Các dấu tích lịch sử phát triển trái đất trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng không chỉ chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử cách mạng, các giá trị đa dạng sinh học cùng nhiều hệ sinh thái, giống loài động thực vật đặc hữu, mà còn là nơi chứa đựng nhiều dấu tích hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, cảnh quan đá vôi…, là những minh chứng tuyệt vời cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài lên đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.
Ngày 12/4/2018, UNESCO chính thức công nhận CVĐC Non nước Cao Bằng là CVĐC toàn cầu.
Đặc sắc điểm di sản đèo Mã Phục
Uốn lượn như một dải lụa mềm mại vắt qua các sườn núi, đèo Mã Phục nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 3, dài khoảng 3,5 km và cao 700 m so với mực nước biển, gồm 7 tầng dốc giữa hai dãy núi đá vôi hướng mặt về nhau tựa như hình ảnh hai con ngựa đang nằm phủ phục. Đây là điểm di sản đầu tiên trong tuyến trải nghiệm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” của CVĐC Toàn cầu UNSESCO Non nước Cao Bằng. Dưới chân đèo có một điểm di sản địa chất độc đáo. Tại đây, chỗ tiếp xúc với đá vôi có thể thấy một loại đá khác màu xanh đen hình cầu.
Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 260 triệu năm trước, khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau (dung nham cầu gối). Kích cỡ và màu sắc của các cầu gối thay đổi tùy thuộc vào thành phần của dung nham (bazơ, trung tính hay axit). Đa phần ta thường thấy các cầu gối nhỏ (đường kính dưới 1 m), thành phần bazơ màu xanh đen, vì thế, loại đá này được gọi là bazan cầu gối.
Đèo Mã Phục là một điểm di sản địa chất có giá trị lớn.
Vượt đèo Mã Phục, du khách trầm trồ khi được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ với những ngọn núi trùng trùng, điệp điệp. Mặc dù là một địa điểm có điều kiện địa hình không thuận lợi, thế nhưng, từ bao đời nay đèo Mã Phục là nơi gặp gỡ và giao lưu buôn bán của đồng bào các dân tộc, hàng chục hộ dân ngày đêm làm công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ phục vụ người đi lại nghỉ chân, hình thành nên nhịp sống mới nhộn nhịp và sôi động trên cung đường hiểm trở nhưng đẹp đến nao lòng của vùng núi Đông Bắc.
Đến nơi đây, ngoài việc được trải nghiệm cảnh quan hùng vỹ, du khách còn có thể khám phá những giá trị địa chất độc đáo về lịch sử hình thành và phát triển của khu vực này cũng nhưng những truyền thuyết dân gian gắn liền với đèo Mã Phục, đem đến những trải nghiệm riêng có và không thể bỏ qua khi đến tham quan.
Nhiều giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan đặc sắc
Cao Bằng trải qua một lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm. Quá trình vận động không ngừng nghỉ của lớp vỏ trái đất đã tạo nên những cảnh quan độc đáo và di sản địa chất có giá trị mà chỉ có ở nơi đây. Đó là hoạt động đứt gãy, quá trình chuyển biến của vỏ trái đất từ vỏ đại dương sang vỏ lục địa; quá trình karst hóa tạo nên cảnh quan karst ấn tượng, chủ yếu là cảnh quan karst trưởng thành (dạng cụm đỉnh lũng, thung lũng mù karst, yên ngựa…) có những đặc điểm “già” với đầy đủ các dạng địa hình khác nhau.
Tọa lạc tại tổ 11, phường Sông Hiến (Thành phố), hồ hóa thạch là nơi chứa đựng nhiều di sản địa chất và có cảnh quan độc đáo. Hồ được hình thành trong kỷ Neogen cách đây khoảng 23 triệu năm và trải qua nhiều thời kỳ biển tiến, biển thoái, xói mòn, tích tụ đã hình thành nên các phân lớp dày với nhiều màu sắc khác nhau xếp chồng lên nhau như một tác phẩm sắp đặt của thiên nhiên. Khi tới nơi đây, du khách như lạc vào một mê cung với nhiều dải màu sắc đan xen nhau.
Các hóa thạch điển hình như: Hóa thạch san hô ở xã Thụy Hùng và lỗ tầng ở xã Lê Lai (Thạch An) được phát hiện, minh chứng cho quá trình địa chất lâu dài của một khu vực trước đây là biển, sau đó được nâng lên. Điểm di sản núi lửa dưới đại dương cổ tại đèo Khau Khoang, xã Thái Cường (Thạch An) bắt gặp vết lộ đá basalt dạng cầu gối – sản phẩm phun trào núi lửa dưới đáy đại dương – rift Sông Hiến – hình thành khoảng 260 triệu năm dọc theo đứt gãy sâu phương Tây Bắc – Đông Nam Cao Bằng – Tiên Yên.
Video đang HOT
Công viên địa chất Non nước Cao Bằng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm của trái đất.
Nằm ở tuyến phía Tây CVĐC Toàn cầu UNSESCO Non nước Cao Bằng “Khám phá Phja Oắc – Vùng núi của những đổi thay” và nằm ở vùng lõi của Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, điểm di sản toàn cảnh Phja Oắc có độ cao gần 2.000 m so với mặt biển, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đồng thời, còn lưu giữ hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi cao, đặc biệt là hệ sinh thái “rừng rêu” với gần 2.000 loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới. Về địa chất nơi đây có sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá xâm nhập granit, tạo nên các dãy núi đất xen với núi đá. Sự đa dạng về địa hình, địa mạo, địa chất, cộng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phja Oắc, đồng thời cũng là nền tảng cấu thành tính đa dạng sinh học của khu vực này.
