sen đặt tôn tượng Đức mẹ Quan Âm Nam Hải,...
Thiên nhiên và không gian trang nghiêm đưa du khách bốn phương "rời khỏi bờ mê về bờ giác", rũ bỏ ưu tư phiền lòng và tâm hồn được gột rữa thanh tịnh, nghiêm trang.
Chùa Ratanaransĩ (Chùa Khmer Láng Cát)
Tọa lạc trên đường Ngô Quyền, Chùa Ratanaransĩ hay còn có tên gọi là Chùa Láng Cát là trung tâm văn hóa - tâm linh nổi tiếng của bà con người Khmer trong và ngoài thành phố Rạch Giá.
Ban đầu ngôi Chùa cổ này có tên là Angkor Chum, khởi công xây dựng vào năm 1412, ngôi chùa hơn 600 tuổi trải qua mấy mươi đời trụ trì với vô vàn thăng trầm của thời đại, hiện đã trở thành một điểm đến tham quan không thể bỏ lỡ đối với những ai mến yêu nền văn hóa Khmer Nam Bộ đặc sắc.
Lễ mừng tại Chùa Ratanaransĩ nhân ngày công bố quyết định quyết định bổ nhiệm trụ trì mới.
Không gian bên trong ngôi chùa được bao phủ bởi hàng chục cây cổ thụ xanh mát, kiến trúc của ngôi chùa nhìn chung mang đậm dấu ấn của nền văn hóa kiến trúc đền tháp Phật giáo Theravāda, trên bệ thờ Phật trong ngôi chánh điện trang nghiêm có thờ kính một viên Xá lợi Phật được thỉnh về từ đất thiêng Ấn Độ vào năm 1957 bởi Hòa thượng Hộ Tông.
Nhà thờ Công giáo Rạch Giá
Tọa lạc bên cạnh một con sông nhỏ chảy ngang qua thành phố, Giáo xứ Rạch Giá sở hữu một vị trí đắc địa đầy vẻ nên thơ.
Năm 1882, nơi đây vốn chỉ là một họ đạo bé nhỏ được Linh mục Blodet dẫn dắt. Trải qua 140 năm hình thành và phát triển, Giáo xứ Rạch Giá đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu của thành phố này với lối kiến trúc phương Tây đặc trưng.
Giáo xứ Rạch Giá. Ảnh: Truyền thông Giáo xứ Rạch Giá.
Nhìn từ xa, có thể dễ dàng nhận ra nhà thờ với tông màu đỏ của sắc gạch nung chủ đạo nổi bật lên giữa khu dân cư. Khuôn viên nhà thờ thoáng mát với nhiều hạng mục được xây dựng thêm lên sau mỗi thời kỳ, nhằm đáp ứng nhu cầu cho bà con theo đạo tại đây.
Bên trong nhà thờ là kiểu kiến trúc mái vòm đặc trưng dùng để khuyếch đại âm thanh, tạo nên không gian bề thế uy nghi và rất mực trang nghiêm. Giáo xứ đã trở thành địa điểm được nhiều bạn trẻ check-in, chụp ảnh kỷ yếu. Lối kiến trúc phương Tây của giáo đường rất phù hợp cho việc chụp ảnh cưới của những cặp đôi.
Đến với giáo xứ Rạch Giá một chiều thong thả, nhìn dòng nước lững lờ trôi cùng những bóng người chầm chậm rảo bước đi xem lễ, du khách sẽ có dịp được lắng lòng. Trước thời khắc bình yên đó, bạn sẽ bỏ quên những mệt nhọc, hòa trong tiếng chuông ngân và tiếng kinh cầu, tâm hồn thoáng chốc an bình hơn.
Về Rạch Giá "tĩnh tâm" tại những khu du lịch tâm linh Rạch Giá, thành phố biển tân thời, cái nôi đời thổn thức và là trung tâm văn hóa của tỉnh Kiên Giang. Người ta nói về Rạch Giá rất nhiều, về biển, về nắng chiều, về nhịp sống bộn bề của bà con nơi đây. Du khách sẽ được bình tịnh trong những không gian lặng yên, gội rửa tâm hồn tại những...