Các dấu hiệu cuộc hôn nhân đang gặp rắc rối
Có những điều rất nhỏ và tưởng chừng đơn giản mà bạn bỏ qua nhưng chúng lại là những dấu hiệu cảnh báo cuộc hôn nhân của bạn đang phát triển theo hướng tiêu cực.
Những điều nhỏ nhặt cũng có thể trở thành đề tài cho một cuộc tranh cãi quyết liệt
Ai cũng mơ ước có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, nhưng nó có thể tan vỡ chỉ vì những lý do rất ngớ ngẩn. Khi hôn nhân tan vỡ, người trong cuộc mới suy nghĩ lại và nhận ra đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo.
Sau đây là những cảnh báo cho thấy cuộc hôn nhân đang gặp rắc rối.
1. “Bới móc” quá khứ, sỉ nhục nhau bằng lời nói, làm giảm uy tín của “nửa kia”.
2. Tìm kiếm những lý do ngớ ngẩn để cãi cọ. Tránh mặt nhau, không còn muốn trở về nhà nữa. Ngay cả những lời than bình thường cũng khơi dậy một trận tranh cãi quyết liệt.
3. Bất cứ quyết định nào cũng không được cả hai thống nhất. Sự giải thích của bạn chẳng hợp lý đối với người ấy. Chỉ vì cái “tôi” luôn muốn rằng mình đúng.
4. Ghen tuông. Không tin chồng hoặc vợ mình.
Video đang HOT
5. Chồng hoặc vợ bạn không suy nghĩ gì cho ai khác ngoài bản thân. Bạn cảm thấy mình là người ngoài cuộc, bị bỏ rơi và không ai cần đến. Bạn không còn cảm thấy mình là một phần của gia đình. Không còn là “gia đình của chúng ta” mà là “gia đình của tôi”.
6. Một trong hai người ngoại tình. Lỗi này không thể tha thứ và có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân.
7. Cả hai không còn hứng thứ với tình dục.
8. Một trong hai người tránh chạm trán nhau. Bạn đã chán ngán đến tận cổ và không thể nào chờ đến khi mọi thứ bùng nổ.
9. Không giao tiếp dưới bất kỳ hình thức nào. Bạn quên hết những lời nhắn nhủ ướt át và những bó hoa tươi. Chồng hay vợ bạn chẳng thèm quan tâm bạn như thế nào, cho dù chỉ là bằng email hay tin nhắn. Hai người gần như hoàn toàn im lặng và chẳng có đề tài nào để trò chuyện.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Apple gặp rắc rối vì nhân viên phân biệt chủng tộc
Mặc dù nổi tiếng là công ty có chất lượng phục vụ khách hàng tốt hàng đầu thế giới, tuy nhiên Apple đang dính phải rắc rối phân biệt chủng tộc khi có thông tin cho rằng nhân viên tại cửa hàng Apple Store đã từ chối bán hàng cho khách hàng quốc tịch Iran.
Sự việc xảy ra tại một cửa hàng Apple Store ở thành phố Alpharetta (bang Georgia, Mỹ), khi nhân viên của cửa hàng đã từ chối bán iPhone và iPad với một khách hàng, chỉ vì họ cho biết sẽ gửi 1 trong các sản phẩm này cho bạn của mình đang sống tại Iran.
Sarah Sabet, một người Iran 19 tuổi và hiện đang là sinh viên của trường Đại học Georgia cho biết đây là một sự "phân biệt đối xử nghiêm trọng" và "gây ra tổn thương to lớn".
Sabet cho biết mình đã từng với một người bạn của mình đến cửa hàng Apple Store ở gần trường học để mua một vài thiết bị của Apple.
Có chăng chuyện chính sách của Apple từ chối bán hàng cho khách hàng Iran vì căng thẳng giữa nước này và Mỹ?
Sau khi nhân viên của Apple tại cửa hàng nghe thấy Sabet và bạn của cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Ba Tư (ngôn ngữ mà người Iran sử dụng), các nhân viên đã hỏi họ loại ngôn ngữ mà 2 người đang nói, rồi sau đó hỏi họ từ đâu đến và những thiết bị sau khi mua sẽ sử dụng làm gì.
Tuy nhiên khi Sabet cho biết một trong các thiết bị được dùng làm quà tặng gửi cho một người bạn của cô ở Iran, cửa hàng Apple Store đã từ chối bán sản phẩm cho Sabet.
"Khi tôi nói chúng tôi đến từ Iran", Sabet cho biết. "Họ lập tức từ chối bán sản phẩm cho tôi vì nói rằng Mỹ đang có quan hệ không tốt với Iran".
Sự việc sau đó đã được Sabet thuật lại với đài truyền hình WSB-TV. Khi một phóng viên của đài truyền hình này đến cửa hàng Apple Store để tìm hiểu sự việc thì quản lí tại cửa hàng cho biết cửa hàng không thể bán sản phẩm vì những giới hạn nghiêm ngặt về quan hệ thương mại Mỹ - Iran.
Theo chính sách xuất khẩu của Apple, "việc xuất khẩu, tái xuất khẩu, bán hay hoặc cấp các sản phẩm của Apple phải chịu sự quản lí nghiêm ngặt và được sự cho phép của chính phủ Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, Sabet không chấp nhận lời giải thích này của Apple Store và tin rằng đây là một hành động phân biệt chủng tộc.
"Chưa từng có một cửa hàng nào hỏi xem tôi đến từ đâu khi tôi mua hàng của họ", Sabet cho biết. "Tôi đã phải rời khỏi cửa hàng trong 2 dòng nước mắt".
Tuy nhiên, Sabet cho biết sau đó dường như cảm thấy ăn năn vì hành động của mình, các nhân viên của Apple đã gọi điện cho Sabet và gợi ý với cô có thể mua hàng thông qua trang web của Apple.
Sự việc của Sabet sau đó đã được Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo ghi nhận và tiến hành một cuộc điều tra xem có thực Apple Store đã từ chối bán hàng cho cô vì phân biệt đối xử hay không.
"Apple cần phải điều chỉnh chính sách để đảm bảo rằng các khách hàng không phải đối mặt với phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, sắc tộc hoặc nguồn gốc quốc gia", Nihad Award, Giám đốc Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo cho biết. "Nếu những hành động của các nhân viên của Apple phản ánh chính sách của công ty thì chính sách đó cần phải thay đổi và các nhân viên của hãng cần phải được đào tạo lại".
Hiện Apple chưa đưa ra bất kì lời bình luận nào về vụ việc.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên cửa hàng của Apple gặp rắc rối vì phân biệt chủng tộc. Hồi tháng 9 năm ngoái, 2 người đàn ông da màu đã cáo buộc cửa hàng Apple Store ở New York từ chối bán sản phẩm cho họ vì họ là người da đen. Trước đó, vào tháng 5/2010, một khách hàng đã cáo buộc các nhân viên Apple Store ở thành phố Orlando (bang Florida, Mỹ) đã từ chối bán sản phẩm cho người này vì anh ta đến từ Trung Quốc.
Theo vietbao
Cisse gặp rắc rối trước trận chiến quyết định với Man City Một ngày trước trận đấu sinh tử với Man City, tiền đạo Djibril Cisse của QPR đã cảnh sát hỏi thăm vì nghi có liên quan đến một vụ đánh nhau. Theo The Sun, một vụ ẩu đả đã diễn ra trong rạp chiếu phim và có liên quan trực tiếp tới Djibril Cisse. Cụ thể, trong khi mua vé xem phim, Cisse...