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đán.h giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng, như các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông, hồ, hang ngầm… phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam. Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành trong khu vực…, tất cả cùng minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.
Với những giá trị quan trọng về địa mạo và di sản địa chất, CVĐC Toàn cầu UNSESCO Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam để du khách có thể tìm hiểu lịch sử, quá trình tiến hóa lâu dài với những biến động địa chất phức tạp của trái đất qua các dấu tích, mang lại những cảm nhận bất ngờ về giá trị địa chất riêng biệt, đặc trưng của vùng đất này.
Ngọn núi có 'con mắt khổng lồ' ở Cao Bằng, du khách tò mò đến check-in
Nằm giữa thung lũng rộng, núi Mắt Thần (Cao Bằng) trở nên nổi bật với điểm nhấn đặc biệt là lỗ thủng xuyên qua lòng núi có kích thước lớn, đường kính chỗ rộng nhất khoảng 50m.
Núi Mắt Thần nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh hồ Thang Hen của Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng, với hệ thống 36 hồ liên thông nhau thuộc địa phận hai xã Cao Chương (huyện Trùng Khánh) và xã Quốc Toản (huyện Trùng Khánh), cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 50km.
Đây là điểm đến "chữa lành" thu hút đông đảo du khách ghé thăm hàng năm nhờ sở hữu khung cảnh hoang sơ, xanh mát với nhiều hoạt động thú vị, hòa mình vào thiên nhiên.
Khung cảnh núi Mắt Thần. Ảnh chụp giữa tháng 9/2024: Hoàng Diệu Đế
Theo người dân địa phương, núi Mắt Thần còn được gọi là núi Thủng (tiếng dân tộc Tày là Phia Píot) do ở phía trên đỉnh núi có một lỗ thủng lớn xuyên qua lòng núi, tựa như "con mắt khổng lồ" với đường kính chỗ rộng nhất khoảng 50m.
Dưới chân núi là một thung lũng rộng lớn, xung quanh có hồ và nhiều suối nhỏ. Cảnh quan được nhận xét là thay đổi theo mùa.
Ảnh: Hoàng Diệu Đế
Núi Mắt Thần có vẻ ngoài ấn tượng. Năm 2021, điểm đến này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia. Video: Hoàng Diệu Đế
Vào mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch), thung lũng hiện lên xanh mướt với thảm cỏ non mơn mởn, thu hút du khách tới cắm trại, dã ngoại,... Còn mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), mực nước dâng cao, nơi đây biến thành hồ nước trong xanh, rộng lớn, có thể chèo thuyền, giăng lưới đán.h cá.
Nếu muốn tham quan nơi đây, khách du lịch nên theo dõi dự báo thời tiết trước chuyến đi, tránh ngày thời tiết xấu để đảm bảo an toàn và có những trải nghiệm thú vị nhất.
Mỗi mùa, núi Mắt Thần lại mang một vẻ đẹp riêng nhưng đẹp nhất là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Ảnh: Vũ Tấn
Bạn Hoàng Văn Huy (ở Hà Nội, chuyên làm tour du lịch Hà Giang - Cao Bằng) cho biết, tới núi Mắt Thần, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ mà còn có cơ hội tham gia một số hoạt động thú vị như leo núi, cắm trại, chèo thuyền,...
Ảnh: Sóc Bông
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể kết hợp ghé thăm một số điểm đến khác như thác nước Nậm Trá; xóm bản Danh với những căn nhà sàn lợp ngói âm dương hay tìm hiểu đời sống văn hóa của bà con dân tộc Tày trong vùng.
"Bạn cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản địa phương như xôi trứng kiến, hạt dẻ, bánh cuốn, bánh khảo, gà đồi, thạch đen,...", Huy gợi ý.
Một số món ngon, đặc sản ở Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà như thịt gác bếp, bánh nướng, thạch đen. Ảnh: Đào Hồng Nhung
Theo chàng trai trẻ, cung đường tới núi Mắt Thần dễ đi. Hai hướng di chuyển chính được lựa chọn nhiều nhất là đi từ trung tâm TP Cao Bằng qua đèo Mã Phục hoặc xuất phát từ suối Lê-nin (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng).
Trong đó, hướng đi qua đèo Mã Phục được du khách yêu thích hơn vì đây là một trong những con đèo nổi tiếng và đẹp nhất Cao Bằng.
"Gần tới đèo Mã Phục có một đoạn đường rất đẹp, cũng là điểm dừng chân hút khách check-in trước khi tới núi Mắt Thần", Huy nói thêm.
Cung đường gần đèo Mã Phục, hướng đi từ trung tâm TP Cao Bằng đến núi Mắt Thần. Ảnh: Hoàng Diệu Đế
Tới núi Mắt Thần, du khách có thể vui chơi trải nghiệm trong ngày theo hình thức tự túc hoặc đăng ký tour với một số lựa chọn như tour chuyên tuyến Cao Bằng với lịch trình 3 ngày 2 đêm, 2 ngày 1 đêm hoặc tour liên tuyến Hà Giang - Cao Bằng,...
Tại đây, nếu muốn nghỉ qua đêm, du khách nên mang theo lều chuyên dụng hoặc thuê lều dịch vụ từ một số cơ sở kinh doanh lưu trú gần đó với mức giá dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/đêm/người.
Khám phá Công viên địa chất non nước Cao Bằng Với sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử hình thành thế giới tự nhiên và cảnh quan địa chất, nhiều danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, sự đa dạng về văn hóa và tín ngưỡng, hành trình khám phá các tuyến du lịch nằm trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Non...